Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch từ đâu?

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch không phải ai cũng nắm rõ. Trên thực tế, đây là một bệnh lý mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có khả năng mắc phải. Việc xác định căn nguyên gây bệnh giúp ích rất nhiều cho công tác điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch

Để xác định được nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, trước tiên cần nắm rõ bản chất của bệnh giãn tĩnh mạch.

Khi các tĩnh mạch bị giãn ra và chứa một lưu lượng máu nhiều sẽ gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Hệ thống tĩnh mạch bị giảm chức năng vận chuyển máu, do đó mà máu bị ứ đọng lại ở các tĩnh mạch. 

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch là gì?

Theo TS.BS Nguyên Ngọc Thành, chuyên gia y tế về Tĩnh mạch tại Phòng khám Tĩnh mạch An Viên đã “điểm danh” một số thủ phạm chính hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch:

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch

Quá trình lão hóa

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chủ yếu. Khi tuổi tác càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Do đó, dẫn đến sự suy giảm chức năng tự nhiên của các tĩnh mạch, khiến chúng dần yếu đi.

Phụ nữ 

Giới tính của một người cũng là một trong các nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch. Sở dĩ tỉ lệ phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới là vì liên quan đến sự thay đổi hormone khiến các tĩnh mạch bị căng ra. Bên cạnh đó, mang thai rất dễ gặp phải tình trạng này do lưu lượng máu tăng cao lên. 

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch

Gene

Mặc dù chưa có công bố chính thức nào nhưng giãn tĩnh mạch cũng có khả năng lây truyền qua di truyền. Nếu như trong gia đình có thành viên tiền sử bị giãn tĩnh mạch, thì tỷ lệ cao sẽ mắc hoặc phát triển thành bệnh lý giãn tĩnh mạch.

Trọng lượng quá tải

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch có thể bắt nguồn từ thừa cân hoặc béo phì. Bởi vì khi cơ thể phải chịu trọng lượng quá tải, khả năng bị giãn tĩnh mạch là rất cao. Tĩnh mạch khi chịu quá nhiều áp lực sẽ bị yếu đi hoặc bị xoắn.

Thói quen sinh hoạt

Tư thế sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch. Những người đứng hoặc ngồi cùng một vị trí trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Tư thế không chuyển động trong thời gian dài như vậy làm lưu lượng máu bị rối loạn gây tắc nghẽn tĩnh mạch.

Các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch  

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Biết được nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, điều tiếp theo không thể bỏ qua chính là các dấu hiệu nhận biết bệnh. Suy giãn tĩnh mạch có 3 giai đoạn tiến triển bệnh với những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nếu không bệnh nhân không chú ý nhận biết và xem nhẹ. Các triệu chứng của bệnh theo từng giai đoạn như sau: 

Giai đoạn đầu: Giãn tĩnh mạch chân nhẹ, các dấu hiệu không rõ nhận biết, hay bị bỏ qua như:  Đau mỏi, nặng nề chân khi di chuyển, cảm giác mang giày chật hơn bình thường.

Khi đứng lâu chân có khả năng bị mỏi hoặc phù nhẹ. Về đêm có thể gặp tình trạng bị chuột rút bắp chân; Có cảm giác châm chích như kim châm ở vùng chân.

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển thành các giai đoạn khác nhau

Giai đoạn tiến triển: Phù chân, mắt cá chân hoặc cả bàn chân; Ở vùng da cẳng chân bị thay đổi màu sắc; Có thể quan sát bằng mắt thường sự nổi phồng của các tĩnh mạch trên da tạo ra cảm giác đau nhức; Nặng hơn có thể xuất hiện các tĩnh mạch nổi lên cuộn lại thành từng búi hoặc trên da có các mảng bầm máu.

Giai đoạn biến chứng: Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3, chính là lúc các biến chứng xuất hiện cụ thể và trầm trọng hơn: có khả năng đối mặt với tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối, lâu dần bệnh trở thành thuyên tắc tĩnh mạch sâu, nguy cơ cao thuyên tắc phổi; Hơn nữa, khi tĩnh mạch giãn nhiều gây vỡ và chảy máu nặng. Vết loét bị nhiễm khuẩn.

Biến chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Một tình trạng rất đáng quan ngại là 60 – 75% bệnh nhân giãn tĩnh mạch chỉ nhận thấy mình bị mắc bệnh lúc bệnh đã xuất hiện các biến chứng. 

Các biến chứng tiêu cực mà bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể đối mặt với bao gồm:

  • Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Đồng thời, sờ vào thấy nóng, đau và căng cứng dọc theo tĩnh mạch nông.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi: Chân bị sưng nề, tím, cùng với cảm giác đau dọc mạch máu tại vị trí có các nếp gấp. Nếu huyết khối bị bong và dịch chuyển lên tim có thể đe dọa trầm trọng đến tính mạng bởi động mạch phổi bị tắc.
  • Loét chân: Các vết loét mang lại cảm giác đau, từ lúc loét nông ban đầu rồi dần phát triển sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Xem thêm:

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý xã hội phổ biến, có quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng và làm việc. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân chắc hẳn sẽ cần tìm ra giải pháp để điều trị bệnh dứt điểm.

BS. Thành có chia sẻ rằng, “chìa khóa vàng” ngăn ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân là một thói quen sống điều độ:

  • Tập các bài thể dục đều đặn.
  • Bổ sung nhiều rau quả, tăng cường hấp thụ chất xơ và vitamin.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi – đứng một chỗ quá lâu. Nên thay đổi các tư thế, thực hiện bài tập co giãn chân.
nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Bệnh nhân nên đi thăm khám để có cách khắc phục tốt nhất

Tuy nhiên, khi bệnh giãn tĩnh mạch đang phát triển thành mãn tính. Lúc này, thay đổi lối sống chỉ hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng. Không chỉ có các phương thức tập luyện, ăn uống hợp lý, bệnh nhân cần được điều trị y tế theo chỉ định như:

  • Mang vớ ép y khoa.
  • Tiêm xơ tĩnh mạch.
  • Can thiệp nội mạch bằng tia Laser
  • Sử dụng keo sinh học Venaseal PLUS.

Địa chỉ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất ở đâu?

Vừa rồi, BS Thành tại Chuyên khoa Tĩnh mạch An Viên trực tiếp điều trị cho bệnh nhân V.T.H (Phú Thọ) khi chị bị suy giãn tĩnh mạch mức độ 4. Bệnh nhân thường ngày cảm thấy đau mỏi và có một số đường gân xanh nổi lên trên chân. Thỉnh thoảng, chị bị nặng chân và chuột rút bắp chân về đêm. tuy nhiên, chị cho rằng đây chỉ là bệnh vặt mà không đi khám.

Sau khi chẩn đoán, BS Thành cho biết nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch của chị H là do hàng ngày chị đứng giảng dạy trên lớp quá lâu cũng như chị đang trong thời kỳ bị tiền mãn kinh. BS Thành đã thực hiện điều trị bằng laser cho chị. Chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, quá trình điều trị kết thúc và hiện tại chân của chị đã trở lại như bình thường.

nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch
Kết quả điều trị của bệnh nhân tại An Viên

Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên không chỉ điều trị thành công cho chị H. mà đã giúp cho hơn 30.000 bệnh nhân khác trên khắp phạm vi toàn quốc thoát khỏi sự “hành hạ” của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Đây là một phòng khám tư nhân đạt tiêu chuẩn và đang dần nâng cao chất lượng thăm khám của mình.

Biết được nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chỉ là một phần giúp ích cho quá trình điều trị. Muốn khỏi bệnh triệt để cần phải có những biện pháp can thiệp phù hợp.  Liên hệ với An Viên để được đặt lịch thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN 

Cơ sở 1: số 1, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Link map: https://goo.gl/maps/ZPxbzpp4kNJVjXqSA

Cơ sở 2: số 765, Lê Hồng Phong, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Link map: https://goo.gl/maps/nSPdnPkZvmaEkC8p6

[ GIẢI ĐÁP] NÊN LÀM GÌ KHI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH?