Suy giãn tĩnh mạch độ 2 là giai đoạn khởi phát của bệnh. Ở giai đoạn này nếu người bệnh có thể phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ lập tức ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh về sau và hạn chế nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Nhận biết suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2
Suy giãn tĩnh mạch độ 2 là giai đoạn khởi phát của bệnh, chúng được hình thành do van của tĩnh mạch bị suy yếu. Tuy nhiên ở giai đoạn này chưa gây nên những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như cấp độ 5,6.

Việc nhận biết suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 chính là “khởi màn” để giúp bạn chủ động đưa ra việc thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau đe doạ.
Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 hầu như đều sẽ phải trải qua các triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện các tĩnh mạch giãn trên 3mm, chúng có thể có màu xanh hoặc tím
- Chân bị đau nhức: Triệu chứng đau nhức thường xuyên xảy ra ở chân, bắp chân, bàn chân. Chúng có thể gia tăng mạnh hơn khi đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài
- Phù chân: Phù chân là một dấu hiệu điển hình trong giai đoạn suy giãn tĩnh mạch độ 2. Tình trạng này có thể trở nên rõ rệt vào cuối ngày và thuyên giảm hơn vào buổi sáng
- Nặng chân: Chân luôn có cảm giác nặng nề khi bước đi do áp lực của dòng máu ứ đọng
- Da bị thay đổi màu: Khi bị suy giãn tĩnh mạch độ 2, da ở khu vực vùng mắt cá chân, bắp chân thường trở lên bong tróc, khô đóng vảy

Nếu thấy đôi chân của mình có những dấu hiệu trên, bạn hãy theo dõi sát sao thêm sự chuyển biến. Đồng thời liên hệ lập tức với các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và can thiệp nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của suy giãn tĩnh mạch mọi cấp độ.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 như thế nào?
Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 thường sẽ rất đơn giản hơn rất nhiều so với cấp độ 5,6. Ngoài ra, việc can thiệp điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển tới các giai đoạn nặng và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Ts, Bs Thành – Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên cho biết:
Trong giai đoạn suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2. Thường vẫn chưa có biểu hiện quá nghiêm trọng và vẫn trong nằm trong sức chịu đựng của người bệnh. Nên sau khi thăm khám ở trường hợp này thường sẽ có hại phác đồ điều trị. Đó là điều trị tại nhà và phác đồ điều trị bằng công nghệ y khoa.
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, thay đổi sinh hoạt, ăn uống, thói quen ngủ nghỉ. Cụ thể:

- Áp dụng chế độ ăn uống: Tích cực sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E, uống nhiều nước, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Không ngồi, đứng quá lâu một tư thế, áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, không vắt chéo chân..
- Tích cực rèn luyện thể thao: Lựa chọn các môn thể dục thể thao tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch như yoga, bơi lội, đi bộ,… hoặc xoa bóp giãn tĩnh mạch
Xem thêm>>> Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Với phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà. Bệnh nhân cần hết sức tuân thủ làm theo. Nếu không bệnh sẽ nhanh trong tiến triển sang giai đoạn sau.

Áp dụng công nghệ y khoa để điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2
Việc sử dụng công nghệ y khoa như tiêm xơ, laser hay keo sinh học để điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 sẽ giải quyết dứt điểm được bệnh.
Các phương pháp này hầu như đều thực hiện “thao tác” làm vô hiệu hóa tĩnh mạch bị suy giãn. Từ đó làm máu không thể lưu thông qua và chấm dứt hẳn căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Vấn đề này cần được xem xét trên rất nhiều góc độ. Căn nguyên hình thành nên suy giãn tĩnh mạch đó là hệ thống van gặp trục trặc, làm chức năng đóng mở của chúng không còn được nhạy bén. Khi máu đi qua van phải đóng lại thì chúng lại bị hở ra khiến máu bị trào ngược lại chân.

Ở mức độ 1,2, suy giãn tĩnh mạch chưa gây ra quá nhiều biến động cho sức khỏe. Nên giai đoạn này bệnh vân nằm trong vùng an toàn. Tuy nhiên bước sang giai đoạn 3, bệnh lúc này đã gây nên rất nhiều vấn đề phiền toái. Người bệnh lúc này cũng bị đe dọa bởi nguy cơ hình thành nhiều biến chứng.

Giai đoạn 5,6 là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm khi các biến chứng đã được hình thành như vỡ tĩnh mạch, hình thành các cục khối máu đông…
Và đến đây bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Rồi phải không?
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch xuất hiện
Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch độ 2 hoặc bất cứ cấp độ nào, bạn có thể thực hiện những cách sau:
- Duy trì một lối sống lành mạnh: Tích cực tập thể dục thường xuyên, luôn giữ trọng lượng cơ thể mức phù hợp, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích.
- Tăng cường việc lưu thông máu: Việc này có thể thực hiện qua việc nâng cao chân lên, massage chân, đi lại thường xuyên, hạn chế ngồi lâu một chỗ.

- Sử dụng dép, giày thoải mái và có độ cao phù hợp: Nên chọn giày, dép thoải mái, có độ nâng cao phù hợp để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung giàu chất xơ và vitamin C đồng thời giảm tối đa việc sử dụng thực phẩm có dầu mỡ, hạn chế muối để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Không vắt chéo chân: Vắt chéo chân là thói quen xấu làm cản trở máu đi về tìm.
- Đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu.
Suy giãn tĩnh mạch độ 2 cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng về sau. Liên hệ với An Viên ngay hôm nay để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ từ các chuyên gia đầu ngành.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !