Bàn chân nổi gân xanh có nguy hiểm không?

Bàn chân nổi gân xanh là hiện tượng thường gặp nhưng nhiều người không biết vì sao lại có. Tình trạng này có là vấn đề lo ngại với sức khoẻ không? cùng An Viên tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây:

Bàn chân nổi gân xanh
Bàn chân nổi gân xanh là như thế nào?

Bàn chân nổi gân xanh là tình trạng như thế nào?

Bàn chân nổi gân xanh là biểu hiện rõ là các đường gân xanh nổi phồng lên, ngoằn ngoèo dưới da. Có 2 nguyên nhân gây nên hiện tượng này, một là yếu tố tự nhiên hai là do bệnh lý. Trường hợp nếu bàn chân nổi gân xanh do bệnh lý gây nên mà người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời. Theo thời gian các đường gân xanh đó sẽ xuất hiện các biến chứng như gây viêm loét, gây tắc nghẽn mạch máu do hình thành huyết khối… Ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người bệnh. 

Nguyên nhân gây nên bàn chân nổi gân xanh

Một số nguyên nhân làm bàn chân nổi gân xanh đó là:

Bàn chân nổi gân xanh
Nguyên nhân bàn chân nổi gân xanh

Nguyên nhân từ tự nhiên

  • Bàn chân nổi gân xanh do màu da nhạt. 
  • Ở những người cao tuổi
  • Nổi gân xanh do cơ thể quá gầy
  • Nổi gân xanh do hoạt động mạnh

Nguyên nhân do bệnh lý

Thông thường nếu gân xanh do suy giãn tĩnh mạch gây nên thì người bệnh sẽ cảm nhận một số các triệu chứng khác đi kèm như chuột rút, tê bì chân, nặng chân, nhức mỏi chân…Ngoài ra đây còn là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. 

Bàn chân nổi gân xanh
Bàn chân nổi gân xanh cũng có thể do bị suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng đi kèm nổi gân xanh ở bàn chân

Dưới đây là một số triệu chứng đi kèm hiện tượng chân nổi gân xanh như: 

  • Đau nhức bàn chân
  • Khi đứng khó khăn, khó thay đổi tư thế, các cơn đau nhức chân xuất hiện, thường đau hai bắp chân và cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Bàn chân có dấu hiệu sưng
  • Mắt cá chân của người bệnh thường bị sưng phù ra.
  • Thường bị chuột rút, hay có cảm giác kiến bò hoặc bị chích ở chân, tê ở bàn chân và bắp chân, khi lắc chân sẽ dễ chịu hơn. 
  • Viêm loét ở bàn chân đây là dấu hiệu báo hiệu tình trạng của bệnh đã chuyển nặng, các vết loét có thể lan rộng, nhiễm trùng, khá phức tạp

Khi có các triệu chứng trên bạn cần đi thăm khám ngay lập tức để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. 

Bàn chân nổi gân xanh
Bàn chân nổi gân xanh lâu ngày nên đi thăm khám

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị bàn chân nổi gân xanh tại An viên

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị tình trạng bàn chân nổi gân xanh do suy giãn tĩnh mạch gây nên đó là: tiêm xơ tĩnh mạch, laser và keo sinh học.

  • Sử dụng Laser nội tĩnh mạch: Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng được phát ra từ laser đưa trực tiếp vào tĩnh mạch bị bệnh. Nhiệt năng có tác dụng khiến tĩnh mạch bị teo lại làm 1. Khiến dòng máu không thể chạy qua, từ đó chấm dứt suy giãn tĩnh mạch. 
  • Tiêm xơ tĩnh mạch: Chất xơ được đưa vào lòng tĩnh mạch bị giãn và làm xơ hóa chúng. Khi tĩnh mạch bị vô hiệu quá thì buộc máu phải chuyển sang tĩnh mạch khác. Tĩnh mạch được tiêm xơ sẽ tự biến mất theo cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.  
  • Sử dụng keo sinh học Venaseal: Chất keo đi vào tĩnh mạch sẽ làm tĩnh mạch lập tức bị đóng băng. Vì vậy khi máu muốn đi vào tĩnh mạch này sẽ lập tức bị chặn lại ở hai đầu tĩnh mạch. Phương pháp này sử dụng với các trường hợp tĩnh mạch suy giãn nặng nề có nhiều biến chứng.
Bàn chân nổi gân xanh
Phương pháp keo sinh học điều trị bàn chân nổi gân xanh

Bài viết trên đây An Viên đã giải thích cho bạn đọc những thông tin về câu câu hỏi bàn chân nổi gân xanh có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn về căn bệnh này, bạn vui lòng gọi đến hotline 092.462.5678 để được các bác sĩ chuyên khoa An Viên tư vấn.