Tình trạng “suy giãn tĩnh mạch đột quỵ” đang ngày càng trở lên phổ biến hơn vì những động thái can thiệp “lề mề” và chủ quan của người bệnh khi điều trị suy giãn tĩnh mạch. Trong bài viết này hãy cùng các bác sĩ của An Viên điểm danh những nguyên nhân gây nên hiện tượng này để phòng tránh nhé.
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch đột quỵ
Suy giãn tĩnh mạch đột quỵ không còn là hiện tượng hiếm gặp hiện nay. Trước khi bệnh nhân bị đột quỵ do suy giãn tĩnh mạch thì họ cũng trải qua một quá trình mắc bệnh thông thường như các bệnh nhân khác.

Suy giãn tĩnh mạch hình thành do sự suy giảm hoạt động của chức năng van tĩnh mạch. Điều này khiến cho máu bị ứ động lại chân và gây nên biến đổi các tổ chức mô xung quanh.
Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch không chỉ đối diện với các triệu chứng khó chịu như năng chân phù chân, tê bì… mà còn phải đối diện với vấn đề thẩm mỹ… Tất cả các vấn đề mà suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hai bên gây ra đều gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ts, Bs Thành – Tĩnh Mạch An Viên cho biết:
Nếu như trước đây phần lớn bệnh nhân đều chỉ biết tới suy giãn tĩnh mạch làm ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ khiến họ thấy không thoải mái… Thì hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra ràng tác hại của suy giãn tĩnh mạch chưa dừng lại ở đó mà nó còn gây nên các biến chứng nặng nề. Điển hình nhất là tử vong do thuyên tắc động mạch phổi hay chúng ta còn gọi là “suy giãn tĩnh mạch đột quỵ”

Nguyên nhân chính dẫn đến suy giãn tĩnh mạch đột quỵ là do số lượng máu bị dồn lại tĩnh mạch chi dưới quá nhiều, chúng hợp lại thành những cục, những khối máu lớn.
Một khi những khối máu này không may di chuyển về tim sẽ gây nên thuyên tắc động mạch phổi, Khiến bệnh nhân phải đối diện với tình trạng suy giãn tĩnh mạch đột quỵ một cách đột ngột.
Vì vậy, công tác khám và điều trị can thiệp ngay từ đầu là điều mà bệnh nhân cần phải thực hiện ngày để ngăn ngừa tối đa nguy cơ đối diện với biến chứng. – TS, BS Thành cho biết.
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh diễn tiến “âm thầm”. Có tới 60% người bệnh bỏ qua những dấu hiệu của bệnh này ở giai đoạn đầu và chỉ thăm khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn tiến triển.
Sau đây là những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên lưu ý:

- Có cảm giác tức chân, nặng chân, mỏi chân nhất là khi giữ một tư thế lâu
- Phù nề ở cẳng chân, bắp chân, bàn chân
- Mang giày, dép thấy chật hơn bình thường
- Dễ đối diện với tình trạng bị chuột rút
- Có cảm giác như kim châm
- Xuất hiện các mạch máu li ti hoặc dài ngoằn ngoèo theo khối
- Thay đổi màu sắc ở chân
- Xuất hiện các mảng bầm máu trên da.
Để tránh đối diện với tình trạng suy giãn tĩnh mạch đột quỵ, người bệnh cần lập tức đi thăm khám khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên.
Khi nào cần điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị sau khi thăm khám cho bệnh nhân.
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đó là điều trị nội và can thiệp ngoại khoa.

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa gồm cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà như dùng thuốc, xoa bóp, đeo vớ y khoa, áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch…
Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định bằng các phương pháp như:
- Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN
- Can thiệp Laser nội mạch EVLA
- Keo sinh học Venaseal Plus

Cả ba phương pháp nêu trên đều là 3 phương pháp can thiệp không xâm lấn, không gây đay, hiệu quả cao và hạn chế tối đa biến chứng cho bệnh nhân.
Nguyên tắc chính của cả 3 phương pháp này là làm vô hiệu hoá, loại bỏ, phá hủy những tĩnh mạch bị suy giãn để chấm dứt hiện tượng máu ứ đọng, loại bỏ nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch đột quỵ cho người bệnh.
Ưu điểm của phương pháp này là hầu như không xâm lấn, ít đau đớn, không để lại sẹo, thời gian can thiệp nhanh và bệnh nhân đi lại được sau khi can thiệp.

Hiện nay, tại Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đang áp dụng cả 3 phương pháp can thiệp này để điều trị mọi cấp độ suy giãn tĩnh mạch và không ghi nhận bất kể biến chứng nào.
Được biết, nếu như trước kia khi điều trị suy giãn tĩnh mạch bệnh nhân phải trải qua nỗi sợ “dao kéo” và “sẹo” sau điều trị. Thì hiện nay cả 3 phương pháp trên đều khứ phục được nhược điểm này. – Bs Thành nhấn mạnh.
Cách phòng bệnh để tránh nguy cơ suy giãn tĩnh mạch đột quỵ
Có thể thấy suy giãn tĩnh mạch không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều nguy hiểm khó lường. Tuy nhiên việc ngăn ngừa nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch rất đơn giản và dễ thực hiện. Điều này được thông qua những hoạt động sinh hoạt và ăn uống lành mạnh sau:

- Không nên mang giày cao gót thường xuyên
- Mặc trang phục rộng rãi và tránh bó sát ở chân, hông
- Áp dụng các bài tập tại chỗ cho đôi chân khi công việc ít di chuyển
- Không nên ngồi xổm, vắt chéo chân
- Kê cao chân khi nằm 15 – 20cm so với tim
- Không ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ trong một tư thế
- Duy trì thể dục để nâng cao sức khỏe
Suy giãn tĩnh mạch đột quỵ la tình trạng gây ra những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe. Liên hệ với các bác sĩ tại An Viên để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ ngay hôm nay.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng