Tất tần tật về hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp trong thời đại hiện nay. Bệnh lý này thoạt đầu thì có vẻ không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ tạo ra những biến chứng ảnh hưởng đến cơ thể. Những thông tin chi tiết nhất về bệnh lý này sẽ có trong bài viết sau đây.

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới hình thành như thế nào?

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một căn bệnh lý thời đại mới không giới hạn độ tuổi cũng như đối tượng mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng theo từng năm. Trong đó, bệnh nhân nữ nhiều gấp 3 lần bệnh nhân nam.

Đối tượng có nguy cơ bị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Thông tin về hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới thực chất bắt nguồn từ sự suy yếu vai trò của hệ thống tĩnh mạch trong việc đưa máu về tim. Từ đó, xảy ra hiện tượng tích tụ máu ở các tĩnh mạch gây sự tình trạng trương phồng và phì đại.

các đối tượng bị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường là nhóm người sau đây:

  • Đứng lâu, ngồi nhiều: Đây là nhóm người đặc trưng công việc ít di chuyển, ít vận động như giáo viên, tài xế, nhân viên bán hàng,…
  • Phụ nữ có thai, người sinh đẻ nhiều lần, sự ảnh hưởng của nội tiết tố lên các thành tĩnh mạch cũng khá đáng kể. Đây cũng chính là lý do vì sao phụ nữ bị giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới.
  • Người thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị táo bón kinh niên,..
  • Người cao tuổi
  • Yếu tố di truyền cũng gây ra hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • Người làm việc trong môi trường khắc nghiệt nóng ẩm,…

Đây là những nhóm đối tượng bị giãn tĩnh mạch chủ yếu. Mặc dù chưa có công bố nào cho thấy nguyên nhân chính xác nhưng trên là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến khả năng mắc bệnh.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng của hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Xem thêm:

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Cảm giác căng tức, nặng mỏi và tê bì vào cuối ngày hoặc sau khi đứng lâu ngồi nhiều.
  • Xuất hiện triệu chứng dị cảm như cảm giác kiến bò, phù nề hoặc ngứa châm chích khu vực cẳng chân.
  • Những đường gân nhỏ li ti nổi lên có thể dễ dàng quan sát thấy với những màu sắc khác nhau do bị loạn dưỡng da.
  • Có vết loét chân.

Đây là một số dấu hiệu điển hình của hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Về lâu về dài nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến những đến những biến chứng nguy hiểm

Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm như thế nào?

hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

Ban đầu bệnh lý suy giãn tĩnh mạch không để lại biến chứng quá nghiêm trọng, chỉ gây mất thẩm mỹ cho đôi chân. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Cụ thể, các bác sĩ phòng khám chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên cho biết những hậu quả có thể của hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

  • Sưng, phù nề, đau đớn bởi máu bị tích tụ, viêm tĩnh mạch nổi rõ.
  • Loét trên da tại vùng tĩnh mạch. Các vết loét có thể bị căng cứng và sưng lên.
  • Những cục huyết khối tĩnh mạch sâu thoát ra khỏi tĩnh mạch, rồi tràn vào động mạch tim phổi, trường hợp nặng nề có thể bị tử vong nếu không được cứu kịp thời.
  • Xuất huyết dưới da, giãn vỡ tĩnh mạch. Hậu quả này cực đáng quan ngại với những người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Do đó, để không xảy ra những biến chứng như trên, bệnh nhân hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn tại các phòng khám uy tín.

Điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới đúng cách

Sau khi nắm rõ được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả do hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra, điều tiếp theo bệnh nhân cần quan tâm chính là các con đường chữa bệnh hiệu quả tối ưu nhất.

hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bác sĩ đang thực hiện điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ y học hiện đại trong điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì có 3 phương pháp sau đây có thể triệt tiêu hoàn toàn các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra:

  • Tiêm xơ tĩnh mạch.
  • Can thiệp Laser nội mạch.
  • Bơm keo sinh học Venaseal.

Tỷ lệ thực hiện thành công của các phương pháp này là 97%. Tuy nhiên, khi điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng những phương pháp này bệnh nhân nên tìm đến Chuyên khoa phòng khám uy tín cùng dàn bác sĩ chất lượng để đạt hiệu quả cao nhất cũng như sự an toàn cho bệnh nhân.

Các phương pháp phòng ngừa hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Các bác sĩ An Viên khuyên rằng chỉ điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng công nghệ y học không thôi là chưa đủ. Sau khi kết thúc quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân nên tuân thủ một số hướng dẫn của bác sĩ để kết quả điều trị duy trì ở mức độ tốt nhất.

hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Cách phòng ngừa sau khi điều trị

Cụ thể như sau:

  • Mang vớ y khoa theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Thay đổi lối sống sinh hoạt bằng cách bổ sung nhiều vitamin, hạn chế thực phẩm dầu mỡ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Không nên ngồi vắt chéo chân, giữ nguyên tư thế quá lâu. cần vận động nhẹ nhàng sau khi đứng lâu ngồi nhiều.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch về bên trái.
  • Chọn trang phục thoải mái, hạn chế đeo giày cao gót và mặc quần chật.
  • Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại nhà. nếu có hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
  • Thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ.

Toàn bộ thông tin về hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới được cung cấp chi tiết trong bài viết trên. Nếu như có gì cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với An Viên để được các bác sĩ giải đáp chi tiết nhất.

HÉ LỘ 4 NGUYÊN NHÂN GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN