Chân bị nổi gân xanh do đâu là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Đây không phải là một tình trạng hiếm gặp. Vậy hiện tượng này là bệnh lý gì, có đáng lo ngại không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Tại sao chân bị nổi gân xanh?

Nếu đột nhiên nhìn thấy chân bị nổi gân xanh, bạn có thể lo lắng. Có một số lý do khiến chân bị nổi gân xanh rõ ràng.
Biết được các yếu tố có thể góp phần làm chân bị nổi gân xanh có thể giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân tại sao chúng đột nhiên nổi rõ hơn. Nếu như bạn đang gặp tình trạng chân bị nổi gân xanh thì hãy xem xét đến các vấn đề sau:
- Màu da: Tông màu da càng sáng thì càng có xu hướng nhìn rõ các tĩnh mạch. Da mỏng nổi gân xanh dễ hơn.
- Tuổi tác: Thông thường da trở nên mỏng hơn khi bước vào quá trình lão hóa, cho phép các tĩnh mạch nổi rõ hơn.
- Cân nặng/Chỉ số khối cơ thể (BMI): Cân nặng của chúng ta tác động trực tiếp đến tĩnh mạch của chúng ta. Những người có lượng mỡ cơ thể thấp sẽ có tĩnh mạch gần da hơn, trong khi trọng lượng dư thừa có thể gây ra rối loạn tĩnh mạch bằng cách tạo thêm áp lực cho tĩnh mạch. Như vậy, hiện tượng chân bị nổi gân xanh sẽ dễ xuất hiện hơn.
- Tập thể dục: Các tĩnh mạch đang làm việc nhiều hơn trong khi chúng ta tập thể dục và đặc biệt là trong thời gian vận động mạnh, chân bị nổi gân xanh rõ hơn. Tương tự như vậy, các tĩnh mạch cũng sẽ trở nên ít nhìn thấy hơn trong thời gian nghỉ ngơi sau khi tập luyện.
- Nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi rõ, chẳng hạn như khi mang thai hoặc do rối loạn tuyến giáp.
- Di truyền học: Tương tự như các bệnh lý khác, những người có người thân chân bị nổi gân xanh có nhiều khả năng cũng có tình trạng này trong đời.
- Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ làm cho các tĩnh mạch giãn ra, giúp tăng lưu lượng máu và dẫn đến các tĩnh mạch nổi rõ hơn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng cũng có thể làm tăng khả năng chân bị nổi gân xanh.
- Hút thuốc hoặc uống rượu: Cả hai đều làm tĩnh mạch giãn ra tạm thời, điều này sẽ làm tăng khả năng chân bị nổi gân xanh nếu duy trì theo thói quen trong một thời gian dài.
- Ngồi hoặc Đứng trong thời gian dài: Những người thường xuyên ngồi hoặc đứng trong thời gian dài (chẳng hạn như nhân viên bàn giấy, bồi bàn, y tá, v.v.) có nhiều khả năng xuất hiện hiện tượng chân bị nổi gân xanh hơn.

- Suy tĩnh mạch: Một yếu tố phổ biến gây chân bị nổi gân xanh, đồng thời xuất hiện cùng các triệu chứng chân bị ngứa châm chích, cục máu đông và chuột rút ở chân, ngứa, sưng hoặc nặng. Đây chính là bệnh suy tĩnh mạch hiện diện ở khoảng 40% người trưởng thành. Đặc biệt, nếu không được điều trị, có thể phát triển thành các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Chân bị nổi gân xanh có nghiêm trọng không?

Xem thêm: >> Nổi tĩnh mạch ở chân
Nếu như bạn bị chân bị nổi gân xanh mà không đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác, thì đó có thể là tĩnh mạch mạng nhện. Mặc dù chúng không phải là nguyên nhân gây lo ngại về mặt sức khỏe, nhưng tĩnh mạch mạng nhện có thể khiến mọi người cảm thấy tự ti về những khu vực chúng xuất hiện. Tuy nhiên, tĩnh mạch mạng nhện có thể dễ dàng được điều trị.
Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu do các tĩnh mạch nổi rõ và/hoặc chân bị nổi gân xanh rõ ràng, thì nhiều khả năng đây là chứng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch là dấu hiệu cho thấy hệ thống mạch máu của bạn không hoạt động bình thường, vì vậy nếu không được điều trị, chúng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nguy hiểm tiềm tàng. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nào của chứng giãn tĩnh mạch.

Trường hợp chân bị nổi gân xanh đột ngột rõ kèm theo sự đổi màu da hoặc vết thương ở chân không lành có thể cho thấy chứng Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) xuất hiện. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, lời khuyên tốt nhất là nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, vì điều này có thể trở thành một trường hợp cấp cứu y tế.
Cách điều trị chân bị nổi gân xanh

Dấu hiệu chân bị nổi gân xanh có thể đang cảnh báo một chứng bệnh nghiêm trọng là suy giãn tĩnh mạch. Đây là bệnh lý có tỷ lệ người bệnh không ngừng gia tăng qua từng năm. Và càng ngày càng trẻ hóa độ tuổi bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tìm kiếm các giải pháp y học giải quyết triệt để nhất.
Tại Chuyên khoa Tĩnh mạch An Viên, chúng tôi tập trung hoàn toàn vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến suy van tĩnh mạch. Điều này bao gồm chẩn đoán và điều trị chứng giãn tĩnh mạch, chân bị nổi gân xanh, tĩnh mạch mạng nhện, DVT, loét ứ đọng tĩnh mạch, v.v.

3 phương pháp điều trị của An Viên là:
- Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN
- Can thiệp Laser nội mạch ELVA
- Keo sinh học Venaseal PLUS
Hãy liên hệ với tĩnh mạch An Viên ngay hôm nay qua địa chỉ website: https://tinhmachanvien.vn để được các bác sĩ tĩnh mạch hàng đầu trực tiếp tư vấn.
Trên đây là bài viết lý giải tại sao chân bị nổi gân xanh. An Viên là phòng khám uy tín dành cho bệnh nhân có điều trị tình trạng chân bị nổi gân xanh, lấy lại đôi chân như ban đầu.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng