Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Chuột rút bắp chân khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường của sức khỏe cần được chú ý can thiệp sớm. Lúc này, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp và đúng đắn nhất.
Bài viết được tham vấn thông tin bởi Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên
Contents
- 1 Triệu chứng chuột rút bắp chân
- 2 Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?
- 2.1 Bệnh suy giãn tĩnh mạch
- 2.2 Bệnh tiểu đường
- 2.3 Bệnh động mạch ngoại biên
- 2.4 Bệnh loãng xương
- 2.5 Bệnh thận gây nên chuột rút bắp chân
- 2.6 Bệnh đau cơ xơ gây nên chuột rút
- 2.7 Các nguyên nhân khác gây nên chuột rút bắp chân
- 2.8 Cơ thể không được bổ sung đủ nước gây nên chuột rút
- 2.9 Giữ cơ thể trong một tư thế lâu
- 2.10 Tuần hoàn máu kém
- 3 Giải pháp khắc phục chuột rút bắp chân về đêm
- 4 Phòng ngừa sự xuất hiện chuột rút về đêm
Triệu chứng chuột rút bắp chân
Chuột rút bắp chân là triệu chứng xuất hiện những cơn co thắt mạnh ở vùng bắp chân.Cơn đau có thể lan sang các vùng khác như bàn chân, ngón chân… Các cơn chuột rút này thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến hơn một phút, tùy thể trạng của người bị.

Nếu quan sát bằng mắt thường, bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được khối cơ vùng bắp chân trở thành những khối căng cứng ngay dưới lớp da khi bị chuột rút bắp chân.
Hiện tượng chuột rút về đêm khá phổ biến, bởi theo thống kê được đăng trên tạp chí Mỹ cho biết, có đến 65% người trưởng thành và 8% trẻ em phải đối diện với tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ. Thậm chí, nhiều điều trường hợp còn thường xuyên và bị nhiều lần trong một đêm.

Chuột rút không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh gián đoạn giấc ngủ nhiều lần, làm sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.
Cần phân biệt tình trạng chuột rút khi ngủ thông thường với chuột rút do bệnh lý gây nên để có phương hướng can thiệp phù hợp trước khi bện diễn biến phức tạp hơn.
Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?
Để xác định chính xác nguyên nhân gây nên chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa để được điều trị sớm.

Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ được đến từ các bệnh lý sau.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh đầu tiên trả lời cho câu hỏi tại sao bị chuột rút bắp chân. Theo kết quả thống kê cho thấy, có đến trên 70% số người mắc suy tĩnh mạch đều bị chuột rút về đêm.
Suy giãn tĩnh mạch hình thành nên do sự ứ trệ dòng máu trong chính lòng tĩnh mạch, làm tăng số lượng các chất chuyển hóa tại cơ bắp, gây nên hiện tượng thiếu oxy, khiến cho cơ dễ bị kích thích hình thành nên co cơ.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây chuột rút bắp chân khi ngủ dậy, người bệnh nên thăm khám sớm. Bên cạnh đó người bệnh nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không đứng quá lâu ngồi lâu một tư thế, không mang vác nặng, không mặc quần áo chật, uống nước đầy đủ… Để phòng tránh và hạn chế sự xuất hiện của các cơn chuột rút.
Xem thêm>>> Bị chuột rút bắp chân thiếu chất gì?
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là câu trả lời thứ 2 cho câu hỏi tại sao bị chuột rút bắp chân. Đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho hoạt động co giãn của hệ thống cơ và điều chỉnh quá trình trao đổi điện giải trong các tế bào cơ.

Khi nồng độ đường trong máu không ổn định cũng chính là nguyên nhân chính gây ra các cơn co thắt đột ngột.
Bệnh động mạch ngoại biên
Chuột rút về đêm có thể là dấu hiệu báo động của bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh lý làm hoạt động mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay bị thu hẹp. Trong đó chân là bộ phận đầu tiên dễ bị ảnh hưởng lớn nhất.

Bệnh động mạch ngoại biên khiến cho lưu lượng của máu bị suy giảm, không đủ để dẫn tới cơ. Từ đó hình thành nên các cơn chuột rút ở chân. Tình trạng này có thể biến mất sau vài phút nghỉ ngơi nhưng cảm giác tê bì chân vẫn kéo dài sau đó.
Bệnh loãng xương
Loãng xương là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Đặc trưng của bệnh loãng xương là tình trạng giảm lượng canxi mạnh trong xương. Bệnh này thường nhắm đến đối tượng là người lớn tuổi.

Khi cơ thể không được đáp ứng lượng oxy và dưỡng chất cần thiết sẽ gây ra các triệu chứng chuột rút, tê bì tay chân liên tục. Chúng không chỉ xuất hiện về đêm mà ngay cả ban ngày.
Bệnh thận gây nên chuột rút bắp chân
Người bị bệnh thận sẽ thường xuyên bị co cứng cơ, đặc biệt ở chi dưới. Chuột rút được xem là một trong những biến chứng điển hình nhất khi chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này khi chạy thận nhân tạo là do đâu.

Tuy nhiên những yếu tố do bệnh thận gây nên như tụt huyết áp, mất cân bằng điện giải, tăng cân,… Chúng là nguyên nhân có thể gây ra chuột rút.
Bệnh đau cơ xơ gây nên chuột rút
Một trong những nguyên nhân gây nên chuột rút bắp chân đó là tình trạng hệ thống thần kinh ngoại biên bị kích thích quá mức. Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Hoa Kỳ cho biết, sự thay đổi của thần kinh ngoại biên có mối quan hệ mật thiết để gây nên sự xuất hiện của các cơn co giật đột ngột.

Nguyên nhân hàng đầu được xác nhận là do các hoạt động như đứng, ngồi lâu khi làm việc hoặc tập thể chất trong thời gian dài, khiến cho rễ thần kinh và mạch máu bị chịu áp lực cho sự chèn ép.
Các nguyên nhân khác gây nên chuột rút bắp chân
Ngoài việc chuột rút bắp chân do bệnh lý gây nên thì các nguyên nhân dưới đây cùng chiếm đến 40% gây nên chuột rút bắp chân mà cơ thể phải đối diện.
Cơ thể không được bổ sung đủ nước gây nên chuột rút
Cơ thể bị mất nước sẽ làm mất cân bằng chất điện giải, điều này sẽ là yếu tố gây nên các cơn chuột rút bắp chân xuất hiện rất cao.

Các chất điện giải bị thiếu hụt sẽ khiến cho các dây thần kinh bị giảm khả năng nhạy bén và gây nên cơn đau co rút cơ bắp chân đột ngột. Do vậy để tránh tình trạng này, bạn nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 2l nước mỗi ngày.
Giữ cơ thể trong một tư thế lâu
Duy trì cơ thể trong một tư thế lâu sẽ khiến cơ bị căng cứng và khi bạn đứng dậy đột ngột hay di chuyển đột ngột. Các cơ sẽ không có sự chuẩn bị nên không kịp thích ứng. Và cũng chính điều này là nguyên nhân gây ra những cơn đau không mong muốn.

Để hạn chế chuột rút bắp chân xảy do do việc đúng ngồi lâu. Bạn nên thường xuyên thay đổi tư thể và xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân thường xuyên để phòng ngừa chuột rút.
Tuần hoàn máu kém
Lượng máu đến bắp chân không đủ chính là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân. Các cơn đau diễn ra đột ngột và thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này đó là kích thích máu di chuyển thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng.
Giải pháp khắc phục chuột rút bắp chân về đêm
Chuột rút về đêm ban đầu không quá nguy hiểm tới người bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên rất nhiều vấn đề phiền toái tới tâm lý, sức khỏe và sự đau đớn cho người bệnh. Để tạm thời khắc phục tình trạng này, các bác sĩ tại An Viên chia sẻ tới bạn một số cách sau:
- Kéo căng: Uốn cong chân và kéo chân ngược về phía bụng. Có thể dựa vào tường hoặc ngồi xuống để giữ thăng bằng. Đứng trong khoảng từ 20 – 30 giây.

- Xoa bóp: Xoa bóp tại vùng chân bị chuột rút để giảm căng cơ. Thao tác nhẹ nhàng để làm ấm vùng da sẽ giảm thiểu đáng kể sự khó chịu của cơn đau.
- Làm ấm: Dùng một miếng đệm nóng hay chai nước nóng áp vào chân hoặc cũng có thể sưởi chân. Cách này giúp cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp hiệu quả.

- Uốn cong ngón chân: Nắm bàn chân và kéo căng hết cỡ. Cách làm đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút đáng kể.
Phòng ngừa sự xuất hiện chuột rút về đêm
Để phòng ngừa nguy cơ phải đối diện với các cơn chuột rút xuất hiện về đêm, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đủ 8h một ngày
- Hạn chế việc mang vác nặng quá nhiều, hạn chế lao động quá sức
- Không cố định để cơ thể duy trì 1 tư thế quá lâu

- Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như đi bộ, yoga, đạp xe…
- Không sử dụng các bộ môn cần đến sự vận động mạnh của cơ bắp
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh cho cơ thể nói chung. Ví dụ như sữa, cá trái cây, rau xanh,…
- Thiết lập kế hoạch giảm cân nếu đang gặp vấn đề về cân nặng
- Cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời tránh uống rượu bia cùng các chất kích thích khác.
anĐi thăm khám là cách duy nhất để khắc phục chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì
Lưu ý: Những cách khắc phục nói trên chỉ có tác dụng giảm đau với trường hợp chuột rút xuất hiện đột ngột. Hơn nữa, với bệnh nhân bị chuột rút xuất phát từ bệnh lý thì các phương pháp nêu trên gần như không có tác dụng.
Lúc này, người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ có chuyên khoa, địa chỉ thăm khám có thiết bị chẩn đoán hiện đại. Để đưa ra kết quả chính xác nhất trong việc phát hiện và điều trị.
Trên đây là chia sẻ về chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì? Hãy gọi đến số hotline 092.462.5678 để các chuyên gia tại An Viên hỗ trợ bạn cụ thể hơn.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Cơ sở chuyên khoa về trị giãn tĩnh mạch lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam ]
? Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
? Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
? Hotline: 1800.0086 – 093.208.2288