Bà bầu đứng lâu bị phù chân là hiện tượng thường xảy ra với các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Vậy nguyên nhân gây nên vấn đề này đến từ đâu và có nguy hiểm không? – Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Contents
3 nguyên nhân gây nên hiện tượng mẹ bầu bị phù chân
Tình trạng bà bầu đứng lâu bị phù chân là hiện tượng hay gặp đối với các mẹ bầu. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra bắt đầu từ tháng thứ 4 và phát triển mạnh vào 4 tháng cuối của chu kỳ mang thai.

Có 4 nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 trở đi đó là:
- Khi mang thai: Cơ thể mẹ sẽ tiết ra lượng máu nhiều hơn tới 50% để cung cấp sự sống cho thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân cốt lõi làm bà bầu đứng lâu bị phù chân
- Khi thai phát triển: Sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi khiến mẹ bầu phải đối diện với tình trạng tăng cân đột ngột và chân bị sưng phù nặng nề
- Sự thay đổi hormone: Hormone thay đổi trong khi mang thai khiến cho tĩnh mạch của mẹ trở lên yếu ớt hơn, gây cản trở lớn trong quá trình lưu thông máu và gây phù chân.

- Do suy giãn tĩnh mạch: Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mà rất nhiều mẹ bầu phải đối diện, nguyên nhân là do sự tăng cân đột ngột đã gây áp lực lên tĩnh mạch. Triệu chứng phù chân là triệu chứng điển hình trong giai đoạn phát triển của suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh đó, một số thói quen khác cũng gây nên hiện tượng bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 đó là : di truyền, mang giày cao gót thường xuyên, thiếu kali, làm việc nặng… Các bác sĩ tại Phòng khám An Viên chia sẻ thêm.
Phù chân ở mẹ bầu có nguy hiểm không?
Phù chân ở mẹ bầu có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Về cơ bản, phù chân là một hiện tượng sinh lý khá bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang thai.

Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, dấu hiệu này không có sự thuyên giảm và khiến cho các mẹ bầu liên tục đối diện với tình trạng đau nhức, khó chịu, đi lại khó khăn…
Thì đây chính dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đang đối diện với vấn đề nguy hiểm nào đó. Động thái đi thăm khám để phát hiện ra nguyên nhân vào lúc này là cực kỳ quan trọng.
Có thể bạn chưa biết: >>> Cách xử lý khi bị chuột rút ở bà bầu
Phù chân do tự nhiên
- Bà bầu bị phù chân sớm vào tháng thứ 4 của chu kỳ và phát triển mạnh vào 4 tháng cuối
- Phù chân bị nặng hơn vào cuối ngày
- Cả hai bàn chân của mẹ bầu đều bị phù
- Triệu chứng giảm bớt khi mẹ bầu nằm gác chân lên cao và nghỉ ngơi.

Phù chân bất thường
- Phù chân lớn, dùng tay ấn vào có thể tạo ra những vết lõm sâu
- Tình trạng không thuyên giảm kể cả sau khi đã nghỉ ngơi
- Không chỉ chân mà cả tay và mặt cũng bị sưng phù
- Xuất hiện triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mắt mờ, buồn nôn, khó thở,…
Xem thêm:>>> Bị chuột rút bắp chân khi mang thai
Cách giảm triệu chứng phù chân ở mẹ bầu
Phù chân là tình trạng thường gặp và khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó lại khiến cuộc sống của các mẹ bầu phải đối diện nhiều khó khăn, sự tự ti và bất tiện.
Vì thế, khi đối diện với tình trạng mẹ nên sử dụng những biện pháp để khắc phục sự khó chịu và giảm thiểu sự phát triển của tình trạng phù phù nề chân:

Áp dụng một chế độ dinh dưỡng thật khoa học
Mẹ bầu nên tập trung bổ sung chế độ ăn uống như trái cây, rau tươi, thịt nạc, protein và hạn chế sử dụng thức ăn nhanh.
Thực phẩm lành mạnh vừa bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mẹ vừa tránh nguy cơ béo phì. Trong khi đó thức ăn nhanh sẽ có xu hướng giữ nước trong cơ thể, điều này càng khiến hình thành nên bọng, sưng tấy, phù nề… trầm trọng hơn.
Bổ sung thêm kali
Kali giúp cơ thể mẹ luôn được cân bằng lượng chất lỏng chứa ở cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là phải bổ sung các thực phẩm lành mạnh cung cấp kali khi ăn uống.

Một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali mẹ bầu có thể tham khảo như: khoai tây, khoai lang, chuối, đậu, cam, cà rốt, củ cải, cá hồi.
Uống ít nhất 2,5 lít nước/ngày
Uống đủ nước sẽ chống nguy cơ sưng tấy. Bởi nếu cơ thể mất nước chúng sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để bù đắp nước cho cơ thể.

Chính vì vậy, mẹ bầu hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống khoảng 10 cốc nước chia đều thời gian trong ngày sẽ làm cho thận đào thải những chất độc hại ra ngoài và giúp cho cơ thể luôn được ngậm đủ nước.
Xoa bóp chân nhẹ nhàng và nâng cao chân
Việc đứng, ngồi hay nằm liên tục đều không tốt cho quá trình tuần hoàn trong cơ thể của thai phụ. Hay nói cách khác việc làm này khiến máu bị ứ đọng lại một chỗ

Để khắc phục điều này, mẹ bầu hãy thường xuyên massage cho đôi chân lưu thông máu, giảm phù chân, giảm sưng tấy. Ngoài ra, hãy gác chân lên khi có thể, bởi điều này có thể giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân rất hiệu quả.
Mặc đồ thoải mái để giảm sưng chân
Mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, không mặc quần áo bó sát vì nó sẽ cản trở lưu thông máu tới các chi.
Ngồi đúng tư thế
Mẹ bầu nên ngồi đúng tư thế và tránh tư thế ngồi xổm vì tư thế này rất dễ làm máu bị ứ đọng và khiến máu kém lưu thông gây tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.
Ngủ nghiêng về bên trái

Các chuyên gia đã chia sẻ rằng, ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu và giúp giảm sưng bàn chân.
Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng về bên trái còn làm giảm áp lực của tử cung lên chính các tĩnh mạch chủ dưới. Giúp việc đưa máu về tim hiệu quả hơn rất nhiều.
Không sử dụng cafe
Cafe vốn là chất kích thích nên khi tiêu thụ chất này chúng sẽ làm tăng huyết áp khi mang thai gây tăng nhịp tim, làm mất ngủ. Điều này sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khuyến thêm, cafe còn có một số thành phần lợi tiểu khiến cơ thể mẹ vô tình bị mất nước làm tình trạng sưng nề nghiêm trọng hơn.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Đối diện với tình trạng phù chân và tăng cân đột biến nên rất nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp đi bộ để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng việc đi bộ có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ bầu.
Vậy thực tế bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. – Bs Thành cho biết:

Tình trạng phù chân nói chung và hiện tượng bà bầu đứng lâu bị phù chân nói riêng được hình thành chủ yếu do máu lưu thông kém. Do vậy việc đi bộ là một giải pháp cực kỳ thiết thực giúp máu lưu thông và khắc phục chứng tê chân, phù chân ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều muốn mát mẻ. Vì đây là khung giờ đi bộ hợp lý nhất với mẹ bầu. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút đi bộ sẽ không chỉ giúp mẹ bầu khắc phục chứng phù chân mà còn ngăn ngừa sự xuất hiện của tiền sản giật.
Ngoài ra, đi bộ cũng là biện pháp này cũng là cách giúp bé được phát triển trong bụng mẹ khỏe và hỗ trợ quá trình sinh nở sau này của mẹ cũng dễ hơn rất nhiều. – Bác sĩ Thành nhấn mạnh.
Lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai tránh bị phù chân
Phù chân thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm mà mẹ bầu cần rất cẩn trọng. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ xảy ra là có thể mẹ và bé sẽ phải đối diện với tình trạng sinh non.

Mẹ bầu nên nhẹ trong việc việc đi lại, khi thấy có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay lập tức. Việc sưng phù chân khi mang thai thực chất cũng là tình trạng khá phổ biến chúng sẽ biến mất sau vài tháng khi sinh nở.
Tuy nhiên với một số mẹ bầu việc sưng phù đã trở thành mãn tính vì một lý nào đó mà không thuyên giảm ngay cả sau khi sinh xong. Lúc này mẹ bầu cần tìm hiểu và đi thăm khám để xác định được nguyên nhân và đưa ra phương án trị kịp thời.
Lựa chọn An Viên để khám và điều trị triệu chứng sưng phù chân do bệnh lý đã trở thành ưu tiên hàng đầu của đông đảo các mẹ bầu.

Khi thăm khám tại An Viên, mẹ bầu sẽ được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn trực tiếp thăm khám và nhận được sự chăm sóc hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm từ các y tá, điều dưỡng.
Cùng với đó là cơ sở y tế, thăm khám hiện đại, văn minh, khang trang sạch sẽ… Đảm bảo sẽ giúp các mẹ thoát khỏi triệu chứng sưng phù một cách an toàn nhất.
Trên đây là chia sẻ của An Viên về nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng bà bầu đứng lâu bị phù chân. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thật nhiều kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe của thai kỳ. Liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia của An Viên để được tư vấn thêm.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Cơ sở chuyên khoa về trị giãn tĩnh mạch lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam ]
? Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
? Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
? Hotline: 1800.0086 – 093.208.2288