Biểu hiện của giãn tĩnh mạch và xu hướng ngày một gia tăng

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch và xu hướng ngày một gia tăng

Tỷ lệ người mắc giãn tĩnh mạch đang ngày càng tăng cao trong cộng đồng. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch như tê bì, đau nhức, sưng, nặng chân, chuột rút….dễ nhầm lẫn với căn bệnh đau xương khớp. Sau đây là một vài thông tin bạn nên biết về bệnh này.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch – căn bệnh ngày một tăng

Giãn tĩnh mạch hình thành khi những van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả, làm cho tuần hoàn máu chảy về tim kém, làm áp lực tĩnh mạch tăng cao dẫn tới tĩnh mạch giãn nở. Ứ máu ở chân dài ngày còn gây ra những triệu chứng phù nề, vọp bẻ, nặng chân, giãn tĩnh mạch to, ngoằn ngoèo dưới da.

Giãn tĩnh mạch còn làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, dẫn tới thuyên tắc phổi, làm đột tử nếu như không được cấp cứu kịp thời. Đó là căn bệnh phổ biến ở nhiều người.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Nữ giới đối tượng mắc giãn tĩnh mạch ngày một nhiều

Phụ nữ mắc giãn tĩnh mạch chiếm số lượng đông hơn phái mạnh bởi lượng hormone progesterone cao. Hormone mất cân bằng làm cho những van tĩnh mạch bị ảnh hưởng, không thể đóng vai trò dẫn truyền máu huyết về tim. Tĩnh mạch chân chịu chi phối do lượng hormone progesterone nhiều hơn so với nội tiết tố nữ Estrogen.

Trong quá trình mang bầu, phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Trọng lượng thai nhi càng lớn, áp lực tới tĩnh mạch càng tăng cao, làm van tĩnh mạch hoạt động kém, dẫn tới tĩnh mạch chân giãn ra nhiều hơn. Tới cuối tháng, thai nhi làm cho máu huyết từ chi dưới quay về tim khó hơn.

Vào giai đoạn mãn kinh, khi hormone estrogen và progesterone sụt giảm đi dẫn tới biểu hiện bốc hỏa, loãng xương, chuột rút vào ban đêm. Tình trạng này cũng làm cho giãn tĩnh mạch tăng cao hơn. Hơn nữa, phụ nữ có thói quen đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân, ngồi quá lâu…đều có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Những biểu hiện cụ thể của giãn tĩnh mạch

 Sau đây là những biểu hiện của giãn tĩnh mạch bạn nên quan tâm:

Ứ trệ máu hạ chi

Khi máu ở chân bị ứ đọng sẽ dẫn tới những biểu hiện như cảm giác nặng chân, mỏi chân, bó chặt chân, tê như có kiến cắn ở chân, chuột rút nhiều về đêm hay phù nề vùng mắt cá chân. Những triệu chứng thường nặng lên về chiều hoặc tối, sau khi phải làm việc nặng nhọc, đứng lâu. Buổi sáng, sau khi ngủ và nghỉ ngơi hoặc sau khi kê cao chân, những triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch nông và giãn mao mạch chân

Bạn sẽ thấy giãn tĩnh mạch mạng nhện với những mạch máu màu đỏ, xanh, tím dưới da, hoặc giãn tĩnh mạch nông to, dạng lưới. Bệnh còn có thể gây ra việc loét da, loạn dưỡng da. Còn có những triệu chứng biến đổi sắc tố da, chàm da, loét da bởi máu ứ lâu ngày làm cho chân không nhận đủ dinh dưỡng và oxy tới những mô tế bào.

Biến chứng của giãn tĩnh mạch

Người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch khi lòng máu có cục máu đông. Huyết khối có thể di chuyển đến phổi, làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi với những biểu hiện ho ra máu, khó thở, tức ngực.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Nên phát hiện sớm những biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch có thể nhận biết qua mắt thường. Bạn có thể thấy những tĩnh mạch bị giãn có màu xanh, màu sẫm hoặc hình dạng xoắn nổi lên dưới bề mặt da, nhưng không phải người nào cũng có những dấu hiệu đấy.

Các triệu chứng lúc đầu là người bệnh có cảm giác chân nặng nề, đau mỏi thường xuyên và tình trạng càng tồi tệ sau thời gian phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi bệnh phát triển, có những biểu hiện là chân ngứa ran, châm chích, có thể sưng ở bàn chân và mắc các chân.

Da chân sẽ bị đổi màu, da khô, mỏng, các tĩnh mạch sưng viêm. Khi giãn tĩnh mạch sang giai đoạn biến chứng sẽ hình thành những vết loét và chân có thể bị chảy máu sau những chấn thương nhỏ. Giãn tĩnh mạch ngày một nghiêm trọng khi có dấu hiệu của sự tắc nghẽn làm hình thành cục máu đông.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch

Xem thêm:

Lời kết

Các biểu hiện của giãn tĩnh mạch là cơ sở để bác sĩ đoán bệnh. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra chân bạn và ghi nhận những dấu hiệu, sau đấy kiểm tra và chữa.

⇒ Các phương pháp điều trị tĩnh mạch tại An Viên Hà Nội có gì? ⇐

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN