[Tổng hợp] biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Nắm rõ những những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chính là “kim chỉ nam” giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra bệnh. Từ đó đưa ra biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. 

suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Hình ảnh hiển thị suy tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là cụm từ mô tả sự suy giảm chức năng của quá trình đưa máu trở về tim của các tĩnh mạch ở chi dưới. Nói cách khi các tĩnh mạch không làm trọn vai trò đưa máu lên tim. Máu sẽ bị ứ đọng lại tại chính các chi đó. 

Lâu ngày số lượng máu tích tụ lại ngày một nhiều hơn. Khiến mạch máu bị sưng phồng và giãn to với kích thước bất thường. Hiện tượng này trong y khoa gọi là “suy giãn tĩnh mạch chi dưới”.

Suy giãn tĩnh mạch được đánh gái là căn bệnh có tốc độ diễn biến chầm, không rầm rộ. Chính điều này làm người bệnh khó khăn trong việc nhận biết. Hoặc chủ quan không điều trị. Để đến khi bệnh xuất hiện biến chứng, người bệnh mới có động thái đi thăm khám và nhớ đến sự can thiệp của bác sĩ. 

Các trường hợp suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm các trường hợp sau:

  • Tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch hiển lớn,  hiển bé
  • Tĩnh mạch sâu: Tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau
  • Tĩnh mạch xuyên: Chúng nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu lại với nhau
  • Van tĩnh mạch một chiều: Ở cả 3 loại tĩnh mạch trên.

Lưu ý: Siêu âm mạch máu là phương pháp duy nhất hiện nay có thể chẩn đoán và xác định chính xác được cấp độ bệnh.

Quá trình siêu âm sẽ quan sát được bao quát các tĩnh mạch, hoạt động của van và tìm ra đúng nơi “trú ẩn” của các cục máu đông. Từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch sưng phồng chính là biểu hiện đặc trưng của suy giãn tĩnh mạch

Tổng hợp biểu hiện suy tĩnh mạch chi dưới

Biểu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

  • Người bệnh cảm thấy mỏi chân, phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi lâu
  • Chuột rút vào mỗi tối
  • Chân có cảm giác như bị kim châm, kiến bò nhất là về đêm
  • Bắt đầu xuất hiện các mạch máu đỏ, xanh, tím li ti dưới da. Đặc biệt là ở vùng cổ chân và bàn chân.

 

 

 

suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau – suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Giai đoạn tiến triển

Trong giai đoạn tiến triển này người bệnh sẽ cảm thấy các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân nặng nề và rõ ràng hơn rất nhiều

  • Phù chân tại vùng mắt cá chân hoặc cả bàn chân
  • Màu sắc da bị biến đổi trở nên sậm hơn
  • Quan sát được các búi tĩnh mạch sau lớp da bằng mắt thường 

Giai đoạn biến chứng

Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong giai đoạn này người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Mà qua trình điều trị can thiệp cũng trở lên khó khăn hơn rất nhiều.

  • Viêm tĩnh mạch nông có huyết khối.
  • Chảy máu tĩnh mạch bị vỡ.
  • Xuất hiện hiện tượng nhiễm khuẩn tại các vết loét.
  • Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính.
suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Yếu tố nào dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Theo Ts. Bs Nguyễn Hoàng Sơn – Đang công tác và điều trị tại khoa tĩnh mạch – Phòng khám An Viên cho biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên, một số nguyên nhân hàng đầu có thể kể đến như:

Tuổi cao

  • Khi cơ thể già đi cũng chính là lúc con người phải đối diện với căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngày một gần hơn.  Nguyên nhân là do khi về già quá trình tuần hoàn máu của cơ thể không còn đủ sự “nhạy bén” như trước. Dẫn đến máu bị ứ đọng lại và gây nên nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. 

Nghề nghiệp

  • Nghề nghiệp chính là nguy cơ hàng đầu thúc đẩy suy giãn tĩnh mạch gia tăng.  Suy giãn tĩnh mạch thường “nhắm” đến đối tượng nhân viên văn phòng. Hay những người có đặc tính nghề nghiệp phải duy trì một tư thế lâu trong thời gian dài. 

Di truyền

  • Những người có người thân đã bị suy giãn tĩnh mạch thì cũng có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần. Trong khi đó những người có cả bố và mẹ đều mắc suy giãn tĩnh mạch sẽ có khả năng mắc bệnh dên 90%

Giới tính

  •  Do sự thay đổi đột ngột của hormon nhất là vào độ tuổi mãn kinh và thời kỳ sinh nở ở nữ giới. Khiến cho họ luôn là những người có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn 3 lần so với nam giới.

Béo phì

  • Các mô mỡ thừa sẽ gấp áp lực lên tĩnh mạch khiến chúng khó khăn hơn trong việc lưu thông. Đây cũng chính là lý do tại sao những người béo phì thường hay mắc các bệnh về tim mạch

Các nguyên nhân khác: Do uống nhiều thuốc ngừa thai, do chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, lười vận động… 

suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Đi thăm ngày khi bệnh có triệu chứng bất thường

Hy vọng với những tin tức chia sẻ của bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Để hỗ trợ cho việc phát hiện ra bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Liên hệ với Phòng Khám An Viên để được tư vấn.

Suy giãn tĩnh mạch là gì? Cách phòng ngừa “Dứt Điểm”?

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN