Triệu chứng và cách trị suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Khi bị suy giãn tĩnh mạch hậu môn nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây mất máu, viêm loét và gây ảnh hưởng lớn tới các vấn đề về sức khỏe. Vậy cách điều trị căn bệnh này là gì? Ts, Bs Thành – Tĩnh mạch An Viên sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là gì?

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là tình trạng các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn bị giãn nở, phì đại, xoắn và sưng phồng lên. Lúc này cũng là lúc tĩnh mạch không còn đủ khả năng co thắt tự nhiên, dẫn đến sự trào ngược của máu xuống các tĩnh mạch và các mô xung quanh.

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là gì?
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là gì?

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn gây ra nhiều triệu chứng sưng, đau đớn, khó chịu, ngứa, bứt dứt và muôn vàn nỗi khổ khác cho người bệnh….  

Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Hiện nay, chưa có một nguyên nhân nào chỉ định chính xác gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch hậu môn. Tuy nhiên căn bệnh này được cho là đến từ một trong những yếu tố được nêu ra dưới đây: 

  • Do thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, hạn chế vận động
  • Do tình trạng táo bón kéo dài
  • Do phụ nữ mang thai, sinh nở
  • Do ăn uống quá nhiều chất
  • Do vấn đề thực cân, béo phì
  • Do thói quen rặn khi đi vệ sinh
  • Cơ thể thiếu trầm trọng chất xơ
  • Do làm việc mang vác đồ nặng khiến các dây chằng vùng hậu môn giãn ra
  • Do tăng sinh mạch máu hậu môn
suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn có 4 cấp độ nặng nhẹ như sau: 

  • Suy giãn tĩnh mạch hậu môn cấp độ 1: Bệnh nhân cảm thấy bị ngứa ngáy ở hậu môn, khi đi đại tiện thấy đau rát.
  • Suy giãn tĩnh mạch hậu môn cấp độ 2: Bệnh nhân bị chảy máu khi đi đại tiện kèm cảm giác ngứa, đau, thấy có búi trĩ sa ra ngoài.
  • Suy giãn tĩnh mạch hậu môn cấp độ 3: Tĩnh mạch trĩ sa ra ngoài do bị phì to gây khó khăn khi đi vê sinh. Lúc này có thể đi đại tiện ra máu.
  • Suy giãn tĩnh mạch hậu môn cấp độ 4: Xuất huyết nặng, đau đớn, viêm loét, búi trĩ sa ra khỏi hậu môn.
suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn có 4 cấp độ nặng nhẹ

Ở cấp độ 1 thì bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc giãn cơ vòng hậu môn hay dùng thuốc uống suy giãn tĩnh mạch, thuốc suy giãn tĩnh mạch trĩ… Tuy nhiên từ cấp độ 2 trở lên thì bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa mới có thể điều trị được dứt điểm bệnh. 

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn nếu không được can thiệp điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp.

Mức độ nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Bạn có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch hậu môn khi bước vào giai đoạn nguy hiểm đó là chảy máu tươi khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó khi các tĩnh mạch sưng lên từ cấp độ 2 trở lên người bệnh cũng liên tục cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy và vô cùng khó chịu ở vùng hậu môn.

suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu cơ thể mệt mỏi,

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. 

Vì vậy ngay từ khi có dấu hiệu, người bệnh nên chủ động đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. 

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Khi phát hiện các triệu chứng của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn, người bệnh không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân bệnh và có cách điều trị tức thời nhằm giảm nguy cơ các biến chứng.

suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ ở một tư thế quá lâu để tránh suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn nếu ở giai đoạn nhẹ thì có thể điều trị bằng nội khoa như dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế ngồi, nghỉ… Tuy nhiên bệnh nếu nghiêm trọng sẽ cần phải can thiệp điều trị bằng ngoại khoa.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay và sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Đã làm yếu tố thuận lợi để căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn phát triển mạnh mẽ. 

Dù là căn bệnh dễ mắc phải, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thông qua những cách làm đơn giản dưới dây: 

  • Hạn chế mang vác nặng 
  • Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ ở một tư thế quá lâu
  • Chế độ ăn uống giàu chất xơ
suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Nên ăn chế độ ăn uống giàu chất xơ để tránh suy giãn tĩnh mạch hậu môn
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày
  • Hình thành thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy 
  • Không nên mặc quần bó sát
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm phòng tránh táo bón.
  • Hạn chế uống bia rượu, hạn chế dầu mỡ, tránh ăn đồ cay nóng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên về bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn sẽ giúp bạn chủ động phát hiện và đưa ra phương hướng điều trị bệnh kịp thời. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng