Chuyên gia tư vấn: Ngủ gác chân có lợi ích gì?

Ngủ gác chân là một trong những thói quen tốt được các bác sĩ đầu ngành khen ngợi. Tư thế ngủ gác chân mang lại rất nhiều những lợi ích tiềm ẩn mà không phải ai cũng biết. Cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

ngủ gác chân
Những aio nên ngủ gác chân?

Những đối tượng nên ngủ gác chân

Ngủ gác chân lên gối có tốt không là câu hỏi được đa số người quan tâm. Các chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, ngủ gác chân là một thói quen có lợi cho sức khỏe nhưng ít người biết đến. Cụ thể, các nhóm đối tượng sau nên tập luyện tư thế ngủ gác chân lên gối:

  • Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch: Bản chất của bệnh suy giãn tĩnh mạch là do sự ứ đọng và tích tụ của máu dồn lại dưới các chi. Nếu như bệnh nhân rèn luyện tư thế ngủ gác chân sẽ giúp máu được đẩy nhanh quá trình lưu thông, hướng di chuyển của máu cũng trở nên dễ dàng hơn
  • Sau khi phẫu thuật. Ngủ gác chân sau khi thực hiện phẫu thuật cũng là một giải pháp tối ưu giúp giảm sưng đau. Bên cạnh đó, vận động nhẹ nhàng và hạn chế giữ nguyên tư thế quá lâu cùng với việc ngủ gác chân hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
  • Phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai thường bị sưng phù, do tăng giữ nước, thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung mở rộng. Nâng cao chân có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng tấy này.
  • Viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào thường hình thành do vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thể từ các vết nứt trên da và có thể gây ra một số biểu hiện điển hình như đau, đỏ da và sưng tấy. Nếu tốc độ viêm mô tế bào phát triển nhanh chóng ở cánh tay hoặc chân của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân nên ngủ gác chân để hạn chế tim mạch bị ảnh hưởng và giảm sưng.
  • Phù bạch huyết. Đây là hiện tượng được hình thành do hệ thống bạch huyết của bạn bị tổn thương và chất lỏng bạch huyết bị tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng tấy ở nhiều cơ quan trên cơ thể, trong đó có chân. Và phù bạch huyết có thể tiến triển tiêu cực đi theo thời gian. Ngủ gác chân có thể giúp tiêu sưng trong giai đoạn đầu của tình trạng này, nhưng đến các giai đoạn sau thì hiệu quả không cao.

Như vậy, tư thế ngủ gác chân lên gối là một thói quen có lợi cho sức khỏe. Nó giúp cho người bệnh có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu đến các chi, giảm nguy cơ mắc phải các loại bệnh lý nguy hiểm.

ngủ gác chân
Tác dụng của ngủ gác chân

Những đối tượng nào không nên ngủ gác chân?

Mặc dù thói quen ngủ gác chân có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không phải có lợi với tất cả mọi người. Các bác sĩ chuyên khoa Tĩnh mạch cho biết, những người thuộc nhóm đối tượng bị cao huyết áp không nên ngủ gác chân hoặc kê cao chân hơn đầu. Nếu như người bị cao huyết áp mà ngủ gác chân sẽ bị đau đầu và có hiện tượng buồn nôn. Lý do là nguyên tắc nằm ngủ của những người bị cao huyết áp là không được để phần đầu thấp hơn thân, nếu không sẽ gây ra tình trạng huyết áp tăng đột ngột, nguy hiểm hơn là tai biến, đột quỵ.

Mặt khác, tư thế ngủ gác chân này lên chân kia hay còn gọi là tướng ngủ vắt chéo chân cũng không được khuyến khích. Các bác sĩ giải thích rằng, ngủ như vậy sẽ làm cong vẹo cột sống và cản trở con đường di chuyển của máu đến các cơ quan trên cơ thể.

ngủ gác chân
những ai không nên ngủ gác chân?

Một số tư thế ngủ gác chân được các chuyên gia tư vấn

Ngủ gác chân mặc dù vừa hỗ trợ nhưng cũng có thể gây khó khăn cho quá trình phục hồi thể chất, còn có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Do đó, bạn nên lựa chọn cho mình một tư thế ngủ an toàn cho sức khỏe hơn:

Nằm nghiêng khi ngủ

Ngủ nghiêng thường mang lại một số ưu thế đáng kể cho sức khỏe như giảm chứng ợ nóng, giảm ngáy khi ngủ… Đây cũng là tư thế ngủ gắn kết cột sống hiệu quả giúp việc giảm đau cổ hoặc đau lưng dễ dàng hơn.

Mặt khác, phụ nữ đang mang thai nên ngủ tư thế này. Nằm ngủ nghiêng giúp giảm áp lực bụng cho mẹ bầu đồng thời tạo điều kiện để máu dễ dàng di chuyển trong cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

ngủ gác chân
Tư thế ngủ gác chân tốt nhất

Ngủ ở tư thế nằm ngửa

Ngủ ngửa là tư thế thường gặp và đem lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Cột sống được thẳng hàng và trọng lượng cơ thể được phân bổ đều hơn khi sử dụng tư thế này.

Tư thế ngủ uốn cong người kiểu thai nhi

Nằm uốn cong kiểu thai nhi cùng với kiểu ngủ gác chân là tư thế tuyệt vời cho người đang đau lưng và thoát vị đĩa đệm. Tư thế này làm các khớp mở ra, thư giãn cột sống, giúp bạn tránh xa được chứng đau lưng và hông.

ngủ gác chân
Ngủ gác chân như thế nào cho đúng?

Chuyên khoa An Viên– nơi gửi gắm niềm tin của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc ngủ gác chân có lợi cho sức khỏe, bệnh nhân nên kết hợp việc đi thăm khám định kỳ để bảo vệ cơ thể của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu chưa biết phải đến cơ sở y tế nào để thăm khám thì hãy nhanh chóng đến với Chuyên khoa An Viên, một phòng khám tư nhân chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo này.

Những lý do bạn nên chọn phòng khám An Viên làm nơi trị suy giãn tĩnh mạch vì:

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên ngành hàng đầu cả nước. Đó là Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành, Bác sĩ Doãn Hữu Linh và bác sĩ Nguyễn Văn Hiển. Đây đều là những người có nhiều cống hiến cho ngành y nước nhà và góp phần vào việc hoàn thiện phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
  • Cơ sở vật chất khang trang và rộng rãi. An Viên tang bị đầy đủ những thiết bị thăm khám chữa bệnh chuyên nghiệp nhằm bảo đảm hiệu quả tối ưu nhất có thể.
  • Quy trình thăm khám nhanh chóng, thủ tục gọn gàng.
  • các bác sĩ và nhân viên tư vấn chăm sóc và phục vụ bệnh nhân chu đáo và tận tình.
ngủ gác chân
bác sĩ đang thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch tại An Viên

Theo khảo sát, có 95% bệnh nhân hài lòng với Chuyên khoa An Viên, 90% bệnh nhân muốn tái khám lại ở đây. Những con số này đã đủ nói lên sự tin tưởng và yêu quý của bệnh nhân dành cho phòng khá. Hãy nhanh đến với An Viên để được điều trị dứt điểm căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Trên đây là bài viết về chủ đề ngủ gác chân. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên, quý vị có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp vui lòng liên hệ số điện thoại 092.462.5678 để được hỗ trợ miễn phí.

TẬP LUYỆN YOGA MÀ GÁC CHÂN LÊN TƯỜNG BỊ TÊ CÓ SAO KHÔNG?

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN