Áp dụng chữa suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược là cách được nhiều người áp dụng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay các chuyên gia, bác sĩ của Tĩnh Mạch An Viên sẽ chia sẻ tới bạn đọc 5 bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược hiệu quả nhất. Cùng theo dõi và áp dụng nhé
Contents
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới – vấn đề thường gặp trong xã hội ngày nay
“Hy vọng rằng quý bạn đọc đang theo dõi bài viết này và đang tìm hiểu về vấn đề suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược, đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về căn bệnh này”.

Suy giãn tĩnh mạch được hình thành do sự suy giãn của van tĩnh mạch. Van không đóng kín khi máu đi qua khiến cho máu trào ngược lại chân gây nên ứ đọng và hình thành nên SGTM.
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường có các triệu chứng như:
- Đau mỏi chân, tê bì chân
- Cảm thấy phù nề và nặng nề chân.
- Ban đêm hay bị chuột rút chân
- Chân có cảm giác như kiến cắn dưới da
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới xuất hiện phổ biến trong xa hội ngày nay. Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam có khoảng 30% người trưởng thành và hơn 50% người ở tuổi từ 50 trở lên bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này tương đối đa dạng như sau:
- Thừa cân, béo phì
- Ít hoạt động thể dục thể thao
- Do di truyền
- Công việc có đặc thù yêu cầu phải ngồi lâu, đứng nhiều như nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy, thợ may, lễ tân, nhân viên siêu thị…
- Ngoài ra nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ còn do mang thai, đi giày cao gót, mắc quần áo quá chật thường xuyên,
5 bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược
Điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược thường được áp dụng với bệnh nhân bắt đầu bị suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn đầu. Dưới đây là 5 bài thuốc hiệu quả nhất mà An Viên đã tổng hợp lại.
Trị suy giãn tĩnh mạch bằng tỏi

Tỏi là bài thuốc trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược đầu tiên được nhắc đến. Từ xa xưa tỏi đã được biết đến với công dụng giúp loại bỏ hiệu quả các chất độc hại còn tồn tại trong máu, thúc đẩy máu được lưu thông và ngăn chặn các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gây nên.
Cách thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng tỏi như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 6 tép tỏi và dầu oliu.
- Bước 2: Lấy 6 tép tỏi bóc vỏ rửa sạch, để khô và thái mỏng.
- Bước 3: Cho tỏi đã thái lát vào cùng 2 muỗng dầu oliu trộn đều hỗn hợp này và ủ khoảng 10–12 tiếng.
- Bước 4: Sử dụng hỗn hợp bôi lên vùng suy giãn sau đó massage nhẹ nhàng.
Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má
Uống diếp cá trị giãn tĩnh mạch là cách chữa suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược được nhiều người áp dụng. Rau diếp cá là một loại thực vật rất giàu các thành phần chống oxy hóa và cải thiện viêm cho các tĩnh mạch.

Bên cạnh đó trong rau diếp cá còn có có chứa chất Flavonoi – Thành phần giúp tăng cường lưu thông máu, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn, tăng sức bền tĩnh mạch và giảm sưng tấy ở người giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Hướng dẫn cách làm uống diếp cá trị giãn tĩnh mạch như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 250g diếp cá,
- Bước 2: Nhặt sạch và rửa thật sạch bằng nước
- Bước 3: Cho diếp cá vào máy xay nhuyễn
- Bước 4: Lọc lấy nước uống và bỏ bã
Vì đặc tính của rau diếp cá có mùi tanh nên với một số người sẽ không quen. Để hạn chế vị tanh ban có thể cho thêm ít đường để dễ uống hơn. Duy trì uống ngày 1-2 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Gừng chữa giãn tĩnh mạch
Gừng được mệnh danh là bài thuốc Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay. Công dụng là đem lại với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch là chống viêm và tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch và đau nhức, tê bì…

Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị sẵn 60g gừng tươi
- Bước 2: Cạo sạch vỏ và rửa sạch
- Bước 3: Thái gừng thành nhiều lát mỏng
- Bước 4: Đun sôi nước và cho gừng vào đun thêm khoảng 6-7p.
- Bước 5: Lọc lấy nước và cho 2 thìa cafe mật ong vào uống 2-3 lần trong ngày để có hiệu quả nhất.
Nha đam chữa suy giãn tĩnh mạch
Nha đam là bài thuốc suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng. Trong nha đam chứa hàm lượng lớn glucomannan, axit gibberellic và axit salicylic. Đây đều là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và giảm phù nề cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá nha đam
- Bước 2: Lấy phần keo của nha đam rửa sạch và bôi lên khu vực bệnh từ 10-20 phút
- Bước 3: Rửa lại với nước ấm
Thực hiện mỗi ngày 2 lần và duy trì kéo dài trong vòng 2 tháng. Hiệu quả giảm đau, giảm sưng, giảm phù nề, giảm viêm được trông thấy rõ.
Cúc vạn thọ trị suy giãn tĩnh mạch
Hoa cúc vạn thọ là thảo dược điều trị suy giãn tĩnh mạch tuyệt vời bởi bảng thành phần “vàng” có chứa chất flavonoid và vitamin C – Giúp đẩy lùi quá trình “lão hóa” và cải thiện đàn hồi của các tĩnh mạch.

Cách thực hiện hoa cúc chữa suy giãn tĩnh mạch như sau:
- Bước 1: Đun hoa cúc vạn thọ cùng nước sôi.
- Bước 2: Lấy vải thấm vào nước sau đó đặt lên chỗ sưng khoảng 5 phút.
Lưu ý:
Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng HOÀN TOÀN không có tác dụng thay thế các phương pháp điều trị bằng công nghệ y khoa.
Một số lưu ý khi trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược
Điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược là cách làm nhanh gọn và tiện ích được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên khi sử dụng cách này để điều trị giãn tĩnh mạch, cần lưu ý những điều sau:

- Kết hợp cùng lối sống khoa học, lành mạnh
- Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng trong ngày
- Tăng lượng chất xơ và bổ sung vitamin qua các bữa ăn hàng ngày
- Nếu công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều thì bạn nên tranh thủ đi lại tại chỗ để giảm tình trạng ứ đọng máu.
- Thường xuyên tập thể dục để máu lưu thông
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Không ăn đồ ăn cay hoặc khó tiêu.
- Cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bị bệnh.
Trên đây là các bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì hãy liên hệ với các bác sĩ của An Viên qua hotline để được hỗ trợ.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng