Kali là một thành phần rất quan trọng có tác dụng tích cực với các chức năng hoạt động trong cơ thể. Vậy kali là gì, tác dụng của kali đối với cơ thể là gì và thực phẩm giàu kali ở đâu? Các chuyên gia tại An Viên sẽ giải thích về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Kali là chất gì trong cơ thể?
- 2 Vai trò của kali trong cơ thể là gi?
- 3 Top 11 thực phẩm giàu kali dễ tìm nhất nên bổ sung cho cơ thể
- 3.1 Khoai tây là thực phẩm giàu kali
- 3.2 Bí đỏ là thực phẩm giàu kali
- 3.3 Rau bina là thực phẩm giàu kali
- 3.4 Cá hồi là thực phẩm giàu kali
- 3.5 Khoai lang là thực phẩm giàu kali
- 3.6 Củ dền là thực phẩm giàu kali
- 3.7 Nước dừa
- 3.8 Củ cải đường là thực phẩm giàu kali
- 3.9 Chuối là thực phẩm giàu kali
- 3.10 Cà chua là thực phẩm giàu kali
- 3.11 Dưa hấu là thực phẩm giàu kali
- 4 Biểu hiện của người bị thiếu kali, thừa kali sẽ thế nào?
Kali là chất gì trong cơ thể?
Trả lời cho câu hỏi Kali là chất gì trong cơ thể, Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên cho biết:
Kali được xem như là một khoáng chất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể để gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều phối sự nhịp nhàng của cơ bắp.

Khi kali ở trong cơ thể chúng sẽ hoạt động như một chất điện giải. Nếu thiếu kali hoặc thừa kali sẽ làm cho một số hoạt động trong cơ thể bị tác động tiêu cực hay xảy nên các cơn co giật, chuột rút.
Vai trò của kali trong cơ thể là gi?
Dưới đây là vai trò của kali trong cơ thể mà An Viên đã tổng hợp lại như sau:
Ngăn ngừa sỏi thận
Bệnh sỏi thận được hình thành từ những thành phần có hình thể cô đặc lại trong nước tiểu. Canxi là một khoáng chất thường có ở sỏi thận.Các nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng kali sẽ giúp giảm nồng độ canxi trong nước tiểu.

Chính vì vậy mà bổ sung kali cũng chính là một cách phòng ngừa sỏi thận xuất hiện. Bạn có thể dễ dàng bổ sung kali thông qua việc hấp thụ các thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống của bạn.
Hỗ trợ giảm huyết áp
Hiện nay vấn đề về tăng huyết áp đang là vấn đề mà rất nhiều người phải đối mặt. Tăng huyết áp cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch và gây nhiều ca tử vong hàng đầu trên toàn thế giới ngày nay.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này mà do mức natri vượt quá ngưỡng chuẩn gấp nhiều lần. Để khắc phục tình trạng này các duy nhất đó là bổ sung kali qua chế độ ăn có nhiều thực phẩm giàu kali. Đây sẽ là một việc làm có công dụng vàng trong việc loại bỏ natri thừa trong cơ thể gây tăng huyết áp.
Xem thêm>>> Tổng hợp nhóm thực phẩm nhiều chất xơ
Ngăn ngừa đột quỵ
Nguy cơ đột quỵ đã và đang đe dọa đến 80% dân số trên toàn thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho hơn 125.000 người Mỹ trung bình hàng năm.
Các chuyên gia trong ngành tim mạch tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng việc sử dụng thực phẩm giàu kali hoặc thuốc bổ sung kali có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ cực kỳ hiệu quả.

Điều này đã được chứng minh qua một cuộc phân tích và trải nghiệm thực tế. Trong hơn 200.000 người tham gia cho thấy, những người tiêu thụ kali có nguy cơ tránh đột quỵ tới 25% so với người ít sử dụng kali.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết thêm việc sử dụng thực phẩm giàu kali có liên quan tích cực tới việc giảm nguy cơ mắc lý về bệnh tim.
Hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ bị suy giảm một loạt hàng loạt các chức năng thận. Theo nghiên cứu của TS. Araki diễn giải trên Tạp chí Clinical Mỹ cho thấy. Một chế độ ăn giàu thực phẩm giàu kali không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mà còn hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường typ 2 rất hiệu quả.

Hạn chế tình trạng tích nước
Tích nước là tình trạng chất lỏng bị dư thừa trong cơ thể quá nhiều. Chúng có thể tích tụ tại một vùng hoặc các vùng của cơ thể. Việc bổ sung kali có thể làm giảm tình trạng tích trữ nước tích nước dư thừa tích tụ bên trong cơ thể bằng cách tăng cường việc sản xuất nước tiểu và giảm mức natri của cơ thể.
Ngăn ngừa loãng xương

Loãng xương là tình trạng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt canxi – Một thành phần quan trọng cho việc hình thành và phát triển xương. Việc bổ sung thực phẩm giàu kali có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương bằng cách giảm lượng tiêu thụ của canxi ra bên ngoài cơ thể.
Top 11 thực phẩm giàu kali dễ tìm nhất nên bổ sung cho cơ thể
Dưới đây là danh sách top 5 thực phẩm giàu kali nhất được công bố theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Bạn có thể tham khảo và bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của nhé!
Khoai tây là thực phẩm giàu kali
Khoai tây là thực phẩm được xếp vào “đội ngũ” các thực phẩm giàu kali top đầu hiện nay và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng.

Trong một củ khoai lang có kích thước trung bình thường chứa khoảng 450 mg kali còn trong một củ khoai tây lớn có chứa đến 950 mg kali. Vì vậy, bổ sung khoai tây chính là một chính sách hữu hiệu cho những người bị thiếu hụt kali.
Bí đỏ là thực phẩm giàu kali

Bí đỏ là thức quà tuyệt vời chứa hàm lượng kali dồi dào. Một quả bí đỏ có chứa tới 896 mg kali và 110 calo. Ngoài việc giàu kali, bí đỏ còn là loại quả chống oxy hóa tuyệt vời – ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào và chống lại chứng viêm hiệu quả.
Rau bina là thực phẩm giàu kali
Hàm lượng kali chứa trong 1 chén rau lên đến 839mg. Có thể nói, rau bina là loại rau nổi bật trong các loại rau xanh lá giàu kali hơn cả. Bên cạnh đó, rau bina cũng rất giàu các thành phần như sắt, magie, vitamin K, natri… Đây đều là những vi chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe.
Cá hồi là thực phẩm giàu kali

Cá hồi là loại cá có chứa nhiều axit béo omega-3 và kali. Ước tính, trong khoảng 170g cá hồi sẽ có tới 750 mg kali.
Khoai lang là thực phẩm giàu kali
Khoai lang là một trong những lựa chọn tuyệt vời khi bổ sung kali cho cơ thể. Đây là một món ăn dân dã, thơm ngon bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu sử dụng khoai lang mật thì bạn cần cẩn trọng và có kế hoạch sử dụng điều độ bởi chúng chứa lượng tinh bột và đường khá cao.

Củ dền là thực phẩm giàu kali
Khi nhắc đến thực phẩm giàu kali sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến củ dền. Hàm lượng kali chứa trong 100g củ dền chiếm khoảng 650mg kali. Uống một bát canh củ dền mỗi ngày giúp bạn bổ sung khoảng 10% nhu cầu cần cung cấp kali hàng ngày của cơ thể.
Nước dừa
Nước dừa là thức uống tự nhiên thơm ngon, giàu các vi chất dinh dưỡng bổ sung điện giải tốt cho sức khỏe. Hay nói cách khác nước dừa chính là sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều người nếu muốn bổ sung kali cho cơ thể. Bởi theo ước tính, hàm lượng kali chứa trong 250ml nước dừa tươi chiếm đến khoảng 600mg kali.

Củ cải đường là thực phẩm giàu kali
Củ cải đường là một gợi ý tuyệt vời cho bạn khi muốn bổ sung thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống của mình.

Một chén củ cải đường đã nấu chín chứa tới hơn 1300 mg kali cho cơ thể. Bên cạnh đó trong củ cải đường còn cung cấp kẽm tăng cường khả năng miễn dịch và giúp mái tóc của bạn chắc khỏe, mềm mại.
Chuối là thực phẩm giàu kali
Hàm lượng kali chứa trong 1 quả chuối chiếm khoảng 10% nhu cầu kali cơ thể cần hàng ngày của cơ thể. Chuối là thứ quả dễ tìm và dễ ăn, chúng cũng có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món. Vì vậy, hãy thường xuyên bổ sung kali cho cơ thể thông qua việc ăn chuối đều đặn nhé.
Cà chua là thực phẩm giàu kali

Hàm lượng kali trong 1 chén cà chua khoảng 431 mg. Bạn có thể sử dụng cà chua để ăn dưới nhiều hình thức như ăn trực tiếp hoặc chế biến kết hợp thành salad, cà chua sốt trứng, … Để giúp cơ thể vừa hấp thụ được kali mà không bị nhàm chán khi ăn.
Dưa hấu là thực phẩm giàu kali

Trong dưa hấu chiếm hơn 90% là nước, nhờ vậy mà dưa hấu được xem là lựa chọn lý tưởng để giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu đỏ cũng chứa lượng kali tưởng cho cơ thể.
Biểu hiện của người bị thiếu kali, thừa kali sẽ thế nào?
Thiếu, hoặc thừa kali là tình trạng mà rất nhiều người phải đối diện. Khi cơ thể bị thiếu hụt kali hay thừa kali sẽ phải đối diện với các triệu chứng tiêu cực sau:
Biểu hiện của người bị thiếu kali
Khi bị thiếu kali, cơ thể sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, thiếu năng lượng. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn cho biết thêm họ phải đối diện với tình trạng huyết áp tăng đột ngột và bị chuột rút co cơ thường xuyên.

Đặc biệt, nếu nồng độ kali của cơ thể hạ quá thấp cho phép, cơ thể sẽ cảm thấy tim mình đập thình thịch, rung mạnh, rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm. Lúc này, bạn cần đi thăm khám ngay để xác định được tình trạng và đưa ra phương phương điều trị kịp thời.
Biểu hiện của người bị thừa kali
Thông thường khi cơ thể bị thừa kali ở mức độ nhẹ thì sẽ có rất ít triệu chứng và không đặc hiệu.
Triệu chứng điển hình của người bị thiếu kali đó là:
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, yếu ớt, tê bì, ngứa râm ran, bồn chồn, buồn nôn, làm việc chậm chạp, kém tập chung.

Khi cơ thể bị thừa kali trầm trọng, có thể làm suy cơ yếu tim, hô hấp kém, nhịp tim giảm mạnh hoặc đập nhanh và có thể ngừng tim đột ngột. Đây là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người. Ngoài ra, thừa kali cũng có thể làm cho người bệnh bị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Trên đây là những chia sẻ của An Viên về thực phẩm giàu kali. Có thể thấy Kali là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, vì vậy việc bổ sung đầy đủ kali là một việc rất cần thiết. Liên hệ với An Viên để được hỗ trợ nếu có bất kể thắc mắc nào cần giải đáp.