Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mà đa số người gặp phải. Nếu suy giãn tĩnh mạch chi dưới được chẩn đoán sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn so với việc kéo dài thời gian thăm khám. Cùng theo dõi những hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân, tiết lộ như thế nào về cấp độ bệnh nhé.

Contents
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân tiết lộ cấp độ bệnh lý
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Cụ thể các cấp độ đó là:
- Cấp 0: Đây là cấp độ nhẹ, tuy rằng các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng vẫn chưa có biểu hiện rõ. Để phát hiện được thường phải dùng phương pháp xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
- Cấp 1: Đây là cấp độ mà tĩnh mạch xuất hiện dưới dạng lưới hoặc dạng mạng nhện. Tình trạng giãn tĩnh mạch đường kính dưới 3mm.
- Cấp 2: Các tĩnh mạch đã giãn với đường kính hơn 3mm, lúc này bệnh đã rõ ràng hơn. Những triệu chứng ban đầu như tê chân, nhức mỏi sẽ xuất hiện.
- Cấp 3: Ở cấp độ này xuất hiện tình trạng phù nề ở chân, bắp chân. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu biến đổi trên da.
- Cấp 4: Nặng hơn cấp độ 3 thì cấp độ này xuất hiện biến đổi trên da. Da chân bị sậm màu do máu bị ứ đọng nhiều ở ngoại vi.
- Cấp 5: Người bệnh ở cấp 5 sẽ bắt đầu loét ở phần chân. Đồng thời các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên bề mặt da.
- Cấp 6: Cấp độ nặng nhất, lúc này chân người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét từ to đến nhỏ xen kẽ lẫn nhau.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không phân biệt độ tuổi. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Phụ nữ có thói quen mặc quần bó sát, thường xuyên đi giày cao gót cũng có khả năng mắc bệnh. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên thì càng gia tăng kha rnnagw mắc bệnh.
Bên cạnh đó, hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân còn xuất hiện ở những người hay phải đứng, ngồi nhiều. Những gia đình có người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ. Bởi yếu tố di truyền cũng góp phần làm nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Một vài triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Những ngày đầu, dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng, tuy nhiên có một vài triệu chứng cần lưu ý.
- Thấy tê, nặng hai chân lâu ngày.
- Chân bị phù vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút.
- Cảm giác hai chân tê rần, tê lâu trong vài giờ.
- Biến chứng nặng hơn, xuất hiện búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da.
- Xuất hiện vết loét da chân, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tham khảo thêm:
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân cải thiện nhờ những cách nào?
Tùy vào từng cấp độ mà có các cách cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch khác nhau.
Một vài phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà
Đối với phương pháp điều trị tại nhà dành cho người bệnh có cấp độ thấp như 0 và 1. Người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp lưu thông máu, giảm huyết áp. Ngoài ra người bệnh còn có thể dùng vớ y khoa để cải thiện tình hình bệnh, các loại vớ này đều bán ở các hiệu thuốc, vớ hỗ trợ điều hướng tuần hoàn máu. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cũng vô cùng quan trọng.

Sử dụng phương pháp y khoa để cải thiện hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Việc can thiệp phương pháp y khoa để điều trị dành cho người bệnh ở những cấp độ nặng hơn. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch cần điều trị y tế để người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục.
- Sử dụng phương pháp tiêm xơ: Người bệnh sẽ được tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch nông chi dưới. Điều này sẽ giúp máu được lưu thông trôi chảy tại tĩnh mạch bị suy giãn mà không bị trì trệ.
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng tia laser: Phương pháp loại bỏ dòng trào ngược gây tắc tĩnh mạch bằng tia laser. Sử dụng phương pháp này sẽ không xâm lấn và thời gian phục hồi nhanh.
- Sử dụng Keo Sinh học Venaseal: Chất keo truyền dọc chiều dài của tĩnh mạch bị bệnh có tác dụng nén chặt và gắn kết các thành mạch với nhau. Từ đó máu chuyển hướng tuần hoàn tốt hơn. Phương pháp này tuy chi phí cao nhưng hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng. Nên vẫn được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn điều trị.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Hy vọng với những chia sẻ trên của An Viên đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu khám chữa bệnh vui lòng liên hệ hotline: 1800.0086