Bệnh suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân gây nên là gì? 

Việc xác định suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân gây nên có tác dụng rất lớn trong việc điều trị và đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh. Vậy nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch bao gồm những gì? Ts, bs Thành chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này trong nội dung chia sẻ dưới đây.

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Trước khi xác định được suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân thì bạn cần hiểu được những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân và cơ chế hình thành

Khi máu khi đi qua tĩnh mạch ở chân, van sẽ có trách nghiệm đóng lại để ngăn sự trào ngược. Tuy nhiên, khi van tổn thương chúng sẽ không còn thực hiện được nhiệm vụ này theo đúng hướng. Máu thay vì đi lên tim lại đi ngược lại xuống chân gây nên hiện tượng ứ đọng máu.

Các trường hợp giãn tĩnh mạch thường sẽ như sau:

  • Tình trạng giãn tĩnh mạch với các đường dài ngoằn ngoèo > 3mm
  • Tĩnh mạch hình lưới từ 1-3 mm 
  • Tĩnh mạch mạng nhện < 1mm
suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Hình ảnh suy gĩan tĩnh mạch của bệnh nhân khi thăm khám tại An Viên

Suy giãn tĩnh mạch thường sẽ đem lại cho người bệnh sự khó chịu do bị tê bì, nặng chân, sưng phù chân, chuột rút chân… Bên cạnh đó người bệnh cũng cảm thấy rất tự ti vì những đường tĩnh mạch nổi dưới da. 

Suy giãn tĩnh mạch cần được can thiệp và điều trị sớm nếu không nguy cơ đối diện với các biến chứng như vỡ tĩnh mạch, hình thành các cục máu đông đi về phổi… 

Suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân

Theo các chuyên gia chuyên nghiên cứu về suy giãn tĩnh mạch chi biết: Có rất nhiều  nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân. Điển hình là những nguyên nhân được nêu ra dưới đây:

Do yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu trong gia đình có thành viên bị suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ rất cao phải đối diện với căn bệnh này.

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Suy giãn tĩnh mạch có thể lây theo di truyền

Do tuổi tác

Người cao tuổi luôn là những đối tượng thường hay bị suy giãn tĩnh mạch nhắm tới. Nguyên nhân là do sự suy yếu của hệ thống van khi về già chính là nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Do giới tính

Phụ nữ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do tiền mãn kinh, do thay đổi nội tiết tố đột ngột làm ảnh hưởng đến độ co giãn, đàn hồi của mạch máu.

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân gây nên

Do béo phì

Khi cơ thể bị béo phì thì khối lượng mỡ trong cơ thể sẽ gia tăng áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch khiến chúng phải làm việc một cách nặng nề và chậm chạp hơn. Đây cũng là việc khiến cho máu kém lưu thông và dẫn dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh

Những thói quen như ngồi lâu một chỗ, ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích và văn uống thiếu khoa học chính là những yếu tố hàng đầu góp phần gia tăng sự phát triển suy giãn tĩnh mạch.

Do mang thai

Phụ nữ trong và sau khi sinh rất có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng đột ngột của thai nhi tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chân, vùng bụng và vùng chậu.

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Phụ nữ trong và sau khi sinh rất có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch

Có thể thấy, suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chình vì vậy để có kết quả chính xác nhất về nguyên nhân gây nên người bệnh cần phải được thăm khám và can thiệp biện pháp điều trị kịp thời.

Nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua 6 cấp độ

Suy giãn tĩnh mạch được chia thành 6 cấp độ dựa trên triệu chứng và độ dài tĩnh mạch bị suy giãn. Các cấp độ này xác nhận nhờ vào việc siêu âm Doppler và thiết bị soi tĩnh mạch VeinViewer để đo đường kính của tĩnh mạch.

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch như sau:

  • Cấp độ 0: Giai đoạn này thường không có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân phát hiện ra bệnh chỉ khi nhờ vào các thiết bị thăm khám bằng công nghệ y khoa.
  • Cấp độ 1: Các tĩnh mạch ở cấp độ này thường giãn nhỏ hơn 1mm nhưng vẫn nằm bên dưới bề mặt da nên người bệnh thưởng không để ý
  • Cấp độ 2: Các tĩnh mạch tại cấp độ này thường giãn theo cấu trúc mạng nhện nhỏ kích thước >1mm và < 3mm. Người bệnh cũng dễ nhận thấy chúng xuất hiện bên ngoài bề mặt da khu vực mặt sau vùng đùi.
suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua 6 cấp độ
  • Cấp độ 3: Các tĩnh mạch ở cấp độ này giãn to với đường kính giãn trên 3 mm.
  • Cấp độ 4: Các tĩnh mạch lớn thêm và bị quặn lại, gây ra rất nhiều triệu chứng
  • Cấp độ 5: Xuất hiện vết loét lành và không lành
  • Cấp độ 6: Xuất hiện thêm nhiều vết loét không lành sâu và bẩn, da sạm màu…

Việc nhận biết cấp độ và suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân là việc rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, nếu thấy bản thân có dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch hãy đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?

Suy giãn tĩnh mạch có thể chữa khỏi được không là điều mà bất cứ ai khi bị căn bệnh này cũng đều quan tâm. Hiện nay với việc phát triển của nền y khoa thì việc điều trị suy giãn tĩnh mạch đã trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. 

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?

Các phương pháp điều trị mới như tiêm xơ, laser hay keo sinh học có thể trị dứt điểm hẳn suy giãn tĩnh mạch mà không để lại sẹo hay biến chứng như các pháp can thiệp truyền thống.

Tuy nhiên người bệnh cũng cần tích cực thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho khoa học nhất. Nếu không suy giãn tĩnh mạch có thể tái phát tại chính những tĩnh mạch mới. Điều này sẽ gây cản trở rất lớn cho việc điều trị và tốn kém chi phí cho bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sau khi xác định được suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân thì việc tiếp theo đó là cần can thiệp các biện pháp điều trị căn bệnh này.

Có rất nhiều các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, bao gồm như sau:

suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
  • Thay đổi lối sống bằng việc vận động thường xuyên, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, nâng cao chân, tránh mang giày cao gót, áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
  • Giảm cân khi cần thiết
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, uống đủ nước, tránh đồ uống, thực phẩm có hại cho tĩnh mạch
  • Sử dụng vớ y khoa để giảm sự giãn nở của tĩnh mạch
  • Điều trị bằng công nghệ y khoa như tiêm xơ, laser hay keo sinh học. Đây đều là các phương pháp xử lý suy giãn tĩnh mạch hiệu quả mà không gây biến chứng.
suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân
Vớ y khao có công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Việc phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch sớm rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ đối diện các biến chứng và tăng cơ hội thoát khỏi bệnh tận gốc.

Xác định suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân sẽ giúp đưa ra giải pháp điều trị tổng thể từ đó đem lại cơ hội điều trị bệnh cho người bệnh được cao hơn. Liên hệ với An Viên qua hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !
 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN