Việc nhận biết dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay vô cùng quan trọng. Bởi phát hiện kịp thời các nguyên nhân bệnh lý sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Vậy các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tay như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Contents
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay: Những thông tin quan trọng

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của bệnh. Chia sẻ về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tay, TS.BS Nguyễn Ngọc Thành, đang công tác tại phòng khám An Viên cho biết:
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở các vị trí chân hoặc vùng hậu môn, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xảy ra trên tay.
Giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở tay bị suy giảm chức năng. Tiếp theo, chúng bị giãn ra với có kích thước bất thường, khiến quá trình đẩy máu về tim của tĩnh mạch bị giảm xuống. Nhận biết dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay bằng các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo sát dưới da cánh tay, phình mạch máu ở tay. Hơn nữa, chúng tập trung chủ yếu ở phần mu bàn tay và bắt đầu từ cổ tay trở xuống.
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay nhận biết như thế nào?

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay thường không biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, bệnh nhân khó phân biệt với các bệnh lý khác cũng như nhận biết dấu hiệu bệnh lý chậm hơn.
Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự khó chịu ở các vùng tĩnh mạch bị giãn vì nó bị căng tức.
Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn nghiêm trọng hơn, những mạch máu sẽ có dấu hiệu sưng to và có màu xanh sẽ phồng lên dưới da, đặc biệt là vị trí mu bàn tay.
Suy giãn tĩnh mạch tay có thể coi là nỗi ám ảnh của phụ nữ bởi chúng khiến bàn tay trở nên gân guốc, thô ráp và làm sụt giảm tính thẩm mỹ của chị em.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch tay

Xem thêm:
Sau khi biết được các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay, điều tiếp theo mà bệnh nhân quan tâm chính là tại sao lại xảy ra tình trạng này. Theo bác sĩ Thành, một số “thủ phạm” sau đây là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch tay
- Tuổi tác cao khiến quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch về tim khó khăn, thành tĩnh mạch cũng trở nên dày hơn và dễ xảy ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
- Nhiệt độ môi trường cao thúc đẩy sự bơm máu đến các mao mạch dưới da để làm mát cơ thể và nguy cơ giãn tĩnh mạch cũng theo đó mà tăng lên.
- Thường xuyên mang vác các vật nặng, đặc biệt là tập tay khiến các tĩnh mạch ở tay thường giãn to và nổi ngoằn ngoèo, thậm chí có khả năng bị giãn vĩnh viễn.
- Thói quen ngủ đè lên tay hoặc thường xuyên mặc áo bó sát tay.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, đặc biệt là chất xơ, vitamin C, vitamin E và nước không được bổ sung đầy đủ.
- Yếu tố di truyền. Mặc dù chưa có nghiên cứu khopa học nào công bố chính thức về vấn đề này nhưng có nhiêu báo cáo choi biết gen di truyền cũng góp phân fgaya suy giãn tĩnh mạch nói chung.
Các biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay

Suy giãn tĩnh mạch tay không chỉ là nỗi ám ảnh của phái đẹp mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.
- Vỡ tĩnh mạch dưới da.
- Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
Giống với biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông, các tĩnh mạch ẩn sâu dưới bề mặt da cũng có thể bị các cục máu đông cản trở. Tuy nhiên, các tĩnh mạch nông hay sau, các khối máu đông đều có thể đe dọa nguy hiểm như gây tai biến, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi khi di chuyển đến các cơ quan như não, phổi,… và gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng bất thường ơ rtay hoặc nghi ngờ mình có các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các phòng khám Chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay bằng công nghệ y khoa
Các chuyên gia y tế đầu ngành khuyên bệnh nhân nên điều trị suy giãn tĩnh mạch tay càng sớm càng tốt. Vừa bảo đảm thẩm mỹ lại vừa an toàn cho sức khỏe.
Dựa vào các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay nổi trên da mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất, và đa số các trường hợp điều trị đều là vì vấn đề thẩm mỹ.

Liệu pháp laser
Sử dụng nhiệt lượng tỏa ra từ các tia laser từ các thiết bị chuyên dụng để đốt bỏ phần tĩnh mạch bị bệnh là nguyên lý cốt lõi của phương pháp này. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, đốt laser tĩnh mạch tay sẽ gây ra nhiều đau đớn và tác dụng phụ.
90% bệnh nhân khi kết thúc liệu trình điều trị suy giãn tĩnh mạch tay bằng công nghệ Laser cho biết, họ không cảm nhận được đau đớn trong suốt quá trình bác sxi điều trị.
Sau khi điều trị bằng phương pháp đốt laser, các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay sẽ biến mất và trả về cho bệnh nhân đôi tay đẹp như ban đầu.
Phương pháp tiêm xơ cứng

Phương pháp điều trị bằng tiêm xơ giúp bệnh nhân triệt tiêu được dòng máu chảy ngược gây giãn thành tĩnh mạch bằng cách tiêm vào tĩnh mạch thuốc gây xơ hóa. Các tĩnh mạch do sự kích thích của thuốc mà dính lại với nhau. Do đó, các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay sẽ nhanh chóng biến mất.
Ưu điểm của thủ thuật tiêm xơ này chính là thời gian nhanh chóng cùng với giá thành tối ưu. Đồng thời, đây là một thủ thuật không xâm lấn và đảm bảo thẩm mỹ cho đôi tay của chị em.
Phương pháp Keo sinh học Venaseal

Phương pháp này là một trong những thành tựu của y học hiện đại về điều trị suy giãn tĩnh mạch. Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện khi các tĩnh mạch lớn bị giãn. Đây là phương pháp sử dụng công nghệ hiện đại cũng như tốn kém chi phí hơn so với các công nghệ khác.
Bác sĩ sẽ bơm một lượng keo sinh học vừa đủ vào tĩnh mạch bị giãn nhằm lấp đầy chúng. Dòng máu sẽ không thể lưu thông qua đây mà buộc phải chảy qua các tĩnh mạch bình thường khác. Từ đây các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay đã không còn xuất hiện nữa.
Trong trường hợp các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay đã tiến triển thành những biến chứng có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Đối với bệnh nhân đã xuất hiện các huyết khối, có thể uống thuốc giảm đau, chườm ấm hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các đơn thuốc chống đông máu.
Cách phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch tay

Sau khi đã biết được các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay, bệnh nhân nên kịp thời có các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Dưới đây là các biện pháp ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tay hiệu quả do các chuyên gia đề xuất:
- Tập thể dục với tần suất đều đặn, thực hiện luyện tập toàn thân. Các bài thể dục bạn có thể tham khảo như bài tập vẫy tay hay một số động tác Yoga.
- Điều chỉnh các thói quen sinh hoạt thường ngày như không ngủ đè lên tay, không mặc quần áo bó sát,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất.
- Có thể sử dụng vớ y khoa để tạo ra lực co bóp .
- Thoa kem bôi suy giãn tĩnh mạch để hỗ trợ tăng sức bền cho thành mạch nằm gần da và quá trình điều trị hiệu quả hơn.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để nhận biết bệnh nếu mắc phải.

An Viên là một trong những phòng khám chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay. Đến với An Viên, bệnh nhân không chỉ được điều trị hoàn toàn các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay mà còn được hưởng nhiều ưu đãi khác. Vì vậy, hãy nhanh chóng đến với phòng khám để lấy lại sự tự tin và đẩy lùi căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch tay không phải là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan và phải đề phòng với những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Trên đây là các thông tin về dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay. Nếu có câu hỏi gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ với An Viên theo số hotline 092.462.5678 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
TIÊM XƠ TĨNH MẠCH TAY AN VIÊN – KHẮC TINH CỦA GÂN XANH Ở TAY