Ngồi lâu tê chân là triệu chứng thường gặp khi cơ thể ngồi trong một tư thế quá lâu. Tuy nhiên theo các chuyên gia chia sẻ thêm, nguyên nhân bị tê chân không chỉ đến riêng từ thói quen xấu này, mà còn rất nhiều lý do khác. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của An Viên để nắm được các nguyên nhân gây nên tê chân và cách khắc phục nhé
Contents
Nhận biết triệu chứng tê chân
Ngồi lâu tê chân là tình trạng tê bì, đau nhức râm ran ở lòng bàn chân kéo dài, thậm chí khi đối diện với tình trạng này một số người còn bị mất cảm giác.

Tình trạng này thường hay gặp phải ở tay, chân, vùng đầu gối, vùng bắp chân… Tuy nhiên điển hình nhất vẫn là xảy ra ở vùng chân. Thông thường một cơn tê chân sẽ kéo dài từ một đến vài phút, tuỳ vào cơ địa cũng như thể trạng của mỗi người.
Các triệu chứng điển hình của tê chân thường như sau:

- Đau mỏi từ vai gáy lan xuống bàn chân
- Chân không cảm nhận được bất cứ cảm giác nào
- Khi nằm lâu hoặc để chân lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như côn trùng cắn
- Có cảm giác rất châm chích, nóng ở tứ chi
- Chuột rút ở chân
Nguyên nhân gây nên triệu chứng ngồi lâu tê chân
Theo Ts, Bs Thành chia sẻ, ngồi lâu tê chân là hiện tượng thường xảy ra với cơ thể khi duy trì một tư thế ngồi quá lâu. Tuy nhiên, ngoài vấn đề này thì hầu hết mọi người đều không biết, tê chân còn xuất phát từ rất nhiều lý do khác.

Trong y học, hiện tượng gây nên tê chân được chia làm hai loại. Đó là tê chân đến từ tự nhiên và tê chân đến từ bệnh lý. Dưới đây, An Viên đã tổng hợp các nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Ngồi lâu tê chân do tự nhiên
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ngồi lâu tê chân đến từ tự nhiên, điển hình là các nguyên nhân dưới đây:
- Do bia, rượu: Người thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân làm cho cơ quan thần kinh đối diện với tình trạng tê bì.
- Chấn thương: Những tác động xảy ra do chấn thương ở chân là nguyên nhân khiến chân bị trở lên tê mỏi bất thường. Tình trạng này nếu không can thiệp sớm bệnh nhân có nguy cơ đối diện với nhiễm trùng, sưng nề… trầm trọng.

- Do thói quen xấu: Ngồi lâu tê chân có thể đến từ các thói quen xấu, đặc biệt là ngồi xổm. Bởi tư thế này sẽ dễ làm máu bị tắc nghẽn khiến cho bạn bị tê bì, đau nhức mỗi khi đứng lên
- Tê chân do ít vận động: Khi cơ thể lười vận động sẽ rất dễ bị đối diện với hiện tượng tê chân. Cơ thể không vận không ở thời gian dài sẽ khiến việc tuần hoàn máu bị cản trở. Đặc biệt khi hệ thống chi dưới bị ách tắc sẽ khiến đôi chân bị mất cảm giác, thường xuyên chịu các cơn đau nhức, tê bì rất khó chịu.
Lưu ý:
Mẹo chữa tê chân khi ngồi lâu hiệu quả nhất với các nguyên nhân đến từ tự nhiên đó chính là thay đổi thói quen và sinh hoạt hàng ngày của cơ thể. Việc trì hoãn có thể khiến tình trạng này dễ dàng chuyển hóa thành bệnh mãn tính gây nhiều khó khăn, tốn kém cho việc điều trị.
Ngồi lâu tê chân do bệnh lý
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu tê chân đến từ bệnh lý, người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan đối với trường hợp này. Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây nên triệu chứng tê chân ngồi lâu.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tê bì là triệu chứng điển hình để nhận biết suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch hình thành do thói quen lười vận động của con người. Khiến máu bị ứ đọng lại một chỗ, từ đó gây nên các triệu chứng tê bì, nhức mỏi, châm chích… rất khó chịu.

Ngoài việc chân bị tê bì, bạn cũng có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua việc đôi chân có bị nổi các gân xanh hay không?
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên bị tê mỏi tay chân. Các cơn đau này thường tập trung mạnh ở vùng bàn chân.
Ngoài việc ngồi lâu bị đau chân, bệnh nhân khi bị tiểu đường còn hay bị ngứa râm ran ở bàn chân, vô cùng đau nhức và khó chịu.
Bệnh xương khớp
Dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán bạn bị mắc bệnh về xương khớp đó là, cơ thể thường xuyên bị tê từ vùng đầu gối xuống bàn chân.

Các triệu chứng này thường bám lấy người bệnh liên tục gây cản trở lớn trong sinh hoạt và đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời nguy cơ cao sẽ làm tổn thương nghiêm trọng trong hệ thống thần kinh.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ngồi lâu bị tê chân. Đối diện với đau cơ xơ hoá, người bệnh sẽ cảm thấy không chỉ đau nhức, tê chân trái mà còn đau nhức toàn thân và cảm thấy ngứa râm ran ở lòng bàn chân khi mắc phải chứng bệnh này.
Giải đáp: Ngồi lâu tê chân có cần phải chữa trị không?
Ngồi lâu tê chân có phải điều trị không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi đối diện với tình trạng này. Trả lời cho câu hỏi này, Ts, Bs Thành – Phòng Khám An Viên cho biết:

Tình trạng ngồi lâu tê chân nếu được phát hiện sớm và xác định được nguyên nhân đến từ tự nhiên. Lúc này bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt như thường xuyên đi lại, ăn uống khoa học, thay đổi tư thế ngồi, áp dụng các bài tập hạn chế tình trạng tê chân…
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, thay vào đó phải thường xuyên theo dõi, nếu có vấn đề bất thường cần đi thăm khám ngay, vì có nguy cơ do bệnh gây ra.
Với trường hợp tê chân ngồi lâu do bệnh lý. Sau khi thăm khám siêu âm kỹ càng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh để đưa ra phác đồ và biện pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa tê chân khi ngồi lâu
Cách chữa tê chân khi ngồi lâu hiệu quả nhất là bạn phải đi thăm khám và thực hiện theo sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Ngoài ra, để khắc phục tạm thời sự khó chịu từ triệu chứng tê chân. Bạn cũng có thể áp dụng một số cách làm sau:

- Xoa bóp chân: Việc xoa bóp chân và lòng bàn chân sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu và thúc đẩy máu lưu thông hiệu quả. Từ đó làm giảm triệu chứng tê chân khi ngồi lâu.
- Tăng cường tập thể dục: Khi cơ thể ít vận động sẽ làm giảm khả năng bơm máu đến các chi dưới. Việc tăng cường thể dục sẽ thúc đẩy lưu lượng máu, từ đó giảm tình trạng tê đau.
- Bổ sung thành phần dinh dưỡng giúp máu thông máu: Thiếu chất hay suy dinh dưỡng. Nhất là thiếu vitamin B, sẽ gây tổn thương thần kinh dẫn đến tê bì. Do vậy bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để hạn chế cảm giác tê bì.
- Áp dụng tư thế đứng ngồi đúng cách: Ngồi đúng cách, hạn chế vắt chéo chân và hạn chế ngồi lâu một tư thế. Việc này sẽ giúp máu lưu thông hiệu quả và tránh tình trạng ứ đọng máu gây tê bì.

- Hạn chế sử dụng rượu bia: Rượu, bia chứa độc tố gây tổn thương thần kinh và làm cho các triệu chứng đau, tê bì trở lên mãn tính, nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng các bài tập tại chỗ: Nếu công việc của bạn không có nhiều thời gian để di chuyển, lúc này áp dụng các bài tập tại chỗ sẽ là một sáng kiến cực kỳ hữu ích. Các bài tập này không chỉ giúp ngăn ngừa máu dồn lại mà cón cải thiệu hiệu quả tình trạng tê bì.
An Viên – Điều trị dứt điểm tình trạng tê bì chân mãn tính
Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên bệnh được đánh giá là một trong những phòng khám tốt nhất hiện nay và là chuỗi phòng khám tư nhân có quy mô lớn top đầu ở Việt Nam. Để làm được điều An Viên sở hữu nhiều ưu điểm như:

- An Viên quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
- Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, chăm sóc sức khỏe toàn diện, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hệ thống trang thiết bị, chẩn đoán và điều trị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện Quốc tế để. Hỗ trợ tối đa cho công tác nghiên cứu, điều trị.
- Hệ thống cơ sở phân bố rộng rãi trên khắp cả nước từ bắc vào nam để giúp bệnh nhân không phải đi xa khi có nhu cầu khám và điều trị bệnh.
- Được Bộ y tế cấp phép và kiểm duyệt đầy đủ cùng các giấy chừng nhận khác trước khi đi vào hoạt động

Bệnh nhân sau khi đặt lịch thăm khám tại An Viên sẽ được trải qua quá trình thăm khám lâm sàng và chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây nên bệnh, tình trạng bệnh va đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Tất cả mọi thao tác và các bước đều được thực hiện thông qua máy móc, thiết bị y tế hiện đại cùng bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm. Đảm bảo kết quả thăm khám chính xác đến 100%.
Trên đây là những chia sẻ của An Viên về triệu chứng ngồi lâu tê chân là bệnh gì và cách khắc phục. Hãy tới An Viên để thăm khám MIỄN PHÍ nếu bạn đang gặp phải tình trạng này. Các bác sĩ tại An Viên là những người có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn cao, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn lời khuyên và phác đồ điều trị tốt nhất.