Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc xây dựng lối sống sinh hoạt, vận động, ăn uống lành mạnh…sau đây sẽ giúp bạn tránh xa khỏi căn bệnh này.
Contents
Cơ chế hình thành nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân thì bạn phải nắm được những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng triệu người dân trên toàn thế giới bởi các biến chứng nguy hiểm.

Cơ chế hình thành nên suy giãn tĩnh mạch khá phức tạp như sau:
Các tĩnh mạch chi dưới sẽ có trách nghiệm đưa máu trở về tim để cung cấp sự sống cho cơ thể. Trong quá trình này chúng sẽ phải đi qua hệ thống van tĩnh mạch… van sẽ đóng lại khi dòng máu đi qua để chúng không bị trào ngược lại chân.
Tuy nhiên, khi van tĩnh mạch bị suy yếu thì chức năng đóng mở này của chúng không còn được hoạt động như bình thường. Van phải đóng lại thay vì máu đi qua thì nó lại không đóng hoặc đóng không kín làm cho máu bị trào ngược lại chân. Hiện tượng này làm tĩnh mạch giãn ra và từ đó gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Yếu tố nào hình thành nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay không có một yếu rô cụ thể nào được xác định là gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mà thay vào đó các chuyên gia cho biết suy giãn tĩnh mạch có thể đến tứ rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố hàng đầu được kể đến đó là:

- Di truyền
- Tuổi tác
- Nghề nghiệp
- Lối sống
- Giới tính…
Dấu hiệu cho biết nguy cơ cao bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch
Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng chúng thường tập trung nhắm đến nhưng ngươi cao tuổi và những người ít vận động. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1 của suy giãn tĩnh mạch
Giai đoạn 1 là giai đoạn hình thành của bệnh. Giai đoạn này cũng chưa có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy có các triệu chứng như nặng chân, tê nhức, chuột rút chân… Phần lớn bệnh nhân đều bỏ qua các triệu chứng này vì coi đó là biểu hiện bình thường của cơ thể.

Giai đoạn 2 của suy giãn tĩnh mạch
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng hơn. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng các cơn đau nhức, tê bì, chuột rút thường xuyên. Nhất là khi đứng hoặc ngồi trong một tư thế quá lâu. Ngoài ra, chân còn có thể bị sưng phù một cách bất thường. Các đồ vật như giày hay quần áo có thể cảm thấy người bệnh cảm thấy chật chội hoặc khó chịu vì sự sưng phù tại chân.
Giai đoạn 3 của suy giãn tĩnh mạch
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ trở thành các biến chứng nguy hiểm. Hiện tượng sưng phù ở chân trở nên rõ ràng hơn. Da cũng trở nên mỏng hơn, bong tróc, khô hơn, dễ tổn thương hơn và có thể xuất hiện các vết loét da. Người bệnh trong giai đoạn này không chỉ cảm thấy đau đớn khó chịu mà còn cảm thấy vô cùng khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
5 cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân
Suy giãn tĩnh mạch chân thường xuất phát do tính chất công việc đòi hỏi thời gian ngồi lâu hoặc do thói quen ít vận động gây cản trở đối việc lưu thông máu về tim của tĩnh mạch.

Thống kê mới nhất của Bộ y tế Việt Nam cho thấy: Trong năm 2022 này suy giãn tĩnh mạch đã ảnh hưởng tới hơn 20% người trong độ tuổi trưởng thành.
Điều này chính là dấu hiệu cho thấy suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng phát triển và chúng có thể nhắm tới bất kể đối tượng nào.
Chính vì vậy việc mọi người nâng cao ý thức để ngăn chặn bệnh ngay trong giai đoạn đầu chính là cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân hiệu quả nhất tránh các biến chứng về sau.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân bằng cách nâng cao chân
Nâng cao chân là bài tập giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Nâng cao chân giúp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân hiệu quả trong giai đoạn 1 của bệnh.

Để việc phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên nâng cao chân 20 phút vào 2 lần sáng tối.
Xem thêm:>>> Nên gác chân lên tường bao lâu?
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân bằng cách đeo vớ y khoa
Vớ y khoa là loại vớ có kết kết cấu đặc biệt. Chúng được thiết kế có lực siết phù hợp để thúc đẩy sự lưu thông cho dòng máu và ngăn chặn việc dòng máu chảy ngược

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vớ y khoa có thẻ làm giảm triệu chứng khó chịu, tê bì, chuột rút về đêm… rất hiệu quả. Chính vì vậy mà những người thường xuyên có các triệu chứng này hoàn toàn có thể sử dụng vớ y khoa để hạn chế sự khó chịu gây nên cho đôi chân.
Massage để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân
Xoa bóp giãn tĩnh mạch sẽ giúp hỗ trợ lưu thông máu ở chân rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ kỹ thuật xoa bóp và phải sử dụng lực tay thật nhẹ nhàng để tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Nguyên tắc khi massage cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch sẽ như sau: Dùng một áp lực vừa phải trong lòng bàn tay nhẹ nhàng di chuyển từ gót chân đến mắt cá chân rồi đi lên bắp chân.
Động tác này không chỉ kích thích máu lưu thông mà còn giảm các triệu chứng tê bì hiệu quả thông qua việc cải thiện lưu lượng máu đến các chi.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân thông qua chế độ dinh dưỡng
Luyện tập và áp dụng chế độ ăn uống khoa học luôn là hai vấn đề cần áp dụng song song trong phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân.

Cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm có chứa vitamin C và E. Vì chúng là nguồn cung cấp thành phần chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể và duy trì sự bền vững cho thành mạch.
Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ vì để giúp ngăn chặn triệu chứng táo bón gây áp lực lên tĩnh mạch.
Vận động để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân
Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu trong một tư thế nhất định vì chúng là nguy cơ hàng đầu gây tắc nghẽn dòng máu. Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự phát triển của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, một thói quen nữa thường hay gặp ở các chị em đó là sử dụng giày cao gót, việc này khiến cho lưu lượng máu ở cơ bắp chân dồn về tĩnh mạch. Chính vì vậy bạn nên thay đôi giày cao gót bằng việc đeo giày thể thao hoặc giày bệt thông thường.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Không một thước đo nào có thể đem lại câu trả lời chính xác cho việc suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không hay chúng nguy hiểm ở mức độ nào.
Suy giãn tĩnh mạch được xem là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống “công nghiệp hóa” của thời đại hiện nay. Mức độ nặng nhẹ hay tính nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch sẽ phụ thuộc vào từng cấp độ.

Suy giãn tĩnh mạch nếu được điều trị sớm thì bệnh không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bệnh phát hiện vào giai đoạn thứ 3 trở đi nguy cơ người bệnh phải đối diện với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là thuyên tắc động mạch phổi.
Hiểu và nắm rõ các thông tin, triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp người bệnh có thể chủ động bảo vệ sức khỏe cho đôi chân của chính bản thân mình.
Cần làm gì nếu mắc suy giãn tĩnh mạch
Việc chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới là điều nên làm. Tuy nhiên khi phát hiện bản thân bị mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn cần phải làm những điều gì?

- Trước tiên bạn không cần quá lo lắng, bởi lẽ với sự phát triển của công nghệ y khoa như hiện nay thì suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được điều trị sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị.
- Thứ hai sau khi đã phát hiện bản thân có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, bạn không nên chần chừ mà cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám sớm nhất.
- Thứ ba sau khi tầm soát có kết quả, bạn cần tuân thủ theo mọi sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự áp dụng bất kể phương pháp nào học được ở trên mạng để điều trị.

Lưu ý: Việc phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh sớm là việc rất có ý nghĩa. Vì điều này vừa ít gây tốn kém vừa giúp cho việc điều trị dễ dàng vừa việc hạn chế biến chứng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường rất dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tầm soát sớm tại các phòng khám có chuyên khoa tĩnh mạch để được kiểm tra và tư vấn tốt hơn.
Trên đây là chia sẻ của An Viên về phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chân. Liên hệ với An Viên qua hotline 092.462.5678 để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, chuyên gia nhiều kinh nghiệm.