Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là một biến chứng nặng nề của suy giãn tĩnh mạch gây nên. Chúng có thể gây sưng tấy, đau nhức khắp chân và điển hình là hình thành các cục máu đông. Hiểu được mức độ nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ phải đối diện với loại biến chứng nguy hiểm này.
Contents
- 1 Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?
- 2 Triệu chứng của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hai bên
- 3 Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có mấy giai đoạn phát triển?
- 4 Nguyên nhân gây nên suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
- 5 Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có chữa được không?
- 6 Cách phòng ngừa suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?
Trong cơ thể của chúng ta luôn tồn tại 3 loại tĩnh mạch đó là:

- Tĩnh mạch nông
- Tĩnh mạch xuyên
- Tĩnh mạch sâu
Hai loại tĩnh mạch đầu tiên được cấu tạo nằm ngay sát dưới lớp da của cơ thể, đôi khi chúng ta có thể sờ, cảm nhận và quan sát được bằng mắt thường.
Tuy nhiên khác với tĩnh mạch nông và xuyên thi tĩnh mạch sâu lại là tĩnh mạch được nằm sâu trong cơ. Tĩnh mạch này hoàn toàn không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải như đến các thiết bị y khoa như máy siêu âm mới quan sát được chúng.
Xét về chức năng thì 3 loại tĩnh mạch trên đều có nhiệm vụ giống nhau là đưa máu từ các chi lên tim. Tuy nhiên khi hệ thống van tĩnh mạch gặp trục trặc sẽ khiến máu thay bị đi lên tim thì lại bị ứ lại ở chân. Máu tồn đọng lâu ngày khiến tĩnh mạch chịu áp lực lớn và phồng ra.

Suy giãn tĩnh mạch nông mức độ điều trị và triệu chứng đơn giản hơn nhiều so với việc can thiệp trị liệu suy van tĩnh mạch sâu chi dưới.
Nói tóm lại suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Đây là một trạng thái mà van của tĩnh mạch sâu hoạt động không đúng cách. Khi máu đi qua van, van không khép kín lại khiến máu trào ngược gây áp lực và làm phù nề tĩnh mạch bị suy giãn.
Triệu chứng của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hai bên
Một khi đôi chân bước vào giai đoạn suy van tĩnh mạch sâu chi dưới cũng là lúc người bệnh phải đối diện với vô vàn các triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng như:

- Sưng chân, phù chân nặng nề do dịch máu ứ đọng quá lâu
- Chân liên tục bị đau và mỏi sau trong cơ
- Da bị viêm loét có thể là 1 cụm cũng có thể lan rộng
- Vết loét sâu khó lành
- Da bị bong vảy, khô và rất ngứa
- Dễ đau nhức, tê bì khi đứng lâu
So với tình trạng mức độ bệnh ban đầu thì suy van tĩnh mạch sâu chi dưới đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của người bệnh.
Ở giai đoạn này người bệnh cần lập tức được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Suy van tĩnh mạch chi dưới nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể có nguy cơ rất cao bị hoại tử tứ chi, tắc mặc máu, vỡ tĩnh mạch… Các biến chứng kỳ nào nêu ra đều có thể ngay lập tức ảnh hưởng tới sinh mạng của người bệnh bất cứ khi nào.
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có mấy giai đoạn phát triển?
Suy van tĩnh mạch sâu hai chân cũng như bất kể căn bệnh thông thường nào khác. Chúng cũng có giai đoạn hình thành sớm và giai đoạn bệnh phát triển bao gồm nhiều biến chứng.
Giai đoạn sớm của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
Các chuyên gia cho biết, ở giai đoạn suy van tĩnh mạch sâu chi dưới sớm. Dấu hiệu lúc này thường không rõ ràng. Người bệnh lúc này chỉ cảm nhận được “mơ hồ” các triệu chứng thông qua những chi tiết nhỏ như:

- Tê nhức hoặc chuột rút ( thường xảy ra khi ngủ vào ban đêm)
- Sưng phù nhẹ vùng mắt cá chân
- Đau nhức và nóng rát chân khi về chiều
- Tĩnh mạch nông nổi theo nhánh nhỏ
Triệu chứng này chỉ xuất hiện rồi biến mất ngay sau đó nên người bệnh thường bỏ qua vì cho rằng đây là biểu hiện bình thường của đôi chân sau một ngày làm việc.
Thực tế chỉ có 40% trong số 100% người bị bệnh phát hiện và đi tầm soát bệnh ngay ở giai đoạn sớm. Vì vậy có thể thấy việc chủ động phát hiện và thăm khám sớm khi bị suy giãn tĩnh mạch vẫn còn là điều khá khiêm tốn ở đại đa số người dân.

Giai đoạn sau của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
Ở giai đoạn sau của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, các triệu chứng lúc này đã trở nên rất nặng nề, dai dẳng và nguy hiểm như:
- Xuất hiện huyết khối tĩnh mạch
- Chân sưng đỏ, đau nhức, phù nặng
- Có thể bị chảy máu, nhiễm trùng diện rộng
- Các vết loét có thể loét sâu, khó lành hoặc không lành
- Sắc tố thay đổi sậm màu hơn
- Tĩnh mạch trướng phình, phì đại…
Nguyên nhân gây nên suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, điển hình là những nguyên nhân hàng đầu như:
- Tuổi tác: Khi cơ thể lão hóa, van tĩnh mạch và thành tĩnh mạch sẽ mất đi tính đàn hồi. Việc hoạt động cũng trở lên lề mề hơn nên dễ gây nên suy giãn tĩnh mạch.
- Giới tính: Sự thay đổi nội tiết tố hoặc quá trình mang thai có nguy cơ rất cao khiến thành tĩnh mạch căng và phì ra.
- Di truyền: Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hoàn toàn có thể bị theo yếu tố di truyền.

- Do thói quen xấu. Đứng và ngồi lâu là yếu tố hàng đầu gây suy van tĩnh mạch sâu chi dưới do máu bị giảm tuần hoàn.
- Táo bón: Khi bị táo bón việc “rặn” mỗi khi đi vệ sinh là sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch khiến chúng bị phồng ra sau thời gian chịu áp lực.
- Béo phì: Cân nặng sẽ gây nên suy van tĩnh mạch sâu chi dưới gió các mô mỡ trực tiếp đè nén lên các tĩnh mạch khiến máu kém lưu thông.
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có chữa được không?
Theo các chuyên gia cho biết: Việc trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên khi bệnh đã sang giai đoạn biến chứng thì việc điều trị khá tốn thời gian, công sức và chi phí.
Các phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có thể bao gồm việc dùng vớ y khoa để tăng cường lưu thông máu. Dùng thuốc tây để giảm đau và chống viêm.
Với trường hợp nặng, buộc người bệnh cần can thiệp bằng công nghệ y khoa mới trị được dứt điểm. Bao gồm liệu pháp tiêm xơ, laser và keo sinh học.

Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN
Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN tiến hành thông qua một dung dịch gây xơ vào tĩnh mạch. Dung dịch thuốc sẽ làm cho các thành tĩnh mạch xơ cứng, không còn hoạt động và không còn truyền tải được máu lưu thông. Tĩnh mạch sau điều trị biến thành mô sẹo và biến mất theo cơ chế đào thải của cơ thể.
Can thiệp Laser nội mạch EVLA
Can thiệp Laser nội mạch EVLA là thủ thuật phổ biến dùng điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới. Nhiệt năng từ laser phóng ra làm teo 2 thành tĩnh mạch làm một để vô hiệu hóa chứng năng lưu thông máu của tĩnh mạch bị hỏng.
Keo sinh học Venaseal Plus
Chất keo được đưa vào tĩnh mạch suy giãn thông qua bộ dụng cụ y tế chuyên dụng. Chất keo gây bít tắc hoàn toàn tĩnh mạch làm máu không thể lưu thông qua mà phải đi sang tĩnh mạch khỏe khác. Từ đó chấm dứt hoàn toàn hiện tượng ứ đọng máu và các triệu chứng SGTM gây nên.
Cách phòng ngừa suy van tĩnh mạch sâu chi dưới
Để phòng ngừa suy van tĩnh mạch sâu chi dưới xuất hiện, các chuyên gia khuyến khích bạn nên áp dụng những điều sau:

- Luyện tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa sự tích tụ máu lên chân.
- Tránh quần áo bó sát vì chúng có thể gây hạn chế lưu lượng máu đến chân.
- Tránh giày cao gót vì điều này cản trở sự lưu thông máu.
- Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Duỗi và tập các bài tập tại chỗ cho chân để tăng lưu thông máu và giảm tích tụ máu, nhất là khi công việc của bạn hạn chế di chuyển.
- Từ bỏ hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích
- Ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa hay nằm sang phải.
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới thực sự rất nguy hiểm khi chúng gây ra vô vàn các hệ lụy xấu cho sức khỏe của con người. Vì vậy việc tầm soát bệnh sớm và điều trị khi bệnh còn nhẹ và điều rất quan trọng để thoát khỏi nguy cơ suy giãn tĩnh mạch mạn tính với bất kể ai. Liên hệ với An Viên để được tư vấn thêm bất cứ thông tin gì.
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng