Suy giãn tĩnh mạch là gì? Cách phòng ngừa “Dứt Điểm”?

Suy giãn tĩnh mạch là căn mới bệnh thời hiện đại. Những năm gần đây con số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tăng đến “chóng mặt” buộc chúng ta phải lên tiếng cảnh giác.

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mới của xã hội hiện nay. Bởi nếu trước đây căn bệnh này chỉ “nhắm” đến đối tượng là những người cao tuổi thì hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng “nhắm” đến cả những người trẻ tuổi.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, trong những năm gần đây con số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch tăng đến “chóng mặt”. Chính vì vậy việc đầu tư và trang bị các kiến thức trong nhận biết và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người.

suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch – bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?

Contents

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch khiến cho chức năng của các tĩnh mạch bị suy yếu và giãn ra. Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia giải thích như sau:

Các tĩnh mạch có trọng trách đưa máu từ các chi đi lên tim sẽ phải qua “van tĩnh mạch”. Dòng máu khi chảy qua van, van sẽ lập tức đóng lại. Để ngăn không cho dòng máu bị trào ngược lại chân.

suy giãn tĩnh mạch
Hình ảnh biểu thị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng có nhiều biến chứng

Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà hệ thống van bị hỏng, khiến dòng máu đi qua bị chảy ngược xuống chân. Quá trình này lâu ngày không được khắc phục, làm cho số lượng máu bị ứ lại ở chân ngày một càng nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tĩnh mạch bị giãn to ra.

Tình trạng này nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là biến chứng thuyên tắc động mạch phổi.

Nhận biết triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch cũng giống như những căn bệnh khác, chúng cũng có những nguyên nhân, những dấu hiệu, những triệu chứng nhận biết riêng. Việc nắm nắm rõ dấu hiệu nhận biết về suy giãn tĩnh mạch là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và chữa suy giãn tĩnh mạch.

suy giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch
  • Chân nặng: Khi bị suy giãn tĩnh mạch, chân sẽ có cảm giác nặng nề, cảm giác này thường xuất hiện ngay sau khi bạn ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu. Triệu chứng này thường sẽ xảy ra vào buổi chiều tối và giảm nhẹ hơn sau khi ngủ dậy
  • Mỏi chân: Mỏi chân là tình trạng rất phổ biến, tùy từng cấp độ sẽ có một biểu hiện khác nhau
  • Đau chân: Người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc từ hai bắp chân trở xuống bàn chân
  • Tê bì ngoài da: Tê bì ngoài da, hay như kiến bò ngoài da là triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ngay giai đoạn đầu của bệnh
  • Chuột rút: Sự co bóp ở cẳng chân gây nên hiệu ứng co rút, chuột rút hay xuất hiện vào ban đêm.
  • Phù chân: Phù chân thường thấy ở vùng mắt cá trong hoặc cả bàn chân.
  • Tĩnh mạch bị giãn: Các mạch máu bé li ti xuất hiện trên bề mặt da như mạng nhện hoặc hình thành các khối tĩnh mạch ở lớp dưới da.
  • Loét chân: Loét chân là giai đoạn biến chứng. Các tĩnh mạch nông giãn to, tạo huyết khối trong lòng kèm loét hoặc nhiễm trùng.

Phân loại suy giãn tĩnh mạch theo CEAP

Theo nghiên cứu của Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Suy giãn tĩnh mạch hiện nay có 6 cấp độ, mỗi cấp độ lại có những biểu hiện và  triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân khác nhau. Cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chính là “căn cứ” để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh lý riêng.

suy giãn tĩnh mạch
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch
  • Cấp độ 0: Giai đoạn này bệnh chưa có bất kể biểu hiện nào rõ ràng nào, người bệnh cần nhờ đến y khoa mới có thể xác định được.
  • Độ 1: Xuất hiện các mao mạch bị giãn hoặc các lưới tĩnh mạch giãn với đường kính < 3mm.
  • Độ 2: Các tĩnh mạch bị giãn với đường kính > 3mm. Có thể quan sát bằng mắt thường
  • Độ 3: Chi dưới bị phù nhưng chưa có nhiều biến đổi trên da.
  • Độ 4: Chân bị rối loạn dưỡng da gây nên biến đổi sắc tố da, xơ vữa gia, tràm tĩnh mạch,…
  • Độ 5: Da bị biến đổi sắc tố và kèm các vết loét biến đổi sắc tố da kèm vết loét đã lành.
  • Độ 6: Da tiếp tục bị biến đổi sắc tố nặng hơn kèm các vết loét tiến triển rộng, không lành.
suy giãn tĩnh mạch
Hình ảnh trực tiếp từ bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đến thăm khám tại An Viên

Hình ảnh bệnh nhân  bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 4. Quan sát hình ảnh có thể thấy trên chân bệnh nhân xuất hiện các đường tĩnh mạch dài màu xanh có kích thước lớn nổi ngoằn ngoèo trên da.

Da cũng đang dần bị biến đổi sắc tố trở lên sẫm hơn màu da bình thường. Các vết chàm trên da thể hiện rất rõ ở khu vực bàn chân và vùng mắt cá chân.

Bệnh nhân sau khi trải qua quá trình thăm khám lâm sàng và chuyên sâu bằng Doppler, bác sĩ sẽ tổng hợp lại qua sơ đồ bệnh án bao gồm cả chữ và hình ảnh. Nhìn vào đây bệnh nhân có thể hiểu cặn kẽ về nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh mà bản thân đang đối điện qua lời của bác sĩ.

Có nên chấp nhận sống chung với suy giãn tĩnh mạch thể nhẹ?

Chấp nhận sống chung với suy giãn tĩnh mạch thể nhẹ là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Trên thực tế việc bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch C0 – C1 hoàn toàn có thể điều trị tại nhà mà không cần can thiệp bởi các kỹ thuật y khoa.

suy giãn tĩnh mạch
Có nên điều trị suy giãn tĩnh mạch nhẹ

Tuy nhiên, việc người bệnh được điều trị tại nhà phải là do bác sĩ quyết định sau khi trải qua quá trình thăm khám. Người bệnh không thể tự ý chẩn đoán và điều trị cho chính bản thân mình khi không có sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. 

Suy giãn tĩnh mạch sẽ không thể được điều trị dứt điểm nếu không can thiệp bằng công nghệ y khoa. Tuy nhiên việc bệnh nhân bị cấp độ nhẹ có thể ngăn ngừa bệnh ngừng phát triển bằng cách sinh hoạt và áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt và điều này phải luôn được duy trì đến hết cả cuộc đời. 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Theo Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Hiện đang nghiên cứu và điều trị suy giãn tĩnh mạch – Tại Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên cho biết: Hiện nay chưa có có một nguyên cứu vào khẳng định việc tác động làm van tĩnh mạch bị hỏng là do nguyên nhân nào và đến từ đâu.

Tuy nhiên một số nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch phần lớn đến từ thói quen sinh hoạt xấu của con người. Cụ thể như sau:

suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch

Do tuổi tác dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

Theo thông tin mới nhất của Báo Sức Khỏe & Đời Sống chia sẻ: Suy giãn tĩnh mạch thường rất phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bước sang tuổi 60, tỉ lệ được chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp đôi so với người độ tuổi 40 trở xuống.

Bởi khi cơ thể về già thì các tĩnh mạch cùng các cơ quan khác của cơ thể dần đã mất đi sự đàn hồi và nhạy bén vốn có. Các van tĩnh mạch cũng trở lên dần yếu hơn. Chính do 2 nguyên nhân này đã gây ra hiện tượng “trào ngược dòng máu”. Máu thay vì chảy về tim lại bị ứ đọng tại một vùng trên cơ thể.

suy giãn tĩnh mạch
Người già là đối tượng mắc suy giãn tĩnh mạch rất cao

Suy giãn tĩnh mạch ở mang thai

Trong quá trình mẹ mang thai, người mẹ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn gia tăng đột ngột từ thể tích máu cung cấp để nuôi dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó khi thai phát triển lớn, sẽ chèn ép trực tiếp vào tĩnh mạch vùng chậu. Gây khó khăn và cản trở cho máu đi từ chân chảy lên tim.

Gen di truyền suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng 

Khi gia đình đã có người bị suy giãn tĩnh mạch thì khả năng người thân mắc suy giãn tĩnh mạch lên đến 50%. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ lên đến 80% khi cả cha và mẹ đều có tiền sử bệnh giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch ở người béo phì

Béo phì, thừa cân đều là những nguy cơ kéo theo nhiều căn bệnh, điển hình là suy giãn tĩnh mạch. Béo phì làm tăng thể tích máu trong hệ thống tuần hoàn. Quá trình này làm tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân. Khiến chúng trở lên to và dày đặc hơn.

Trường hợp suy giãn tĩnh mạch do thừa cân, người bệnh nên tìm sự giúp đỡ đến từ những phương pháp giảm cân như chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ, tập thể dục…

suy giãn tĩnh mạch
Nữ giới có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới

Giới tính dễ bị suy giãn tĩnh mạch nhất

Trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch của nam là 20% trong khi đó nữ giới chiếm đến 40%. Tỉ lệ mắc giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao hơn nam giới là bởi do các thói quen như đi giày cao gót, mác quần áo quá chật, quá trình mang thai, sự biến đổi hormone trong giai đoạn mãn kinh…

Suy giãn tĩnh mạch là người ít vận động

Ít vận động ở đây có thể liệt kê đến 2 nguyên nhân. Nguyên nhân đầu là do cơ thể lười vận động, nguyên nhân thứ 2 là do đặc thù nghề nghiệp khiến bị hạn chế tối đa trong việc chuyển động cơ thể.

Các nghề nghiệp như nhân viên văn phòng, công nhân may, bảo vệ, giáo viên, lễ tân,… Chiếm đến 40% các trường hợp suy giãn tĩnh mạch. Khi cơ thể phải đứng và duy trì một tư thế đứng quá lâu trong nhiều giờ sẽ làm cho cơ bắp yếu đi và máu bị tích tụ lại gây nên suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Giá trị của siêu âm trong cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu

Siêu âm mạch máu chi dưới hay còn gọi là siêu âm Doppler là bước làm cực kỳ quan trọng và rất cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu.

suy giãn tĩnh mạch
Giá trị của siêu âm Doppler trong suy giãn tĩnh mạch

Qua hệ thống máy siêu âm hiểu thị trực tiếp trên màn hình sẽ giúp cho việc quan sát thành mạch, các hoạt động của van tĩnh mạch, đường đi của máu, dung tích, kích thước của tĩnh mạch,… cụ thể ra sao. Để từ đó xác định được nguyên nhân giãn tĩnh mạch và cách điều trị phù hợp.

Có thể nói giá trị của siêu âm chính là kim chỉ nam trong việc xác định cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện đơn giản, hiệu quả cao nên thường là chỉ định đầu tay với các bác sĩ khi chẩn đoán bệnh lý mạch máu ở chi dưới.

Cách phòng ngừa sự xuất hiện của triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Như đã chia sẻ ở phần trên thì nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân được xuất phát từ thói quen và sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Do vậy việc thay đổi lối sống và cách sinh hoạt chính là “định hướng vàng” duy nhất giúp cho người bệnh có thể phòng ngừa được sự xuất hiện của suy giãn tĩnh mạch.

Nguồn: Vinmec

suy giãn tĩnh mạch
9 lời khuyên trong phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch qua việc tạo dựng thói quen lành mạnh

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý
  • Ngồi đúng chuẩn tư thế và tránh duy trì một tư thế đứng ngồi quá lâu
  • Tập thể thao thường xuyên
  • Hạn chế việc đi giày cao gót
  • Nâng cao chân khi ngủ khoảng 15cm
  • Đeo tất y khoa để giảm sự khó chịu và để kích thích sự lưu thông cho máu
  • Sử dụng các bài tập tại chỗ nếu công việc của bạn hạn chế việc di chuyển
  • Khi đi máy bay hay xe dài ngày nên liên tục co duỗi chân để tránh máu bị ứ đọng gây tê chân

Chế độ ăn uống dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Người bị suy giãn tĩnh mạch cũng phải tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho sự đàn hồi của tĩnh mạch, điển hình như:

suy giãn tĩnh mạch
Chế độ ăn uống cho người suy giãn tĩnh mạch

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ cho người suy giãn tĩnh mạch:

Chất xơ chính là một nhân tố vàng giúp cơ thể tránh xa việc bị táo bón. Bởi nếu kho cơ thể bị táo bón thì phần cơ bụng và cơ chân sẽ liên tục phải hoạt động mạnh tạo áp lực lên các tĩnh mạch khiến chúng dễ bị suy giãn. 

Các chuyên gia đã khuyến cáo bổ sung 30g chất xơ mỗi ngày sẽ giúp không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực. Mà còn giảm táo bón và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch gây nên.

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Rau xanh và ngũ cốc: Rau cải bắp, cải chip, súp lơ, măng tây, quả hạch, cải xoăn, rau cải xoong,…
  • Các loại trái cây: Đu đủ, lê, chuối, táo, quýt, cam, bơ, hồng giòn, đào…

Bổ sung thực phẩm chứa flavonoid cho người suy giãn tĩnh mạch:

Thực phẩm có chứa hợp chất flavonoid không chỉ có công dụng vàng trong việc tăng đàn hồi, sự dẻo dai cho thành tĩnh mạch mà còn giảm bớt áp lực cho động mạnh. Đồng thời tăng cường bảo vệ chức năng gan, giải độc, hỗ trợ việc lưu thông máu được trôi chảy… 

suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Có thể bổ sung hợp chất flavonoid cho cơ thể qua các loại thực phẩm quen thuộc như cam quýt, táo, trà xanh, bông cải xanh, rau bira, hành tây, cacao, cây dẻ ngựa,…

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E và kali cho người suy giãn tĩnh mạch:

Thực phẩm giàu vitamin C, E và kali đều là những thực phẩm cực kỳ tốt đối với người suy giãn tĩnh mạch. Vitamin C vốn có tác dụng thần kỳ trong việc sản sinh có collagen và elastin. Đây đều là 2 hoạt chất quan trọng trong nhiệm vụ làm bền vững và tăng cường sự đàn hồi của thành mạch.

Trong khi đó Vitamin E lại hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn ngừa các cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch. Còn kali đóng vai trò trong việc lưu giữ nước giúp cải thiện triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây nên.

suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Những thực phẩm giàu vitamin C,E, kali đó là:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ổi, ớt chuông, đu đủ, rau cải, cam, quýt, bưởi, dâu tây,…;
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, rau bina, hạt dẻ, đu đủ củ cải, quả bơ, dầu thực vật,…;
  • Thực phẩm giàu kali: Khoai tây, hạnh nhân, đậu lăng, cá ngừ, các loại rau,…

Bài tập thể dục dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Sử dụng các bài tập trong suy giãn tĩnh mạch có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây An Viên sẽ chia sẻ đến bạn 3 bài tập thể dụng có hiệu quả cực trong điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Nâng cẳng chân:

Bài tập này được thực hiện với tư thế ngồi trên ghế. Bạn để hai bàn chân đặt lên sàn nhà sau đó nâng một chân lên đưa về trước rồi để chân lại vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân còn lại. Mỗi động tác thực hiện 10 lần.

Đây là bài tập đơn giản khá thích hợp với những người có tính chất công việc hạn chế khả năng di chuyển, nhất là dân văn phòng. Thực hiện động tác này mỗi ngày và liên tục trong 30 ngày bạn sẽ thấy đôi chân giảm thiểu hẳn cảm giác khó chịu, tê bì do ngồi lâu.

suy giãn tĩnh mạch
Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch

Gấp và duỗi khớp cổ chân:

Đặt người ngồi lên ghế sau đó nâng chân trái lên cao rồi hạ xuống chú ý không để chân chạm sàn nhà. Sau đó gấp và duỗi khớp cố chân xuống hết mức tối đa. Thực hiện động tác này 15 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại. Mỗi ngày chia đều thời gian ra tập từ 3-4 lần. 

Nhón gót chân:

Nhón gót chân là bài tập quen thuộc đối với nhiều người. Động tác này được thực hiện đơn giản như sau. Đặt chân xuống sàn nhà sau đó hạ đầu ngón chân xuống và nâng cao cổ chân lên hết cỡ. Lặp đi lặp lại động tác này 15 lần. Mỗi ngày tập đến 4 lần bạn sẽ thấy hiệu quả tích cực. 

Tham khảo ngay:

Chữa suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

Hiện nay có 2 biện pháp dùng để chữa suy giãn tĩnh mạch đó là điều trị bằng nội khoa và điều trị bằng ngoại khoa.

Can thiệp bằng nội khoa suy van tĩnh mạch

Can thiệp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng nội khoa là sử dụng thuốc để điều trị và dùng vớ y khoa để thúc đẩy dòng chảy tích cực của máu.

Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

Điều trị bằng nội khoa là sử dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng giãn tĩnh mạch. Các biện pháp đó có thể kể đến như dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, áp dụng các cách trị tĩnh mạch chân tại nhà, dùng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch…

suy giãn tĩnh mạch
Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch – Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Tuy nhiên nhược điểm của các phương pháp này là chỉ được chỉ định điều trị với các trường hợp bệnh nhẹ và không có tác dụng trị dứt điểm bệnh.

Ngoài ra, với việc tự ý sử dụng các cách trị tĩnh mạch chân tại nhà, dùng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch, dùng thuốc trị suy giãn tĩnh mạch, khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ là một điều cực kỳ nguy hiểm. Bởi điều này là không có cơ sở nên có khả năng rất cao bệnh sẽ trở nặng thêm gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đeo vớ chống suy giãn tĩnh mạch

Ngoài việc sử dụng thuốc thì đeo vớ chống suy giãn tĩnh mạch cũng được xem là biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nội khoa và áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ. 

suy giãn tĩnh mạch
Đeo vớ chống suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa là một loại vớ có hình dạng giống với bình thường nhưng lại có cấu tạo vô cùng đặc biệt. Khi đeo vớ y khoa sẽ tạo nên một áp lực dọc từ bàn chân lên đến đùi.  

Lực này sẽ giúp bó chặt các tĩnh mạch bị giãn lại với nhau đồng thời tạo ra một lực ép mới giúp đưa máu lưu thông về tim được tốt hơn. Từ đó giảm tiểu các triệu chứng sưng nề, tê bì, đau nhức… mà suy giãn tĩnh mạch gây nên. 

Chính vì nguyên lý này mà vớ y khoa hiện nay được sử dụng khá nhiều trong việc phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ. Bệnh nhân sau khi điều trị cũng thường được bác sĩ chỉ định dùng vớ y khoa để quá trình lành bệnh được nhanh hơn.

suy giãn tĩnh mạch

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng công nghệ y khoa

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng công nghệ y khoa

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng công nghệ y khoa được xem là giải pháp vàng hàng đầu trong chữa suy giãn tĩnh mạch. Điều trị bằng công nghệ y khoa có thể khắc phục được toàn bộ nhược điểm của các phương pháp nội khoa.

Chẳng hạn như điều trị được dứt điểm, đảm bảo tính an toàn cao. Các phương pháp này cũng được nghiên cứu và thực hiện với các bác sĩ có chuyên khoa và đã được các nước phát triển hàng đền trên thế giới áp dụng từ rất nhiều năm nay cho thấy nhiều hiệu quả vô cùng tích cực.

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng tiêm xơ tĩnh mạch

Tiêm xơ tĩnh mạch là cách chữa suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được chỉ định áp dụng với các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch dạng mao mạch mạng nhện, các búi tĩnh mạch dưới da…

suy giãn tĩnh mạch
Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng tiêm xơ

Tiêm xơ tĩnh mạch được tiến hành bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng một dung dịch thuốc gây xơ. Dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm bác sĩ sẽ xác định được chính xác tĩnh mạch bị suy giãn. Chất xơ sau khi đi vào lòng của tĩnh mạch sẽ lập tức gây nên phản ứng “xơ hoá” và niêm mạc mạch máu dẫn đến lòng tĩnh mạch bị tắc.

Điều này nhằm buộc máu phải chuyển sang tĩnh mạch khỏe khác. Chính thức chấm dứt tình trạng máu bị ứ đọng cùng các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân gây nên cho cơ thể.

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng laser

Nguyên tắc của phương pháp điều trị bằng laser đó chính là phá huỷ toàn bộ nội mạc của tĩnh mạch. Quá trình thực hiện thủ thuật được tiến hành như sau. Dưới một ống thông rất nhỏ có kích thước mỏng như cọng mì được luồn vào tĩnh mạch bị thương tổn.

suy giãn tĩnh mạch
Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng laser

Năng lượng phát ra từ laser sẽ được áp vào mặt trong của tĩnh mạch này và nhiệt lượng sẽ khiến các tĩnh mạch lập tức bị co rút lại. Và thay vào đó các tĩnh mạch khác sẽ tiếp tục đảm nhận việc lưu lượng máu bình thường tại ở chân.

Điều trị bằng laser là một thủ thuật có giá trị làm thay đổi cuộc sống cho các bệnh nhân bị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Sử dụng laser trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ khiến bệnh suy tĩnh mạch  trở thành vấn đề của quá khứ

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học Venaseal

Keo sinh học VenaSeal là phương pháp điều trị đặc biệt dành cho các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng có nhiều biến chứng phức tạp. Đây là một loại keo y tế chuyên dụng được nghiên cứu và chỉ định dùng riêng khi điều trị suy giãn tĩnh mạch.

suy giãn tĩnh mạch
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học VenaSeal

Dưới sự hỗ trợ của bộ dụng cụ y tế được khử trùng vô khuẩn chuyên dụng, chất keo này sẽ xâm nhập trực tiếp vào tĩnh mạch có dấu hiệu bất thường và niêm phong chúng. Tĩnh mạch sẽ bị chuyển sang trạng thái “đóng băng” và máu không thể di chuyển qua mà phải định vị lại sau đó lưu thông tại vùng tĩnh mạch khỏe mạnh khác. Điều này chấm dứt mọi triệu chứng và trị dứt điểm bệnh suy tĩnh mạch.

suy giãn tĩnh mạch
Hiệu quả tức thì sau khi điều trị can thiệp bằng công nghệ y khoa tại An Viên
suy giãn tĩnh mạch
Hiệu quả tức thì sau khi can thiệp tại An Viên

Chữa suy giãn tĩnh mạch ở đâu Hà Nội?

Tìm kiếm được một địa chỉ y tế uy tín để điều trị suy giãn tĩnh mạch là mong ước của tất cả các bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh mạch An Viên chắc chắn sẽ là điểm đến đắt giá cho những ai đang tìm kiếm địa điểm khám và chữa suy giãn tĩnh mạch uy tín.

Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên chính thức thành lập vào năm 2020. Tính đến thời điểm hiện nay An Viên mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm. Tuy nhiên trong quá trình ấy An Viên đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể khi điều trị thành công đến hơn 30.000 ca bệnh suy giãn tĩnh mạch với nhiều biểu hiện phức tạp.

Để làm được điều này Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên luôn không ngừng chú trọng đầu tư về trang thiết bị cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh thông qua việc hợp tác Quốc tế với những bệnh viện nổi tiếng có nền y học phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đến với Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn an tâm và tin tưởng. Bởi đội ngũ bác sĩ ở đây không chỉ có chuyên môn cao mà còn cực kỳ tâm lý. Sẵn sàng đồng hành cùng các bệnh nhân trong suất quá trình điều trị và cả ngay sau khi điều trị bệnh.

suy giãn tĩnh mạch
Các bác sĩ tại An Viên đều là những người có bằng cấp, có trình độ chuyên môn cao

Giới thiệu đội ngũ y bác sĩ tại An Viên

Chuyên khoa trị suy giãn tĩnh mạch An Viên là điểm đến thăm khám hàng đầu hiện nay cho các bệnh nhân bởi sở hữu đội ngũ bác sĩ chất lượng cao. Họ đều là những gương mặt tiêu biểu với nhiều đóng góp trong công cuộc hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể:

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành:

  • Cử nhân loại giỏi của trường Đại học Ajou – Hàn Quốc, với hơn 10 năm kinh nghiệm và đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai.
  • Từng thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật thành công với các cấp độ khác nhau cùng những ca triệu chứng phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn:

  • Tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Y Hà Nội.
  • Không chỉ có thành tích thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân đáng nể mà còn được yêu quý và tin tưởng bởi y đức của bác sĩ. Bác sĩ Sơn vô cùng chu đáo và tận tình khi chăm sóc bệnh nhân.
suy giãn tĩnh mạch
An Viên là địa chỉ y tế được nhà nước cấp phép hoạt động, hành nghề như một bệnh viện công lập

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiển:

  • Có nhiều đóng góp thầm lặng  trong sự phát triển phác đồ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Bằng kinh nghiệm chữa bệnh thực tiễn của mình, bác sĩ Hiển được bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao về khả năng chuyên môn của mình.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về suy giãn tĩnh mạch. Để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ với Phòng khám An Viên qua hotline để được hỗ trợ.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

? Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Hà Nội

? Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

? Link Map Cơ sở Sài Gònhttps://goo.gl/maps/4YJWbEk6CpPTB1Pu7

? Link Map Cơ sở Hà Nội: https://goo.gl/maps/Yra27iLnAnsnYZgE6

? Hotline: 0924625678

? CSKH sau điều trị: 0964.546.550

[Tổng hợp] biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN