Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân không thể bỏ qua là gì?

Hiện nay, rất nhiều người chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân. Do đó, dẫn tới quá trình chữa trị và hồi phục gặp nhiều khó khăn do phát hiện muộn. Vậy cụ thể các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hay gặp là gì? tất cả sẽ có trong bài viết sau đây và được giải đáp một cách cụ thể nhất.

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân cần lưu ý

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý không còn xa lạ gì hiện nay. Bệnh lý này làm phù nề chi dưới, màu da bị thay đổi do áp lực tăng lên ở tĩnh mạch chi dưới. Bất kỳ vị trí tĩnh mạch nào trên cơ thể cũng có khả năng bị suy giãn, nhưng các tĩnh mạch chân là phổ biến nhất do hệ thống tĩnh mạch chân có cấu tạo phức tạp và thường xuyên chịu áp lực lớn.

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân điển hình

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân điển hình

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển thành 3 giai đoạn bệnh lý, nếu không để ý rất có thể bệnh nhân không phát hiện và phớt lờ cho đến khi bệnh đã ở phát triển thành các biến chứng.

Giai đoạn đầu: Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân tương đối mờ nhạt, dễ bị bỏ qua. Giãn tĩnh mạch chân nhẹ có các triệu chứng như:

  • Chân xuất hiện cảm giác đau, mỏi, nặng nề khi di chuyển, mang giày dép chật hơn bình thường;
  • Khi đứng lâu sẽ bị tê bì hoặc phù nhẹ chân;
  • Ban đêm có thể gặp tình trạng bị chuột rút bắp chân tăng nặng;
  • Có cảm giác kim châm ở vùng chân, kiến bò ở lòng bàn chân hoặc ngứa châm chích. 
  • Xuất hiện các mạch máu nổi li ti có thể quan sát bằng mắt thường.
dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Một số dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu

Giai đoạn tiến triển:

  • Phù chân, sưng phù tấy đỏ ở mắt cá chân hoặc cả bàn chân;
  • Vùng da cẳng chân có sự chuyển đổi màu sắc;
  • Cảm giác đau nhức do sự phì đại của các tĩnh mạch nổi phồng trên da;
  • Trầm trọng hơn có thể xuất hiện các tĩnh mạch nổi thành từng búi hoặc các mảng bầm máu trên da.
dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển

Giai đoạn biến chứng: Khi bệnh đã ở giai đoạn 3, dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân đã xuất hiện một vài số biến chứng rõ ràng hơn cụ thể hơn. Cụ thể như là:

  • Tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối của bệnh nhân nếu để về lâu sẽ tiến triển thành hiện tượng thuyên tắc phổi;
  • Chảy máu nặng do giãn tĩnh mạch phì đại.
  • Vết loét bị nhiễm khuẩn lan diện rộng.

Khi nhận thấy bản thân có một trong số các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân như đã đề cập, bệnh nhân cần lên phương án thăm khám và điều trị kịp thời. Để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh nhân nên đi thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân

Xem thêm:

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Nắm được dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân của 3 giai đoạn chỉ là một phần. Về diễn tiến tự nhiên của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới có 6 mức độ biểu hiện lâm sàng. Các cấp độ giãn tĩnh mạch chi dưới này được ghi chú từ C0-C6:

❖ C0: chưa có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân có thể quan sát hoặc sờ thấy

❖ C1: Giãn tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện những mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính tương đối bé, chỉ khoảng < 3mm

❖ C2: Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện nhiều hơn với đường kính>3mm

❖ C3: Chân bị sưng phù nhưng chưa có biến đổi trên da

❖ C4: Trên da có một vài sự thay đổi do bệnh lý tĩnh mạch gây ra

❖ C5: Xuất hiện biến đổi trên da nhưng đi cùng với các loét đã lành sẹo

❖ C6: Da vẫn bị biến đổi như trên nhưng đi cùng với loét đang tiến triển

Cùng với các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là những mức độ suy giãn tĩnh mạch chân như kẻ trên. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng rồi mới phát hiện.

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Bác sĩ đang thăm khám các cấp độ bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc biết được dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân, việc bệnh nhân nắm được những yếu tố suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp việc phòng tránh và phát hiện bệnh lý thêm phần hiệu quả hơn.

BS. Nguyễn Ngọc Thành, chuyên gia điều trị suy giãn tĩnh mạch tại Phòng khám An Viên đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau:

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Các đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

– Nghề nghiệp: Các công việc mang tính đặc trưng phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều như giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng,… gây ra tình trạng máu không di chuyển được đến các chi, nhất là chân. Từ đó, chân phải tăng sự chịu đựng áp lực lên, lâu ngày làm van bị tổn thương.

– Tuổi tác: Khi con người càng cao tuổi thì việc mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng lớn. Bởi vì, khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, quá trình lưu thông của máu kém đi, chức năng các van hoạt động cũng suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

– Béo phì: Những ai thừa cân hoặc béo phì không chỉ đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,…do lượng mỡ gây ra mà còn chịu đựng những sự khó chịu của suy giãn tĩnh mạch hành hạ. Vì khi quá béo, trọng lượng cơ thể tăng lên, máu tích tụ lại ở chân và khiến bệnh hình thành nhanh chóng.

8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Lời khuyên của bác sĩ cho những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Biết được các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân, điều tiếp theo bệnh nhân muốn được giải đáp chính là làm thế nào để điều trị những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra? Dưới đây, BS. thành sẽ chỉ ra 8 cách chữa giãn tĩnh mạch từ tự nhiên mà ai cũng nên biết:

  • Mang vớ suy giãn tĩnh mạch theo chỉ định từ các chuyên gia.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn gây bất lợi cho sức khỏe.
  • Xoa bóp suy giãn tĩnh mạch cùng tinh dầu nóng chuyên dụng.
  • Sử dụng các loại kem bôi trị giãn tĩnh mạch hoặc thuốc uống giãn tĩnh mạch.
  • Ngâm chân bằng nước ấm vừa phải.
  • Dùng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch.
  • Vận động đều đặn với tần suất vừa phải.

Nhận biết được các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân cùng với những cách tự nhiên điều trị tại nhà sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa được các biến chứng tai hại có thể xảy ra. Cùng với đó, là nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.

Điều trị các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân ở đâu tốt? 

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân
Phòng khám An Viên chuyên điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sau khi xác định được các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân sẽ thực hiện một vài biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, không tác động đến căn nguyên gây bệnh nên bệnh vẫn có thể bị tái phát lại.

Do đó, bệnh nhân nên can thiệp bằng các công nghệ y khoa sẽ cho những hiệu quả triệt để và dứt điểm nhất. Muốn thực hiện điều trị bằng các công nghệ y khoa cần đến sự hỗ trợ của các loại máy móc tân tiến. Các bác sĩ đầu ngành khuyên bệnh nhân nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín và nổi tiếng để yên tâm hơn khi điều trị.

Phòng khám An Viên là một trong những địa chỉ điều trị suy giãn tĩnh mạch được bầu chọn là tốt nhất hiện nay. Với các trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với tay nghề bác sĩ chất lượng cao, phòng khám hứa hẹn sẽ là nơi mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ tốt nhất cũng như chất lượng điều trị cao nhất có thể.

Trên đây là bài viết đề cập đến các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh nhân cần làm là phải đi thăm khám ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Liên hệ với An Viên để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ chuyên môn.

CÁC BIẾN CHỨNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH GÂY RA NGUY HIỂM KHÔNG?

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN 

Cơ sở 1: số 1, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Link map: https://goo.gl/maps/ZPxbzpp4kNJVjXqSA

Cơ sở 2: số 765, Lê Hồng Phong, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Link map: https://goo.gl/maps/nSPdnPkZvmaEkC8p6

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN