Bà bầu bị căng cơ chân là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở các mẹ bầu. Tình trạng này không chỉ khiến mẹ bầu đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới mẹ 3 cách khắc phục triệt để hiện tượng này. Mẹ cùng theo dõi và áp dụng nhé.
Contents
Nhận biết hiện tượng bà bầu bị căng cơ chân
Bà bầu bị căng cơ chân là hiện tượng rất phổ biến thường xuyên xảy ra với hầu hết các mẹ bầu, nhất là vào những tháng chuẩn bị sinh nở. Khi bị căng cơ chân mẹ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu không ngủ được, tình trạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là vào ban đêm.

Vùng hông, bụng, bàn chân, ngón tay,… Và đặc biệt là vùng bắp chân là những vị trí thường xảy ra hiện tượng này. Hiện tượng nhức mỏi chân về đêm khi mang thai nếu kéo dài có thể khiến các bà bầu mất ngủ ảnh hưởng lớn đến tinh thân và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hiện tượng bà bầu nhức mỏi bắp chân thường sẽ được nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình sau:
- Mẹ luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng chân
- Mẹ bầu bị cảm thấy căng cứng ở bắp chân
- Rất khó để di chuyển theo ý muốn
- Mẹ bị đau và gặp nhiều cản trở khi bước đi
- Bị căng cơ chân thường xảy ra khi mẹ nằm ngủ

Thực chất, hiện tượng bà bầu bị căng cơ chân là hiện tượng bình thường và hay gặp ở mẹ bầu nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và tinh thần.
Lúc này mẹ cần đi kiểm tra nhờ vào việc thăm khám bởi chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân xấu khác. Việc thăm khám lúc này sẽ giúp mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Xem thêm>>> Bị chuột rút bắp chân khi mang thai
Nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân
Hiện tượng mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu và căng cơ chân thường đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

- Lượng máu gia tăng đột ngột: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ phải đối diện với sự gia tăng lượng máu đột ngột gây cản trở đến việc lưu thông máu đến các cơ bắp. Điều này khiến làm cho cơ căng cứng, đau nhức.
- Tăng cân: Sự gia tăng cân nặng khi mang thai làm tăng áp lực lên các cơ bắp, gây ra cảm giác căng cơ và chuột rút ở mẹ..
- Thiếu dinh dưỡng: Khi mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ cũng tăng lên. Nếu cơ thể không được cung ứng đầy đủ, nhất là các chất Canxi, Kali, canxi và magie sẽ khiến mẹ đối diện với các vấn đề về cơ bắp.
- Di truyền: Di truyền cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng căng cơ ở mẹ.
4 cách khắc phục triệt để bà bầu bị căng cơ chân
Mẹ bầu rất ít khi có thể tránh khỏi hiện tượng bà bầu bị căng cơ chân khi mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu có thể áp dụng một số cách phòng ngừa và điều trị để cải thiện cũng như ngăn ngừa tối đa tình trạng này xuất hiện.

Thực hiện các bài tập giảm đau
- Bài tập 1: Khi bà bầu bị căng cơ chân mẹ hãy thả lỏng chân sau đó xoa bóp thật nhẹ nhàng và duỗi thẳng chân ra để kéo căng cơ. Tiếp đó mẹ rướn người về phí trước và kéo cong các ngón về phía cơ thể cho đến khi cơn co thắt kết thúc.
- Bài tập 2: Mẹ ngồi trên sàn, đưa hai chân ra trước. Sau đó xoay vòng mũi chân của hai bàn chân theo hướng kim đồng hồ và hít thở đều. Lặp lại động tác này cho đến khi đôi chân của mẹ được thoải mái.
- Bài tập 3: Mẹ đứng trước tường và đưa hai tay về phía trước, lòng bàn tay úp vào tường. Chân trái mẹ đưa về phía sau còn chân phải giữ nguyên vị trí ban đầu. Giữ thẳng tư thế này 30s. Sau đó thực hiện với chân còn lại.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Hiện tượng bà bầu bị căng cơ chân xuất hiện một phần có thể là do mẹ thiếu chất như chất khoáng, Canxi, Vitamin, Kali,… Chính vì vậy, mẹ cần phải bổ sung và cân bằng các nguồn dưỡng chất nêu trên thông qua khẩu phần ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng căng cơ chân.
Ngâm chân
Ngâm chân nước ấm và thảo mộc làm giúp mẹ giảm hiện tượng căng cơ hiệu quả. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ khi tâm trạng của mẹ được trở nên thư giãn và thoải mái hơn.
Ngoài ra cách làm này cũng giúp giảm hiện tượng căng cơ và chuột rút hiệu quả nhờ vào việc thúc đẩy tuần hoàn lưu thông của máu.

Massage chân
Massage là cách giảm các cơn đau rất hiệu quả bởi việc này sẽ giúp cơ bắp được thư giãn và thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn rất nhiều.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về hiện tượng và cách điều trị bà bầu bị căng cơ chân. Mong rằng với những thông tin này có thể giúp khắc phục được phần nào các căng cơ khó chịu. Nếu còn bất kể thông tin gì cần tư vấn thêm mẹ bầu có thể liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ tại An Viên để được hỗ trợ.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng