Bàn chân nổi gân tím là bệnh gì? 3 cách điều trị từ bác sĩ

Sự xuất hiện đột ngột của hiện tượng bàn chân nổi gân tím khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng không biết nguyên nhân từ đâu và có nguy hiểm không. Câu trả lời sẽ được Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh mạch An Viên sẽ chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bác sĩ hướng dẫn nhận biết bàn chân nổi gân tím “bất thường”

Thông thường các tĩnh mạch của cơ thể nằm dưới da và do được bao phủ, che chắn bởi lớp mỡ cùng lớp da nên mắt thường sẽ không thể nhìn thấy các tĩnh mạch này.

bàn chân nổi gân tím
Hiện tượng bàn chân nổi gân tím “bất thường”

Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó khiến cho tĩnh mạch bị chồi lên, nổi phì đại lên với màu xanh, tím đi kèm hiện tượng tê bì, đau nhức, châm chích, khó chịu…. Hiện tượng bàn chân nổi gân tím này được xem là sự bất thường ở tĩnh mạch.

Bàn chân nổi gân tím nguyên nhân là do bệnh suy giãn tĩnh mạch

Theo rất nhiều kết quả công bố và chứng minh cho thấy nguyên nhân lớn gây nên nổi gân xanh ở chân phần lớn đến từ căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Thông thường máu sẽ đi từ các chi, bao gồm cả chi dưới đi về tim. Tuy nhiên vì van tĩnh tĩnh mạch suy yếu sẽ khiến cho hoạt động đưa máu đi về tim gặp phải sự trục trặc. Máu thay vì đi lên tim lại bị ứ lại chân.

bàn chân nổi gân tím
Nổi mạch máu ở chân là bệnh gì?

Tình trạng này kéo dài gây tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch bị trương phình lên và chồi hẳn qua lớp da. Từ đó người bệnh không chỉ đối diện với hiện tượng bàn chân nổi gân tím chạy dọc khắp đùi, bắp chân, mắt cá chân mà còn phải đối diện thêm với các triệu chứng như:

  • Đau chân, tê chân
  • Căng tức phần bắp chân
  • Nặng chân, mỏi chân
  • Châm chích chân
  • Ngứa chân
  • Viêm loét

Tóm lại hiện tượng ứ đọng máu ở suy giãn tĩnh mạch chính là nguyên nhân chủ chốt gây nên tình trạng nổi mạch máu tím ở chân

Suy giãn tĩnh mạch cần được điều trị dứt điểm. Bởi nếu không về sau này bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm rình rập như: Hình thành khối máu đong, viêm loét, nhiễm trùng… 

bàn chân nổi gân tím
Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch với bàn chân nổi gân tím 

Chính vì vậy ngay khi xuất hiện hiện tượng bàn chân, bắp chân nổi gân tím bất thường bàn nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm tránh biến chứng xảy ra.

Xem thêm>>> Nổi gân xanh ở chân là bệnh gì?

Nguyên nhân gây nên bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bàn chân nổi gân tím. Các chuyên gia khuyến cáo rằng việc đứng nhiều, ngồi nhiều ít vận động…ở một số đối tượng nghề nghiệp như nhân viên văn phòng, giáo viên, lê tân… có nguy cơ bị bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch là rất cao, bởi máu không có hoạt động kích thích về tim…

Hay nói cách khác việc giữ lâu một tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ứ đọng máu ở một chỗ và gây suy giãn tĩnh mạch.

bàn chân nổi gân tím
Nguyên nhân gây nên bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch

Tình trạng tăng cân mất kiểm soát cùng thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ cũng là những nguyên nhân phổ biến gây nên bị nổi mạch máu đỏ dưới da chân hình thành. 

Trường hợp đối với đối tượng là phụ nữ, việc mang giày cao gót thường xuyên, thói quen mặc quần áo chật vắt chéo chân… sẽ cản trở sự lưu thông của máu làm  gia tăng áp lực lên chân nên nguy cơ  mắc suy giãn tĩnh mạch chân càng cao.

Thậm chí thói quen ngâm chân bằng nước nóng vô tội vạ của nhiều người cũng là nguyên nhân gây ra sự giãn nở. Sự tác động nhiệt sẽ dẫn đến mạch máu giãn nở, van tĩnh mạch không khép kín được càng bị hở thêm ra, khiến máu bị trào ngược nhiều hơn và tĩnh mạch cũng vì thế mà tăng dần kích thước.

Ngoài các nguyên nhân chủ quan thì cũng có một số nguyên nhân khách quan gây nên nổi mạch máu ở bàn chân như di truyền, do cơ thể quá gầy, do da quá mỏng, do các bệnh lý liên quan…

Cách điều trị bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch 

Can thiệp điều trị bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch thường được chỉ định điều trị bằng can thiệp tiêm xơ, laser hoặc keo sinh học. Mục đích của các phương pháp này là để cải thiện tuần máu bằng cách phá hủy chức năng tĩnh mạch suy giãn, để máu lưu thông sang tĩnh mạch khỏe khác. 

bàn chân nổi gân tím
Cách điều trị bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch

Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN

Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN là cách trị bàn chân nổi gân tím thông qua việc tiêm một chất gây xơ vào tĩnh mạch có dòng máu trào ngược. Việc này sẽ phá hủy tĩnh mạch bị suy giãn và dòng máu buộc phải đi qua tĩnh mạch mới.

Can thiệp Laser nội mạch EVLA

Can thiệp Laser nội mạch EVLA là cách trị bàn chân nổi gân tím nhờ nhiệt năng phát ra từ laser. Nhiệt năng với độ nóng cao sẽ làm phá hủy thành mạch vì thế mà máu không thể đi qua, chấm dứt hiện tượng máu lưu thông ngược dòng. 

Keo sinh học Venaseal Plus

Keo sinh học Venaseal Plus là cách trị suy giãn tĩnh mạch thông qua một chất keo y tế đặc biệt. Chất keo này một khi đi vào lòng tĩnh mạch sẽ làm lấp đầy và đóng băng hoạt động của tĩnh mạch hỏng. Phương pháp này trị được các mạch máu bị tổn thương nặng, nhiều biến chứng và có hiệu quả điều trị tốt.

bàn chân nổi gân tím
Hiệu quả tức thì sau khi can thiệp tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN trị bàn chân nổi gân tím

Một số vùng khác của cơ thể khi bị nổi gân xanh tím cần cảnh giác

Các chuyên gia cảnh báo rằng không chỉ có vùng chân là xuất hiện các tĩnh mạch bất thường mà còn rất nhiều các vùng khác trên cơ thể cũng có nguy cơ đối diện với tình trạng này. Chẳng hạn như vùng mặt, tay, bụng, ngực…

Nổi gân xanh tím ở mặt

Nổi gân xanh tím ở mặt là hiện tượng bất thường bạn cần chú ý vì các lý do sau:

  • Khi các tĩnh mạch sưng lên đi kèm các triệu chứng đau mắt, chóng mặt, nhức đầu thì có nguy cơ rất cao bạn sẽ bị đột quỵ.
  • Tăng huyết áp cao khi tĩnh mạch nổi bất thường ở vùng thái dương.
  • Xuất hiện tĩnh mạch ở trán có thể là do stress, căng thẳng kéo dài
  • Xuất hiện tĩnh mạch bất thường ở mũi có thể là do hệ tiêu hóa đang có vấn đề biểu hiện 
  • Tĩnh mạch xuất hiện vùng dưới má gây đau lưng, mệt mỏi, đau thắt lưng, đau đầu gối có thể là do bệnh phụ khoa.
bàn chân nổi gân tím
Ngoài bàn chân nổi gân tím thì còn có nổi gân xanh tím ở mặt khá phổ biến

Nổi gân xanh tím bất thường trên cổ

Khi bị nổi gân xanh bất thường trên cổ rất có khả năng tim hoặc phổi của bạn đang có vấn đề.  Tình trạng giãn tĩnh mạch ở cổ cực kỳ nguy hiểm báo động nhiều tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực đến sức khoẻ. Lúc này bạn cần phải chú ý đi khám để biết được nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. 

Nổi gân xanh ở bụng và ngực

Thông thường phụ nữ mang thai là đối tượng hay bị suy giãn tĩnh mạch ở vùng bụng và ngực. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi cộng hưởng với số lượng máu tăng đột ngột đã khiến tĩnh mạch phì đại lên. 

Nổi gân tím ở tay

Gân tím ở cổ tay cũng là trường hợp phổ biến không kém gì ở chân. Đây là trường hợp giãn tĩnh mạch tay hay xuất hiện ở người có cơ địa quá  gầy, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. 

bàn chân nổi gân tím
Một số vùng của cơ thể khi bị nổi gân xanh tím cần cảnh giác

Gân xanh nổi ở tay thường sẽ được chỉ định áp dụng tiêm xơ, cách này vừa có thể khắc phục vấn đề về thẩm mỹ vừa trị được triệu chứng đau nhức, tê bì hay gặp phải. 

Hành động để chủ động ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chân

Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh Mạch An Viên khuyến cáo: Chúng ta không nên chủ quan với  hiện tượng bàn chân nổi gân tím do suy giãn tĩnh mạch gây nên vì biến chứng từ căn bệnh này gây ra rất khôn lường. Thay vào đó hãy chủ động thiết lập các hành động để phòng ngừa căn bệnh này.

  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tránh việc cơ thể tăng cân quá nhanh
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu
  • Cần bỏ thói quen ngồi bắt chéo hai chân
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cần hợp lý thông qua việc ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Uống từ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
bàn chân nổi gân tím
Hành động để chủ động ngăn ngừa bàn chân nổi gân tím

Nếu công việc phải ngồi hoặc đứng lâu bạn nên cố gắng di chuyển sau 30 phút một lần bằng các hành động đơn giản giả, vươn vai, nhón chân, đi uống nước…

Lưu ý: Suy giãn tĩnh mạch chân rất dễ nhầm lẫn với bệnh xương khớp. Do vậy để tránh hậu quả đáng tiếc, người bệnh nên tầm soát và điều trị sớm.

Chỉ nhờ việc xét nghiệm Doppler từ bác sĩ chuyên khoa mới có thể kiểm tra lưu lượng máu, tốc độ di chuyển của dòng máu, phát hiện tĩnh mạch suy giãn, phát hiện huyết khối…

Thăm khám suy giãn tĩnh mạch MIỄN PHÍ tại An Viên

Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên là địa chỉ tiên phong trong chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch thông qua các thiết bị y tế hiện đại như siêu âm Doppler, thiết bị soi tĩnh mạch VeinViewer để đo áp lực chính xác trong  tĩnh mạch.

bàn chân nổi gân tím
An Viên là địa chỉ tiên phong trong chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch

Đội ngũ y bác sĩ tại An Viên đều là những chuyên gia, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu. Nhờ có kỹ năng và chuyên môn cao của bác sĩ mà bệnh nhân khi đến thăm khám tại An Viên sẽ được thăm khám tỉ mỉ, chính xác đạt hiệu quả cao.

100% các phương pháp can thiệp tại An Viên đều là các phương pháp ít xâm lấn, có khả năng hồi phục nhanh, không để lại sẹo, cho kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.

Hiện nay chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đang triển khai chương trình thăm khám MIỄN PHÍ trên toàn quốc. Điều này nhằm tạo cơ hội trong việc thăm khám được chủ động hơn và giúp người dân có cơ hội được phát hiện ra bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

bàn chân nổi gân tím
Bệnh nhân thăm khám bàn chân nổi gân tím tại An Viên

Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bàn chân nổi gân tím. Để được tư vấn thêm về bệnh lý và nhận sự thăm khám bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hãy liên hệ với An Viên qua hotline để được hỗ trợ.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN