Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch cực kỳ nghiêm trọng với sức khỏe và không thể coi nhẹ. Nếu như bệnh nhân kéo dài thời gian điều trị thì sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể hậu quả của bệnh lý này là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Contents
Những điều cần biết về hậu quả của suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân là gì? Suy giãn tĩnh mạch dùng để chỉ tình trạng lưu thông máu về tim qua hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng. Từ đó, quá trình tuần hoàn bị chậm và máu sẽ ứ trệ tại các chi. Gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Ban đầu, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là gây mất thẩm mỹ và mang lại những cảm giác đau nhức khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh nhân cũng có tâm lý chủ quan vì cho rằng đây là một trong những bệnh lý thông thường như viêm xương khớp.
Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân không sử dụng các biện pháp can thiệp điều trị trong lâu dài dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Thì hậu quả của suy giãn tĩnh mạch rất khó lường, gây ra sự đe dọa tiêu cực với sức khỏe của con người.
Để trả lời cho câu hỏi giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không, BS Nguyễn Ngọc Thành, chia sẻ về hậu quả của suy giãn tĩnh mạch mà bệnh nhân không nên bỏ qua như sau:
Giãn vỡ tĩnh mạch

Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch đầu tiên phải nhắc đến chính là sự vỡ tĩnh mạch. Chứng suy giãn tĩnh mạch rất mỏng manh và dễ vỡ đối với các mạch máu ở gần bề mặt da, đôi khi tự phát chảy máu . Nếu như không sớm phát hiện ra sự vỡ tĩnh mạch ở gần các khớp như mắt cá chân, khớp gối có thể chảy máu tự nhiên vào ổ khớp gây tình trạng thoái hóa và thậm chí mất chức năng khớp.
Như vậy, hậu quả của suy giãn tĩnh mạch không chỉ dừng lại ở mức độ gây ra những vết bầm máu mất thẩm mỹ trên da. Hoặc làm bệnh nhân cảm thấy đau mỏi thông thường mà còn có thể lấy đi một lượng máu đáng kể của người bệnh.
Đây là hậu quả suy giãn tĩnh mạch không thể không cảnh giác bởi rất dễ gây thiếu máu mạn tính. Nguyên nhân gây thiếu máu này cũng cực kỳ khôn lường vì bệnh nhân dễ chủ quan nhưng lại gây nguy hiểm nhất là ở những người cao tuổi và béo phì.
Giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu

Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch không thể bỏ qua chính là huyết khối tĩnh mạch sâu. Bản chất của tình trạng này là trong hệ thống tĩnh mạch giãn lớn có sự tích tụ của máu. Từ đó, tạo cơ hội để hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu.
Các cục máu đông này xuất hiện và bệnh nhân không nên lơ là cảnh giác. Bởi vì quá trình lưu thông máu trở về tim bị cản trở do các cục máu đông. Kết quả là bàn chân của bệnh nhân bị sưng to lên. Nghiêm trọng hơn, quá tình tuần hoàn bị ngăn cản nhiều khiến bệnh nhân phải đối mặt với sự thiếu máu nuôi tại chỗ. Thậm chí mức độ nặng hơn có thể gây ra tình trạng hoại tử các chi.
Giãn tĩnh mạch và loét chân

Một vết loét tại chân chính là một trong những hậu quả của suy giãn tĩnh mạch. Sở dĩ có hiện tượng này là do khi da bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào các tổ chức mô trong cơ thể. Từ đó, gây nhiễm trùng, hoại tử và lở loét.
Đa số với các trường hợp cấp tính, trong vòng 1 đến 2 tuần vết loét có thể bắt đầu lành lặn trở lại nếu như có phương pháp chữa trị cũng như được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, sự tồn tại của vết loét sẽ dai dẳng hơn hoặc ngày càng chuyển hướng xấu đi có thể đang cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn bên dưới. Một trong các vấn đề này đó là tình trạng suy giãn tĩnh mạch đang xảy ra.
Rối loạn nhịp tim

Để bàn về hậu quả của suy giãn tĩnh mạch có rất nhiều. Biến chứng khá nghiêm trọng chính là sự rối loạn nhịp tim. Lý do vì các tĩnh mạch và động mạch phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp thể tích máu bị thiếu hụt bởi một lượng đã bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch giãn lớn. Từ đó gây ra sự hoạt động không đều của tim.
Vì vậy, quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch buộc phải đáp ứng hai tiêu chí vừa ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng tại chỗ nhưng vẫn phải đảm bảo sự kiểm soát hiệu quả cho các cơn nhịp nhanh trên thất.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi không?

Xem thêm:
- suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không
- điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà
- yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
Sau khi nắm được hậu quả của suy giãn tĩnh mạch, rất nhiều bệnh nhân băn khoăn lo lắng và thắc mắc liệu bệnh lý này có điều trị thành công được không. Chia sẻ về vấn đề này, BS Thành cho rằng điều trị suy giãn tĩnh mạch thực tế còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Mức độ bệnh của bệnh nhân hiện tại
- Phương pháp điều trị
- Tay nghề của bác sĩ
- Thể chất của bệnh nhân
Đây đều là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh. Tất cả những điều này cần phải được bảo đảm thì quá trình phục hồi mới diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, để ngăn ngừa hậu quả của suy giãn tĩnh mạch và đảm bảo hiệu quả điều trị thành công, bệnh nhân nên đi thăm khám sớm nếu thấy chân xuất hiện những biểu hiện bất thường. Đồng thời, nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng trị bệnh.
Cách ngăn ngừa hậu quả của suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân xuất phát từ nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu là xuất phát từ những thói quen hàng ngày của chúng ta. Điển hình như việc đứng hoặc ngồi trong một thời gian quá lâu.
Vì vậy, cách ngăn ngừa hậu quả của suy giãn tĩnh mạch đơn giản nhất chính là việc điều chỉnh lại lối sống, từ bỏ những thói quen xấu và thay vào đó là rèn luyện các thói quen tích cực. Cụ thể như:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, như chất xơ, vitamin C,E và Kali. tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn vì có chứa nhiều dầu mỡ và những thành phần không tốt cho sức khỏe.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng. Duy trì ddeeeuf đặn với cường độ vừa phải.
- Mang vớ suy giãn tĩnh mạch theo chỉ định của chuyên gia y tế.
- Không nên ngồi vắt chéo chân. Tốt nhất, bệnh nhân nên ngồi thẳng và hai chân song song với mặt đất.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, không nên mặc quần bó sát cũng như đeo giày cao gót trong thời gian quá lâu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cho rằng muốn phòng ngừa triệt để hậu quả của suy giãn tĩnh mạch tốt nhất chính là điều trị tận gốc bệnh bằng việc đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa. Bởi vì các phương pháp chữa bệnh tại nhà hoặc hỗ trợ thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng bên ngoài chứ chưa tác động đến căn nguyên gây bệnh. Do đó, mầm móng hìn thành bệnh vẫn còn và nguy cơ tái phát cực kỳ cao.
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ y khoa thì có 3 phương pháp trị giãn tĩnh mạch, phòng tránh hậu quả của suy giãn tĩnh mạch hàng đầu phải kể đến là:
- Tiêm xơ tĩnh mạch tay, chân
- Can thiệp nội mạch bằng phương pháp Laser.
- Keo sinh học Venaseal thế hệ mới.

Ở Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đang áp dụng điều trị 3 phương pháp này với tỷ lệ thành công lên đến 97%. Đã có hơn 30.000 bệnh nhân trên cả nước tin tưởng và điều trị thành công tại phòng khám An Viên. Sau khi điều trị, 95% bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn và cho biết họ không cảm nhận đau đớn trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
Để đạt được những thành tích như trên phải kể đến đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và luôn tận tụy với bệnh nhân. Cùng với cơ sở vật chất được đầu tư với chi phí lớn,bố trí đầy đủ tiện nghi phục vụ quá trình khám chữa bệnh cũng như các thiết bị máy móc được nhập khẩu từ các quốc gia Châu Âu.
Biết được hậu quả của suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân nên kịp thời đi chẩn đoán tại các cơ sở y tế. Đây tuy không phải một căn bệnh nan y những sự đe dọa với sức khỏe con người là không thể không đề phòng. Nếu có nhu cầu đặt lịch và thăm khám hãy liên hệ số điện thoại 092.462.5678 để được các bác sĩ có chuyên môn tại An Viên hỗ trợ MIỄN PHÍ.