Sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân cần chú ý những điều gì để tránh tái phát bệnh. Bài viết dưới đây của An Viên sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất để bạn có thể thoát khỏi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch “trọn đời” nhé.
Contents
- 1 Điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân bao lâu thì lành?
- 2 Kinh nghiệm phải biết để tránh tái suy giãn tĩnh mạch bắp chân sau điều trị
- 3 Áp dụng các bài tập giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát
- 3.1 Bài tập đạp xe trên không ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
- 3.2 Bài tập xoay khớp cổ chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
- 3.3 Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
- 3.4 Bài tập nhón gót chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân bao lâu thì lành?
Mức chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân hiện nay dao động từ 15 triệu đến 60 triệu. Với nhiều người đây là mức chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tìm đến điều trị bằng các phương pháp này chưa bao giờ giảm.

Bởi lẽ các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay có độ an toàn cao, thời gian phục hồi cũng nhanh chóng, không gây đau, không gây biến chứng…
Vậy điều trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân bao lâu thì lành?
Thông thường, nếu bạn điều trị suy giãn tĩnh mạch bàng các công nghệ hiện đại như iêm xơ IVEIN trị giãn tĩnh mạch chân ,can Thiệp Laser Nội Mạch EVLA, can Thiệp Keo Sinh Học Venaseal Plus… thì chân sẽ được phục hồi ngay sau khi can thiệp.

Nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia và bệnh nhân sau điều trị suy giãn tĩnh mạch thì tốc độ lành bệnh sau thủ thuật rất nhanh và 90% bệnh nhân đều đi lại sinh hoạt bình thường sau điều trị.
Tuy nên sau khi điều trị giãn tĩnh mạch chân, bạn nên chú ý chăm sóc đôi chân bằng cách hạn chế lao động nặng, hạn chế ngâm chân bằng nước nóng, đeo tất y tế, ăn uống khoa học… Để giúp đôi chân được phục hồi tốt hơn.
Xem thêm: >>> Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Kinh nghiệm phải biết để tránh tái suy giãn tĩnh mạch bắp chân sau điều trị
Để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị bệnh nhân cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Hãy thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cặn kẽ và chuẩn xác. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu điểm và phù hợp với từng tình trạng bệnh lý nhất định. Nói cách khác, để không bị tái phát bệnh thì ngay từ đầu bạn cần được khám và tư vấn đúng phương pháp.

Thứ hai: Cần phải bảo vệ và chăm sóc đôi chân đúng cách sau phẫu thuật. Trong 1 tháng đầu hãy đeo vớ y khoa, tránh lao động nặng, không nên ngồi quá lâu một chỗ…
Đặc biệt, hãy làm việc khoa học kết hợp dinh dưỡng tốt cho đôi chân để tránh tái lại hiện tượng ứ đọng máu sau điều trị.
Thứ ba: Trong 3 tháng đầu sau can thiệp nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo đúng định kỳ.
Áp dụng các bài tập giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch, tĩnh mạch giãn quá to, vỡ tĩnh mạch… Đáng lo ngại hơn khi cục huyết khối trong tĩnh mạch hình thành và di chuyển đến phổi sẽ làm phổi bị tắc nghẽn. Đây là biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ nên phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Tuy nhiên để ngăn ngừa bệnh tái phát thì yếu tố đầu tiên là cần hạn chế nguyên nhân gây bệnh như thừa cân, tránh ngồi bệnh…
Áp dụng các các bài tập giãn tĩnh mạch chân dưới đây chắc chắn cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch cho thấy hiệu quả khá tích cực.
Bài tập đạp xe trên không ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
Cách thực hiện bài tập đạp xe đạp chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát như sau:

Tại tư thế nằm ngửa lên sàn, bạn nâng hai chân lên khỏi mặt đất. Sau đó đưa hai chân lên và thực hiện động tác đạp xe như đạp xe bình thường. Đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 vòng. Sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu.
Bài tập xoay khớp cổ chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
Cách thực hiện bài tập xoay khớp cổ chân như sau:

Tại tư thế ngồi làm việc, đưa hai lên cao hẳn so với mặt đất 20cm. Tiến hành xoay 2 khớp cổ chân sang phải 5 lần. Sau đó xoay ngược lại sang trái 5 lần. Cách này ngăn máu ứ đọng rất hiệu quả với dân văn phòng.
Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân được đánh giá là bài tập ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:
Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng sau đó nâng hai chân lên khỏi mặt sàn, chân trái co lên trước, chân phải duỗi thẳng. Và ngược lại.
Thực hiện từ 10 đến 15 lần. Tập 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài tập nhón gót chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát
Bài tập nhón gót chân ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tái phát được tiến hành như sau:

Người tập ngồi trên ghế sau đó thực hiện tập nhón gót chân. Nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng và chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa chân trở lại vị trí bắt đầu. Tập từ 10 đến 15 lần như vậy và mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
Trên đây là những kinh nghiệm sau khi trị suy giãn tĩnh mạch bắp chân để tránh tái phát bệnh. Khi cảm thấy đôi chân có vấn đề hãy liên hệ với An Viên qua hotline để được thăm khám và tầm soát MIỄN PHÍ từ các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.