Thông thường mọi người chỉ quan tâm tới suy giãn tĩnh mạch chân với những đường nổi gân xanh loằng ngoằng gây đau nhức và khó chịu mà thường bỏ qua suy giãn tĩnh mạch tay. Chỉ cho đến khi bệnh đã đi vào giai đoạn trầm trọng làm người bệnh vô cùng tự ti, đau đớn mới bắt đầu quan tâm. Vậy cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay lúc này là gì?
Theo dõi chia sẻ của Ts, Bs Thành – Tĩnh Mạch An Viên về vấn đề này qua bài viết dưới đây, để có câu trả lời chính xác, khách quan nhất.
Contents
Suy giãn tĩnh mạch tay là gì? Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tay
Theo số liệu cập nhật mới nhất cho thấy trong những năm gần đây số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch (kể cả chân và tay) đáng có xu hướng gia tăng không ngừng. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới vẫn thường được biết đến và xuất hiện nhiều hơn so với suy giãn tĩnh mạch tay.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng phổ biến và người dân cũng đang bắt đầu quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ hơn nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch tay cũng được để ý và đề cập đến khá nhiều.
Vậy trước khi tìm hiểu về cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay, bạn phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch tay là gì? Mới có thể định hình được việc cần làm tiếp theo trong việc điều trị nên như thế nào.
Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng tay bị suy yếu và giãn to ra với kích thước lớn hơn bình thường.
Người bị suy giãn tĩnh mạch tay thường có các biểu hiện phình mạch máu ở tay với màu xanh ngoằn ngoèo. Hiện tượng này thường tập chung nổi nhiều nhất là ở phần mu bàn tay và cổ tay trở xuống. Giãn tĩnh mạch tay cũng khiến máu từ tĩnh mạch về tim bị suy giảm.

Lý giải về hiện tượng này, Bs Thành cho biết:
Thông thường các van mạch máu ở tay hoạt động không tốt, sẽ làm cho máu khó lưu thông hơn bình thường. Hậu quả là gây ra sư khó chịu và phì đại tĩnh mạch do máu không được lưu thông. Một số trường hợp nặng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tĩnh mạch.
Ở thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong do suy giãn tĩnh mạch ở tay gây ra. Như vậy suy giãn tĩnh mạch tay không gây ảnh hưởng đến tính mạng như suy giãn tĩnh mạch chân.
Tuy nhiên chính những mạch máu nổi to, ngoằn ngoèo trên tay khiến cho người bệnh vô cùng tự ti, e dè việc giao tiếp, nhất là ở chị em phụ nữ. Do vậy việc phát hiện bệnh sớm để đưa ra hướng điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và đem lại sự tự tin sớm cho người bệnh.
Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch ở tay
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay, bạn phải biết được nguyên nhân gây nên căn bệnh này là gì? Để có phương án trị liệu hợp lý.

Các chuyên gia nghiên cứu về suy giãn tĩnh mạch tay cho biết, một nhóm nguyên nhân dưới đây có khả năng rất cao gây nên căn bệnh này, đó là:
Tuổi cao gây suy giãn tĩnh mạch tay
Tuổi cao luôn là yếu tố hàng đầu dẫn đến nguy cơ cơ thể phải đối diện với nhiều bệnh lý. Trong đó có cả suy giãn tĩnh mạch tay. Khi về già cũng là lúc da bắt đầu trở lên rất mỏng và mất tính đàn hồi nên không bao phủ được tĩnh mạch. Đây chính là việc tĩnh mạch bị lồi lên rõ qua khỏi da.

Bên cạnh đó, khi về già, máu cũng lưu thông chậm hơn do lực bơm từ các van yếu hơn. Điều này làm cho các tĩnh mạch nhanh chóng trở nên dày hơn do máu đọng lại ở tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng giãn to và xuất hiện rõ rệt.
Xem thêm: Ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì?
Do cơ thể quá gầy
Thường những người gầy sẽ không có đủ lớp mỡ dưới da để che phủ đi các tĩnh mạch, khiến chúng bị lộ ra rõ. Hay nói cách khác người thiếu cân hoặc bàn tay gầy sẽ là nguyên nhân khiến cho tĩnh mạch xuất hiện rõ ràng dưới da.
Nhiệt độ gây nên giãn tĩnh mạch tay
Khi trời nóng, cơ thể sẽ bơm thêm máu đến các tĩnh mạch để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, khi máu được bơm thêm liều sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch tay làm chúng bị giãn ra.

Vào thời tiết mùa hè nóng nực có thể làm giãn các tĩnh mạch ở vùng tay. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể được làm mát. Tuy nhiên nếu thường xuyên sống ở nơi nhiệt độ nóng quanh năm, tĩnh mạch liên tục phải giãn ra để bơm máu làm mát cơ thể, lâu ngày sẽ không thể co nhỏ lại như ban đầu và gây nên suy giãn tĩnh mạch tay vĩnh viễn.
Gen di truyền
Nếu gia đình có bố mẹ, ông bà bị suy giãn tĩnh mạch thì khả năng cao thế hệ sau cũng có nguy cơ xuất hiện tĩnh mạch với kích thước lớn theo gen di truyền.
Sử dụng các môn thể thao nặng
Tập tạ, đánh bóng rổ, tennis… Đều là những những môn thể thao nế sử dụng lâu dài sẽ làm suy giãn tĩnh mạch tay. Nguyên nhân là tĩnh mạch liên tục phải gồng lên theo sức của cơ thể để dùng lực khiến cho chúng căng giãn và nổi lên.

Các tĩnh mạch sẽ trở lại bình thường sau khi được nghỉ ngơi. Tuy nhiên tiếp tục tập các bộ môn nặng nề thường xuyên, tĩnh mạch có thể giãn to vĩnh viễn ở tay do thường xuyên chịu áp lực.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay dứt điểm nhờ tiêm xơ hiệu quả đến 99% tại An Viên
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay hiệu quả nhất hiện nay và cũng được áp dụng nhiều nhất hiện nay trong việc điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch đó là tiêm xơ tĩnh mạch.

Cơ chế hoạt động cốt lõi của phương pháp này là làm cho tĩnh mạch mắc bệnh bị xơ hóa, vô hiệu hoá khả năng hoạt động. Máu vì vậy mà cũng không thể chạy qua, chấm dứt hiện tượng máu dồn tư đọng lại tĩnh mạch.
Cơ chế thuốc gây xơ cũng làm tĩnh mạch bị bệnh dần dần biến mất và tái hấp thu vào cơ thể. Đây cũng chính là lý do tĩnh mạch được điều trị dứt điểm mà không đẻ lại bất cứ vết sẹo nào.
Chích xơ tĩnh mạch là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay hiệu quả, ít tốn kém, không gây đau, thời gian thực hiện nhanh chóng. Điều đặc biệt là chích xơ tĩnh mạch không để lại bất cứ vết sẹo nào trên đôi tay, trả lại diện mạo đôi bàn tay xinh đẹp, tự tin, khỏe mạnh cho người bệnh.
Cách làm hạn chế tình trạng tay bị nổi gân xanh
Để hạn chế nguy cơ phải đối diện với tình trạng tay bị nổi gân xanh. Chuyên gia đưa ra cho bạn những biện pháp phòng ngừa sau đây:

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, thực đơn có đầy đủ chất xơ, không lạm dụng đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Cần bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Áp dụng chế độ tập luyện hợp lý, thư thái và đơn giản với những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền. Hạn chế các bài tập dùng lực mạnh như cử tạ, tennis…
- Áp dụng các bài tập giãn tĩnh mạch tay
- Massage tay bằng nước ấm thường xuyên để chúng được thư giãn.
Trên đây là cách chữa suy giãn tĩnh mạch tay. Liên hệ với An Viên để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ nếu bạn đang có triệu chứng nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch tay.




