Suy tĩnh mạch ngoại biên là căn bệnh phổ biến khi xếp hạng xếp thứ 6 căn bệnh thường gặp trên thế giới. Theo nhiều báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cho biết, số người mắc suy tĩnh mạch đang tăng mạnh qua từng năm. Đặc biệt từ năm 2014 – 2018 số người mắc bệnh tăng tới 30% trong 4 năm. Do vậy việc lên phác đồ điều trị giãn tĩnh mạch là vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay.
Contents
- 1 Con số chứng minh bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên có tỷ lệ tăng đột biến
- 2 “Vén màn” nguyên nhân khiến suy tĩnh mạch ngoại biên tăng đột biến
- 3 Cách chẩn đoán lên phác đồ suy tĩnh mạch ngoại biên diễn ra như thế nào?
- 4 Điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên như thế nào?
- 5 Cách phòng tránh bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên
- 6 Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên điều trị khỏi cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch C4
Con số chứng minh bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên có tỷ lệ tăng đột biến
Tình trạng suy tĩnh mạch ngoại biên được thống kê cụ thể tại Việt Nam như sau:

Theo Bộ y tế Việt Nam công bố vào năm 2018 Việt Nam có hơn 20.000 ca mắc mới suy tĩnh mạch ngoại biên. Trong đó tỷ lệ mắc biến chứng chiếm tới ¾ tổng số bệnh nhân.
Nếu như trước đây các bệnh lý về tiêu hóa dạ dày là những căn bệnh có số người bị mắc đông nhất tại Việt Nam thì hiện nay suy tĩnh mạch ngoại biên đang dần soán ngôi các căn bệnh này và vươn lên vị trí top đầu.
Tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch ngoại biên ở Việt Nam hiện đang cao so với các nước trên thế giới và tỷ lệ biến chứng cũng cao trong top đầu. Bởi theo thống kê, cứ 100.000 người thì sẽ có 30 người mắc căn bệnh này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Suy tĩnh mạch ngoại biên là căn bệnh khởi phát với bệnh nền có tính chất lành tính. Tuy nhiên nếu để bệnh bước sang biến chứng sẽ khiến người bệnh bị đe dọa bởi những tình huống khó lường.
Nguy hiểm hơn trong vài năm gần đây số người mắc suy tĩnh mạch mạn đang dần có dấu hiệu trẻ hóa với số lượng người trong độ tuổi lao động mắc bệnh tăng cao và tăng nhanh. Phần lớn là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, đặc biệt là việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia sớm mà không chịu vận động.

Căn bệnh này thường khó phát hiện trong những giai đoạn đầu bởi các dấu hiệu mờ nhạt và thường dễ nhầm với các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên giai đoạn sớm lại chính là “thời điểm vàng” rất quan trọng để bạn điều trị bệnh.
“Vén màn” nguyên nhân khiến suy tĩnh mạch ngoại biên tăng đột biến
Suy tĩnh mạch ngoại biên thường có xu hướng phát triển trong âm thầm. Vì vậy khi bệnh phát hiện muộn sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kiến thức về bệnh, đặc biệt là nguyên nhân và triệu chứng để có thể nhận diện được bệnh gay từ ban đầu.
Béo phì làm tăng tỷ lệ suy tĩnh mạch ngoại biên
Không ít người bị suy tĩnh mạch ngoại biên đều có liên quan thừa cân, béo phì. Nên béo phì, thừa cân được liệt vào danh sách có nguy cơ cao gây nên bệnh. Bởi lẽ khi béo phì tức là lúc các mô mỡ trong cơ thể bạn phát triển mạnh, làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến quá trình vận chuyển máu vốn khó khăn càng trở lên hạn hẹp hơn.

Ăn uống kém lành mạnh gây giãn tĩnh mạch
Ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây suy tĩnh mạch ngoại biên hiện nay. Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh… đang trở thành xu hướng hàng đầu hiện nay vì độ ngon và độ tiện lợi.
Tuy nhiên chúng là chứa nhiều chất bảo quản, gây viêm, gây lão hoá, gây táo bón, gây béo phì…. Đây đều là những tác nhân xấu ảnh hưởng tiêu cực tới các tĩnh mạch nên bạn cần tránh xa.
Uống rượu bia, hút thuốc – Gây gia tăng tỷ lệ mắc giãn tĩnh mạch rất cao
Thói quen uống rượu bia, hút thuốc.. là thói quen hình thành sớm ở bộ phận không nhỏ người trẻ hiện nay. Nhưng lại không hề hay biết thói quen này sẽ khiến hư hại tĩnh mạch, làm chậm quá trình thanh lọc, chuyển hóa của cơ thể nên gây viêm và làm tổn thương lòng mạch máu.

Lười vận động gây suy tĩnh mạch ngoại biên
Suy tĩnh mạch ngoại biên chính là hậu quả của việc lười vận động. Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết, lười vận động là 1 trong 4 nguy cơ hàng đầu gây nên giãn tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ phát triển các dạng nghiêm trọng của bệnh.
Không vận động trong thời gian dài sẽ làm cơ và tĩnh mạch không được rèn luyện. Vì vậy theo thời gian chúng sẽ trở lên suy yếu, lão hoá nhanh và khả năng chịu đựng cũng suy giảm khiến nguy cơ bị suy tĩnh mạch ngoại biên ngày càng gần .
Xem thêm>>> 18 lời khuyên dành cho bệnh nhân suy tĩnh mạch
Tính chất công việc ít di chuyển
Không phải ngẫu nhiên là việc lựa chọn công việc ít di chuyển được xem xếp vào nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân. Bởi lẽ lựa chọn công việc văn phòng đang là xu hướng nhiều người chọn hiện nay.
Tuy nhiên khi ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch nhanh chóng bị suy yếu. Các tĩnh mạch và cơ của cơ thể cũng không còn nhanh nhạy khi cần thích ứng với động tác đứng, đi, chạy nhảy. Đây cũng là nguyên nhân gây tê bì chân, chuột rút chân hay sưng, nặng chân nếu bạn ngồi làm việc trong thời gian dài.

Bắt chéo chân, mặc quần áo bó sát
Bắt chéo chân, mặc quần áo bó sát là thói quen thường xuyên xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên chính thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiên quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Lâu ngày gây nên ứ đọng máu và xuất hiện suy tĩnh mạch ngoại biên.
Có thể bạn quan tâm>>> Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Cách chẩn đoán lên phác đồ suy tĩnh mạch ngoại biên diễn ra như thế nào?
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả hay không cần phụ thuộc lớn vào cách chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch có chính xác hay không, lên phác đồ điều trị có phù hợp không?
Việc chẩn đoán nguy cơ bị suy tĩnh mạch ngoại biên được bắt đầu với việc thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
Quá trình thăm khám để chẩn đoán bệnh có thể diễn ra diễn ra như sau:

- Hỏi han bệnh nhân về triệu chứng, tiền sử, bệnh nền liên quan…
- Quan sát về tình trạng bệnh bằng mắt thường
- Xét nghiệm, siêu âm tĩnh mạch để xác định chức năng, tốc độ, dòng chảy máu… Đa số trường hợp bệnh đều có thể chẩn đoán và xác định thông quá máy siêu âm Doppler.
- Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và tiến hành phân tích cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân
- Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng bệnh cũng như lý do bệnh nhân cần can thiệp biện pháp nào để điều trị.
Tay nghề, kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp bệnh nhân có thể điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên hiệu quả hay không. Hay nói các khác bác sĩ là người thiết lập, nghiên cứu phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân.
Điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được chỉ định để điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là những cách sau:

- Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN: Biện pháp này là sử dụng dung dịch thuốc gây xơ làm vô hiệu hoá và chấm dứt mọi hoạt động của tĩnh mạch suy giãn.
- Can thiệp Laser nội mạch EVLA: Đưa nhiệt năng từ laser dẫn vào tĩnh mạch để làm teo tĩnh mạch, khiến máu không thể đi qua, chấm dứt hiện tượng máu ứ đọng.
- Keo sinh học Venaseal Plus: Sử dụng đặc tính cô đặc của keo sinh học, các bác sĩ dẫn keo vào lòng tĩnh mạch để lấp đầy chúng ngăn chặn máu tiếp tục đi qua tĩnh mạch hỏng.
Đây là 3 biện pháp có thể trị dứt điểm suy tĩnh mạch ngoại biên. Tùy tình trạng và cấp độ, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp.

Ngoài 3 phương pháp này bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nhẹ hoặc chưa đủ điều kiện can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa sẽ được tư vấn can thiệp mố số cách khắc phục nhẹ nhàng hơn như:
- Liên tục áp dụng các tập giãn tĩnh mạch chân tại chỗ khi công việc ít di chuyển
- Áp dụng 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch như xoa bóp, nâng cao chân, chườm lạnh, ngủ nghiêng sang trái…
- Sử dụng chế độ ăn uống đúng cho người giãn tĩnh mạch
- Uống thuốc tránh đông máu nếu bác sĩ chỉ định…
Cách phòng tránh bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên
Để phòng tránh sự xuất hiện của suy tĩnh mạch ngoại biên, theo Ths.Bs Nguyễn Ngọc Thành khuyến cáo, bạn cần thực hiện nghiêm túc những điều sau:

- Không nên mặc loại quần chật và hạn chế tối đa việc mang giày cao gót
- Ngồi đứng tư thế khi làm việc và tránh xa tư thế bắt chéo chân, ngồi xổm
- Khi nằm nên kê chân lên 15-20 cm
- Nên tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày
- Khi công việc ngồi lâu, đứng lâu bạn cần áp dụng các bài tập tại chỗ hoặc đi lại xung quanh không gian làm việc
- Tránh mang vác, khiêng nặng vì chúng làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải và áp lực
- Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch nên đảm bảo khẩu phần ăn có nhiều chất xơ và tránh xa dầu mỡ, đồ ăn sẵn
- Không nên để cơ thể bị béo phì
- Đảm bảo uống đủ 2l nước mỗi ngày.
Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên điều trị khỏi cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch C4
Để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của việc điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên mọi cấp độ. Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đã liên tục ứng dụng và cập nhật các phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay như tiêm xơ, laser, keo sinh học cùng các thiết bị y tế cực kỳ hiện đại. Nhờ vậy mà đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh, kể cả là những ca giãn tĩnh mạch cấp độ biến chứng.

Hiện nay, chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đã ứng dụng rất thành công trong việc áp dụng laser để trị suy tĩnh mạch ngoại biên. Điển hình, vừa rồi đơn vị đã can thiệp cho trường hợp bác S, 65 tuổi, Thanh Hóa bị suy tĩnh mạch ngoại biên 20 năm.
Mặc dù bị giãn tĩnh mạch 20 năm nhưng do chủ quan nên bệnh nhân không thăm khám cũng không điều trị. Chỉ đến khi đôi chân bị biến đổi sắc tố da quá nhiều, tĩnh mạch trở lên phì đại, liên tục bị đau chân, chuột rút bệnh nhân mới thăm khám.
Người bệnh được chẩn đoán suy tĩnh mạch ngoại biên cấp độ 5. Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định can thiệp điều trị bằng laser. Sau 2 ngày điều trị bệnh nhân đã mất hẳn các triệu chứng, tĩnh mạch phì đại và biến đổi sắc tố da cũng lập tức được thuyên giảm.

Trên đây là những chia sẻ về phác đồ điều trị suy tĩnh mạch ngoại biên và cách phòng ngừa cũng như việc điều trị được đề cập ở phần trên. Liên hệ với An Viên qua hotline để đặt lịch thăm khám miễn phí và tư vấn trực tiếp.
CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
- Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
- Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
- Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng