[GIẢI ĐÁP] Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch là như thế nào?

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch nhận được sự quan tâm từ rất nhiều bệnh nhân. Đây là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải. Việc phát hiện kịp thời các hiện tượng bệnh lý sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên nhanh chóng hơn. Vậy suy giãn tĩnh mạch có hiện tượng như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Giải đáp về hiện tượng suy giãn tĩnh mạch

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới (chân) bị giảm sút. Từ đó, dẫn đến hiện tượng tích tụ máu lại, tạo ra sự biến đổi của huyết động. Thậm chí còn làm các tổ chức mô xung quanh bị biến dạng.

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chi dưới 

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Các giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch thường diễn biến với 3 giai đoạn cơ bản từ nhẹ đến nặng. Cụ thể, các giai đoạn ấy là:

Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu là lúc bệnh nhân có hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ. Lúc này, các biểu hiện của bệnh thường thoáng qua và không rõ ràng. Chẳng hạn như, người bệnh có cảm giác đau, nặng chân, thỉnh thoảng mang giày dép chật hơn bình thường.

Giai đoạn sau

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở giai đoạn sau càng ngày càng có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Tiêu biểu chính là:

  • Bệnh gây các dấu hiệu như sưng phù chân, xảy ra ở mắt cá hay bàn chân.
  • Vùng cẳng chân có triệu chứng loạn dưỡng và thay đổi màu sắc da. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc máu ứ đọng lâu ngày tại tĩnh mạch.
  • Các tĩnh mạch bị phì đại tạo cảm giác nặng, đau nhức chân.
  • Các hiện tượng suy giãn tĩnh mạch này không bị mất đi khi nghỉ ngơi. Thậm chí, trầm trọng hơn có thể quan sát thường xuyên một cách rõ nét các búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên da, các mảng bầm máu trên da,…
hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Các hiện tượng suy giãn tĩnh mạch cơ bản qua từng giai đoạn

Giai đoạn biến chứng

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại các biến chứng như:

  • Viêm tĩnh mạch nông huyết khối gây ra khả năng cao bị thuyên tắc phổi.
  • Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch tại giai đoạn này có thể gây giãn vỡ tĩnh mạch bất cứ lúc nào.
  • Vết loét của suy tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Biết được các hiện tượng suy giãn tĩnh mạch, điều tiếp theo bệnh nhân muốn biết chính là tại sao lại xảy ra những hiện tượng như thế này? 

Dưới đây, BS. Nguyễn Ngọc Thành, chuyên điều trị suy giãn tĩnh mạch tại Phòng khám An Viên đã chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ như sau:

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch

Giới tính

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Lý do là vì họ gặp phải tình trạng hormone bị biến đổi khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, thuốc tránh thai hay mãn kinh…

Quá trình tuổi tác lão hóa

Tuổi tác càng cao chính là nguyên nhân dẫn đến các mạch và van điều tiết máu bị suy yếu dần và thoái hóa. Do vậy mà những người cao tuổi thường xuất hiện những hiện tượng suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn người trẻ..

Người có tiền sử gia đình

Nếu một thành viên nào đó trong gia đình bạn bị giãn tĩnh mạch. Điều này chứng tỏ những người thế hệ sau có khả năng bị bệnh này cao hơn.

Do thừa cân hay béo phì

Béo phì hoặc thừa cân là một trong những lý do chủ yếu gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch cùng với các bệnh lý như xơ vữa động mạch, huyết áp cao và nhiều bệnh lý khác.

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch gây ra hậu quả gì?

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch gây ra hậu quả gì?

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng nếu như kéo dài thời gian điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả tai hại. Đó là:

  • Hậu quả đầu tiên, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị suy giảm trầm trọng ở những vị trí bị giãn tĩnh mạch. Hiện tượng loét sẽ xảy ra tại các vị trí da nhạy cảm và những vùng tĩnh mạch bị giãn. Chính vì vậy, nếu không được điều trị thì da rất dễ bị nhiễm khuẩn lở loét lan rộng ra các vị trí khác.
  • Nghiêm trọng hơn cả với hậu quả hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân là hình thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Chúng sẽ thuận theo dòng máu di chuyển về tim phải. Tiếp tục,chúng rất có thể sẽ được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, nặng nhất là trường hợp bệnh nhân có thể bị đột tử.

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Một số cách ngăn ngừa hiện tượng suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch không hề hiếm gặp hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và có nguy cơ trẻ hóa độ tuổi. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng khiến chân khó đi lại và khả năng phải đối mặt với sự hoại tử chân. 

Chính vì vậy, bệnh nhân cần phòng ngừa cũng như làm giảm nhẹ các hiện tượng suy giãn tĩnh mạch bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng vớ y khoa: Các loại tất y tế sẽ hỗ trợ khép các van trong mạch máu bị hở, việc máu chảy ngược được hạn chế. Từ đó, giảm phù nề.
  • Giữ cân nặng: Cân nặng quá trọng lượng quy định khiến đôi chân phải chịu nhiều áp lực và có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Chính vì vậy, nên tăng cường hấp thụ rau quả và tập thể dục đều đặn. Tránh xa đường bột, dầu mỡ, nước có ga, … để duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Uống đủ nước: Cách thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả nhất chính là uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước. Có thể uống trà, sinh tố, nước ép…
  • Sử dụng các loại trang phục thoải mái: Những loại trang phục như quần áo hay giày dép thoải mái sẽ hỗ trợ hoạt động của chân dễ dàng hơn. Khi xuất hiện hiện tượng suy giãn tĩnh mạch, nên hạn chế giày cao gót, mặc quần bó sát.
  • Tập thể dục chân: Nếu như đặc trưng công việc của bạn cần đứng hoặc ngồi nhiều. Hãy dành một chút thời gian tập thể dục cho đôi chân. Khi ngồi làm việc, chân nên kê cao hơn một chút để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và ngăn ngừa hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.

Điều trị hiện tượng suy giãn tĩnh mạch với công nghệ y khoa

Các cách làm giảm hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ bên ngoài mà không thể tác động đến bên trong.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng hơn cần tìm đến các phương pháp điều trị sử dụng y khoa để dứt điểm hiện tượng suy giãn tĩnh mạch, bao gồm:

Tiêm xơ tĩnh mạch

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Kết quả sau khi bệnh nhân tiêm xơ tĩnh mạch

Xem thêm:

Bác sĩ sẽ thực hiện đưa chất gây xơ bằng ống tiêm vào hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới. Từ đó, hình thành huyết khối gây tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Máu không còn tích tụ tại tĩnh mạch bị suy giãn và chấm dứt hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.

Điều trị bằng sóng cao tần hay tia laser

Theo các chuyên gia, phương pháp dùng nhiệt tỏa ra từ sóng laser làm tắc tĩnh mạch, giúp triệt tiêu các dòng trào ngược và tình trạng ứ đọng tại tĩnh mạch bị giãn. Đây là phương pháp an toàn, thời gian phục hồi nhanh và bảo đảm thẩm mỹ.

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Biện pháp laser nội mạch điều trị hiện tượng suy giãn tĩnh mạch

Chỉ cần với thời gian thực hiện từ 45 phút đến 1 tiếng là hiện tượng suy giãn tĩnh mạch có thể hoàn toàn bị biến mất.

Biện pháp can thiệp dùng keo sinh học

hiện tượng suy giãn tĩnh mạch
Biện pháp keo sinh học Venaseal

Ưu điểm của phương pháp điều trị hiện tượng suy giãn tĩnh mạch này là không xâm lấn, không để lại sẹo và thủ thuật được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ nên bệnh nhân còn phải cân nhắc.

Trên đây là bài viết đề cập đến các hiện tượng suy giãn tĩnh mạch. Nắm được các triệu chứng thì điều tiếp theo bệnh nhân cần làm là phải chẩn đoán tình trạng bệnh. Liên hệ với An Viên để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ chuyên môn.

LÀM SAO BIẾT MÌNH BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÍNH XÁC NHẤT

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN 

Cơ sở 1: số 1, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Link map: https://goo.gl/maps/ZPxbzpp4kNJVjXqSA

Cơ sở 2: số 765, Lê Hồng Phong, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Link map: https://goo.gl/maps/nSPdnPkZvmaEkC8p6