Ngày nay, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ thường bỏ qua các dấu hiệu do chúng mờ nhạt và khó phát hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu tưởng như vô hại này lại dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Vậy các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch nhẹ là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Contents
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nhẹ

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đã trở thành một bệnh lý quen thuộc với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Cụ thể, cứ 100 người thì có 30 người ở độ tuổi trưởng thành bị mắc suy giãn tĩnh mạch. Hơn hết, bệnh nhân thường có xu hướng không chú ý đến các triệu chứng khi bệnh suy giãn tĩnh mạch nhẹ.
Dưới đây, BS. Thành, chuyên viên điều trị suy giãn tĩnh mạch tại phòng khám An Viên điểm danh những biểu hiện điển hình nhất của giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ:
Ở giai đoạn đầu

Các biểu hiện ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch nhẹ thường mờ nhạt và người bệnh khó có thể cảm nhận rõ ràng:
– Chân bị đau, nặng nề về chiều và cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
– Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nhẹ không thể bỏ qua là mỏi chân, bị sưng phù khi đứng lâu ngồi nhiều.
– Chuột rút bắp chân vào buổi tối, cảm giác dị cảm như kiến bò, châm kim vùng cẳng chân về đêm.
– Những mạch máu nhỏ li ti xuất hiện khá nhiều (giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti,tập trung nhiều ở vùng cổ chân và bàn chân). Các biểu hiện này thường mất đi khi nghỉ ngơi và biểu hiện mờ nhạt, các tĩnh mạch ở chi dưới giãn nở ít nhiều, lúc giãn lúc không nên bệnh nhân không mấy chú ý và dễ bỏ qua.
Ở giai đoạn tiến triển

Khi đã trải qua giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng ngày càng hiện hữu rõ nét hơn.
– Bệnh sẽ gây sưng phù chân, ở mắt cá hay bàn chân.
– Xuất hiện sự thay đổi màu sắc da ở vùng cẳng chân do máu bị ứ ở tĩnh mạch một thời gian dài có dấu hiệu loạn dưỡng.
– Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Hiện tượng này vẫn xuất hiện khi đi khi nghỉ ngơi. Trường hợp nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trương phồng lên trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da…
Phân biệt các cấp độ Suy giãn tĩnh mạch nhẹ- nặng

Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 6 cấp độ theo chuẩn, tương ứng 6 giai đoạn tiến triển của bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (C1): Những gân xanh đỏ dạng mạng nhện sẽ xuất hiện dưới da với kích thước <1mm hoặc dạng lưới có kích thước 1-3mm… C1 là giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ khởi phát, được đánh giá là cấp độ mới nhất của Suy giãn tĩnh mạch, có thể điều trị hoàn toàn tận gốc, không cần sử dụng đến sự can thiệp phẫu thuật, tối ưu hóa chi phí.
- Giai đoạn 2 (C2): Các tĩnh mạch lúc này đã giãn nở trên 3mm, búi ngoằn ngoèo trương phồng lên. Từ giai đoạn này các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện rõ nét hơn. Từ C2 này đã được xem là giai đoạn muộn, bệnh giãn tĩnh mạch đã nặng hơn và cần các phương pháp điều trị phức tạp tốn kém “vào cuộc”. Cũng từ C2, nguy cơ hình thành các huyết khối cục máu đông trong lòng tĩnh mạch rất cao, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Giai đoạn 3 (C3): Bàn chân có hiện tượng sưng phù, nóng rát bàn chân khi đi đứng nhiều. Đặc biệt, tăng nặng vào chiều tối.
- Giai đoạn 4 (C4): Da ở vùng cẳng chân đổi màu sậm với các biểu hiện như phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi sử dụng ngón tay ấn vào bàn chân sẽ bị vết lõm.
- Giai đoạn 5 (C5): Bắt đầu xuất hiện các vết loét không lành.
- Giai đoạn 6 (C6): Các vết loét to xuất hiện cùng xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu.
Suy giãn tĩnh mạch nhẹ có nguy hiểm không?

Xem thêm:
Suy giãn tĩnh mạch nhẹ ở giai đoạn khởi điểm (C1) gây khó chịu bởi cảm giác tê mỏi, châm chích như kiến bò cứ kéo từ ngày này qua ngày khác. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thường tự ý điều trị tại nhà.
Thay vì đến bệnh viện để được thăm khám, siêu âm bởi bác sĩ chuyên môn thì đa số người bệnh lại có xu hướng chọn cách “sống chung với lũ”, tìm cách tự điều trị tại nhà như; bôi kem, đắp lá, chích lễ theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian mà chưa qua các thao tác kiểm chứng y học.
Tình trạng này diễn biến một thời gian, khiến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng, gây ra nhiều hậu quả về thẩm mỹ như búi tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo dưới da, loạn dưỡng da đổi màu, vết loét da không lành… Đặc biệt hơn là biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông mạch máu. Lâu dần, tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch nhẹ như thế nào? Ở đâu?
Bác sĩ Thành cho biết:
Phải đi khám sớm ngay khi nghi ngờ mình có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nhẹ như nổi gân xanh, hay cảm giác tê mỏi chân thường xuyên. Vì một số trường hợp có triệu chứng mờ nhạt hoặc khó phân biệt với các bệnh lý khác.

Do đó, người bệnh nên tự ý thức và chủ động đến thăm khám tại các bệnh viện, trung tâm chuyên sâu tĩnh mạch uy tín. Tại các đơn vị chuyên sâu chất lượng cao, người bệnh sẽ được siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học một cách chi tiết – đây là dấu mốc then chốt trong chẩn đoán và lập phác đồ lâm sàng điều trị.
Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch, thời điểm vàng để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch chính là giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ (C1). Phương pháp điều trị không xâm lấn, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả ở giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nhẹ là phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch. Sau can thiệp, bệnh nhân duy trì mang vớ tĩnh mạch, tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch không tái phát.
An Viên là một trong những chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ hàng đầu về tĩnh mạch và dày dặn kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ được điều trị một cách tận tâm nhất với những thiết bị công nghệ hiện đại. Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nhẹ của bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và siêu âm bằng những thiết bị hiện đại nhất.

Hiện nay, tại Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đang áp dụng 3 phương pháp cơ bản như sau:
- Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN.
- Can thiệp laser nội mạch ELVA.
- Bơm keo sinh học Venaseal PLUS.
Bệnh nhân hãy mau chóng đặt lịch thăm khám tại An Viên để nhận được những sự tư vấn và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch nhẹ và kịp thời có cách khắc phục.
đừng bỏ qua các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch nhẹ. Nếu đang nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch nhẹ hãy liên hệ lập tức với An Viên để được tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn.
KHI PHÁT HIỆN SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÊN LÀM GÌ?
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !