Có đến 80% dân số trên thế giới từng đối diện với triệu chứng bị căng cơ bắp chân khi ngủ ít nhất một lần trong đời. Vậy cách nhận biết triệu chứng này là gì? Và biện pháp khắc phục ra sao. Bs Thành – Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên sẽ đưa ra câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây.
Contents
Biểu hiện của hiện tượng bị căng cơ bắp chân khi ngủ
Bị căng cơ bắp chân khi ngủ là cảm giác đột ngột đau nhói và cứng đơ tại vùng cơ bắp của chân. Thậm chí một số người bị nặng còn mất hoàn toàn toàn khả năng cử động trong suốt thời gian cơn tê bì diễn ra.

Các cơn đau bị căng cơ bắp chân thường nghiêm trọng hơn bạn khi cố gắng co duỗi chân để đứng lên hoặc di chuyển và thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi và nâng cao chân hơn.
Thời gian xảy ra của một cơn căng cơ bắp chân thường từ vài giây cho đến vài phút tùy theo thể trạng của từng người. Phần lớn triệu chứng này sẽ giảm nhanh khi chân được xoa bóp lưu thông máu.
Biểu hiện đi cùng của hiện tượng bị căng cơ bắp chân khi ngủ:
- Hiện tượng mỏi cơ bắp chân kéo dài
- Chân rất khó uốn cong và luôn bị cứng đờ
- Các ngón chân, bắp chân bị sưng
- Bị hạn chế khả năng vận động
Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân khi ngủ
Để điều trị dứt điểm hiện tượng căng cơ bắp chân khi ngủ, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này đến từ đâu.

Ts, bs Thành – Phòng Khám An Viên cho biết:
Có đến 80% nguyên nhân gây nên hiện tượng bị căng cơ bắp chân khi ngủ đến từ suy giãn tĩnh mạch. 20% do các nguyên nhân đến từ tự nhiên như chấn thương do luyện tập, do ngồi sai tư thế, luyện tập sai cách… 10% còn lại do bệnh lý xương khớp, viêm khớp…
Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng giãn cơ bắp chân khi ngủ. Theo kết quả thống kê cho thấy, có đến hơn 70% số người bệnh suy tĩnh mạch phải đối diện với hiện tượng bị giãn cơ bắp về đêm.

Nguyên nhân là do sự ứ trệ dòng máu trong lòng tĩnh mạch làm kích thích tăng số lượng các chất chuyển hóa trong khối cơ bắp, khiến cho hệ thống cơ dễ bị kích thích gây nên hiện tượng co cơ.
Ngoài suy giãn tĩnh mạch thì bệnh nhân bị tiểu đường, tim mạch, suy thận, suy giáp, rối loạn thần kinh,… Cũng có nguy cơ bị căng cơ bắp chân khi ngủ.
Không khởi động trước khi thể dục
Khởi động trước khi tập bất cứ môn thể thao nào kể cả là đi bộ là điều vô cùng quan trọng để giúp làm nóng cơ thể, hỗ trợ máu lưu thông tới các cơ. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ thích ứng với việc vận động tốt hơn, ngăn ngừa chấn thương và các cơn căng cơ hiệu quả.

Tuy nhiên rất nhiều người đã bỏ qua nguyên tắc này. Chính điều này đã làm gia tăng nguy cơ chấn thương do các cơ luôn phải làm việc trong tình trạng quá tải.
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ có thể bị tăng nguy cơ tăng tích trữ nước và mất cân bằng chất điện giải. Cộng với sự phát triển của thai nhi khiến việc tuần hoàn máu của mẹ trở nên bị lề mề.

Ngoài ra, trong khi mang thai, mẹ bầu cũng phải đối diện với tình trạng thay đổi nội tiết tố. Dẫn đến nguy cơ thiếu canxi trong máu. Tất cả những điều này chính là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị căng cơ bắp chân khi ngủ.
Ngồi, nằm sai tư thế
Tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng quá lâu làm cản trở máu lưu thông đến chân. Gây ra tình trạng bị căng cơ bắp chân khi ngủ. Do vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng này buộc bạn phải nghiêm túc điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và tư thế ngồi hợp lý.

Kinh nghiệm chữa hiện tượng căng cơ bắp chân về đem hiệu quả
Bị căng cơ bắp chân khi ngủ gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn tới tinh thần do thường xuyên bị mất ngủ. Vậy để loại bỏ hiện tượng này bạn cần làm gì?
Cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả nhất tại nhà
Khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các cơn co rút, điều đầu tiên bạn cần làm là bạn nhanh chóng làm căng cơ càng sớm càng tốt bằng cách xoa bóp hoặc thực hiện bài kéo giãn cơ.

Để có thể giảm thiểu tình trạng bị căng cơ bắp chân khi ngủ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện những cách điều trị tại nhà dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Giữ chân ở tư thế thoải mái nhất để cơ bắp có thể thư giãn. Nhờ vậy mà triệu chứng sẽ được giảm rất nhiều.
- Nâng cao chân lên: Để thúc đẩy máu về tim hiệu quả bạn nên kê chân lên chiếc gối để ngừa các cơn co cứng xuất hiện.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách giúp cho người bệnh có thể giảm đau nhanh chóng.
- Xoa bóp chân: Xoa bóp chân nhẹ nhàng ở vùng cơ bị căng sẽ giúp cho chúng nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường như ban đầu.
Luyện tập 6 bài tập giãn cơ dưới đây sẽ thoát khỏi chứng bị căng cơ
Các bài tập giãn cơ không chỉ giúp đôi chân thoát khỏi triệu chứng căng cơ mà còn giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho các khớp cơ chân cực kỳ hiệu quả

Nhiều người thường có khái niệm chỉ cần tập các bài tập căng cơ trước và sau khi tập thể dục mà không hề biết bạn nên áp dụng chúng thường xuyên ngay cả khi làm việc, sau khi thức dậy,…
Mục đích là để nâng cao sức bền của bản thân và tiếp sức cho tinh thần thêm phấn chấn, tỉnh táo trước khi làm việc hoặc bắt đầu một ngày mới.
Bên cạnh đó khi thường xuyên sử dụng các bài tập giãn cơ sẽ làm các khớp sẽ linh hoạt hơn, gia tăng phạm vi chuyển động, ngăn ngừa việc đau lưng, đau xương khớp…

Các chuyên gia cũng chia sẻ thêm: Việc áp dụng các bài tập giãn cơ cũng giúp việc tăng cường và lưu thông máu đến cơ bắp được nhanh hơn, trôi chảy hơn. Từ đó hạn chế các cơn đau bắp cơ đột ngột và giảm cơn đau do chấn thương trong lúc tập.
Dưới đây là 6 bài tập giãn cơ mà bạn nên duy trì mọi lúc mọi nơi mà An Viên chia sẻ tới bạn.
Xem thêm: Giãn cơ bắp chân tăng chiều cao
Bài tập 1: Bài tập cơ hông
Bài tập cơ hông sẽ tác động trực tiếp tới cơ ở vùng hông, vùng bắp chân và cơ ở vùng mông giúp chúng được gia tăng dẻo dai và tính linh hoạt trong chuyển động.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Quỳ 2 chân xuống dưới sàn
- Bước 2: Nhẹ nhàng nhấc chân phải đặt lên trước mặt tạo thành góc 90 độ, chân phải duỗi ra hết cỡ đặt trên mặt sàn.
- Bước 3: Chỉnh người ở tư thế khom người về phía trước sao cho phần hông được kéo căng nhất có thể.
- Bước 4: Duy trì tư thế này khoảng 1 phút sau đó đổi chân và làm tương tự với bên còn lại.
Bài tập 2: Bài tập cơ đùi
Phần lớn các môn thể thao sẽ làm cho đôi chân chịu tải trọng nhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, động tác này sẽ giảm tác động lên cơ chân, giúp cơ chân được thả lỏng nhờ vào việc giảm tải áp lực.

Cách thực hiện
- Bước 1: Nằm ngửa lên sàn và duỗi hai chân duỗi ra.
- Bước 2: Từ từ co cả hai chân lên đối diện trước rồi cho chân phải vắt chéo lên đùi chân trái, mắt nhìn thẳng lên trần nhà, đầu giữ thẳng. Chỉnh tư thế sao cho phần hông cảm thấy căng ra hết sức có thể
- Bước 3: Giữ tư thế này khoảng 30s là lặp lại tương tự với chân còn lại. Mỗi bên thực hiện 3 lần.
Bài tập 3: Bài tập duỗi bắp chân
Bài tập duỗi bắp chân là bài tập có tác dụng kéo căng cơ bắp chân, từ đó giúp đôi chân trách phải hiện tượng co cơ, chuột rút đột ngột.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn một điểm tựa trước mặt có thể là tường hoặc ghế.
- Bước 2: Hai chân đứng thẳng và giữ khoảng cách chân rộng bằng vai. Hai tay giữ vào ghế hoặc tường để làm điểm tựa.
- Bước 3: Nhấc chân trái lên một cách từ từ đến khi tay trái cầm được mũi chân trái. Lúc này kéo căng phần chân hết mức có thể và duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây và đổi sang chân bên kia. Thực hiện 3 lần cho mỗi bên.
Bài tập 4: Bài tập cho lưng
Bài tập lưng có tác dụng giảm mỡ bụng ở vòng hai hiệu quả. Bên cạnh đó bài tập cũng giúp phần cơ của bắp chân được tăng sự bền bỉ, dẻo dai và thêm phần săn chắc.

Cách thực hiện
- Bước 1: Để tư thế với hai tay và đầu gối chống úp xuống mặt sàn theo hình dáng chiếc bàn hình chữ nhật.
- Bước 2: Đưa cổ hếch lên phía trên để thư giãn sau đó đưa cổ nhìn lại xuống phía dưới bụng. Đồng thời nâng phần lưng lên và hít thở sâu.
- Bước 3: Để cơ thể được thả lỏng về vị trí ban đầu, và lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Bài tập số 5: Bài tập cơ gân kheo
Cơ gân kheo là phần cơ nằm ở phần sau của đùi, cơ gân kheo kéo dài từ hông đến đầu gối và phần cơ này cũng hoạt động liên tục trong các cử động của cơ thể.
Vì vậy việc thường xuyên tập luyện cho cơ gân kheo sẽ giúp bạn giảm được tối đa những chấn thương không đáng và trong hoạt động thường ngày.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Để cơ thể ngồi lên sàn và duỗi chân trái còn chân phải khoanh tròn, chý ý để lòng bàn chân tiếp xúc với đùi trái.
- Bước 2: Đưa thân người ngả hết cỡ về phía trước đồng thời giữ thẳng lưng và eo, các ngón tay trái chạm mũi chân trái.
- Bước 3: Giữ tư thế khoảng 30 giây và thực hiện với chân còn lại. Lặp lại mỗi bên 3 lần.
Lưu ý:
Khi thực hiện các động tác trên, đôi khi bạn sẽ có cảm giác căng nhẹ ở mỗi vị trí chủ chốt tập. Và nếu cảm thấy đau quá sức chịu đựng, hãy dừng lại ngay vì rất có thể một bộ phận cơ nào đó đã bị căng quá mức trong khi tập luyện.

Duy trì đúng tư thế của mỗi bài tập trong mỗi lần thực hiện và đừng quên hít thở đều vì việc hít thở không chỉ giúp giảm căng thẳng và giảm hiện tượng căng cơ mà còn giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị chuột rút hay co cơ trong và sau khi tập.
Điều trị dứt điểm hiện tượng co cơ bắp chân tại An Viên
Đối với các trường hợp bị co cơ do bệnh lý, điển hình là suy giãn tĩnh mạch. Việc can thiệp bằng cách điều trị tại nhà hoàn toàn không có kết quả. Trái lại việc chần chừ càng làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bị căng cơ. Việc điều trị bằng phác đồ chuyên sâu kết hợp với các biện pháp như tiêm xơ IVEIN, can thiệp Laser nội mạch EVLA, can thiệp keo sinh học Venaseal Plus…
Quá trình điều trị được thực hiện có tác động sâu vào các mô cơ. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng “thoát khỏi” tình trạng căng cơ bắp chân và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Trên đây là những chia sẻ của An Viên về triệu chứng bị căng cơ bắp chân khi ngủ. Liên hệ với An Viên qua hotline để được tầm soát phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh những biến chứng về sau.