Giải đáp thắc mắc bị tê chân phải làm sao?

Bị tê chân phải làm sao? Tê chân là hiện tượng rất nhiều người gặp phải, nhất là dân văn phòng, những người ít vận động. Ban đầu sẽ là cảm giác tê nhẹ, nặng dần hơn là những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Hôm nay hãy cùng An Viên đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc đó nhé.

Bị tê chân phải làm sao
Tê bì chân có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

Triệu chứng tê bì chân có phải là dấu hiệu của bệnh lý khác ?

Tình trạng tê bì chân tay nếu mất đi sau thời gian ngắn thì đây là dấu hiệu bình thường. Nhiều người vẫn còn thắc mắc là bị tê chân là bệnh gì? phải làm sao? nguyên nhân là gì? Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc người bệnh ngồi hoặc đứng yên một tư thế. Tuy nhiên nếu tê chân đi kèm các triệu chứng sau thì người bệnh nên đi khám.

  • Đau nhức cổ vai gáy lan xuống nửa người, thời gian kéo dài lâu
  • Tê cơ mặt trong cánh tay, bắp chân lan xuống ngón tay, ngón chân.
  • Cảm giác tê cứng, nóng hoặc nhận thấy gan bàn chân bị châm chích, râm ran như kiến bò.
  • Chuột rút chân, co cứng cơ, chân bị mất cảm giác về đêm thường xuyên.

Đối với các triệu chứng trên kéo dài trên 6 tuần thì người bệnh nên đi khám. Theo chuyên gia, rất có thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Phải kể đến như chứng suy giãn tĩnh mạch, bệnh về thần kinh, bệnh xương khớp…

Bị tê chân phải làm sao
Ngủ hay bị tê chân là bệnh gì – Đi khám nếu người bệnh tê chân đi kèm các triệu chứng khác

Biểu hiện của biến chứng suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh nên biết

Như đã nói ở trên nếu tê chân lâu ngày thì người bệnh nên đi khám. Điều này sẽ giúp người bệnh có được kết quả chính xác cũng như cách điều trị bị tê chân phải làm sao? Sau đây là một số biểu hiện của chứng suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh nên chú ý.

  • Thấy tê, nặng hai chân lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Chân bị phù nề, đau nhức vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút về đêm, co cứng cơ.
  • Cảm giác hai chân tê rần, tê lâu trong vài giờ, đau buốt chân và hai bắp chân.
  • Xuất hiện búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da, da chân bị thay đổi màu sắc, bị tối màu.
  • Biểu hiện nặng hơn, xuất hiện vết loét da chân, bị viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu

Đây là một số biểu hiện từ ban đầu chưa thấy gì đến nặng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Nếu người bệnh gặp phải những trường hợp đó hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Một số phương pháp y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch tại An Viên

Sau khi được thăm khám, người bệnh đã biết được nguyên nhân tê chân là do đâu. Lúc này người bệnh sẽ được tư vấn về cách điều trị, bị tê chân phải làm sao? Một số phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tại An Viên phải kể đến như.

  • Điều trị bằng Keo Sinh học Venaseal: Bác sĩ bơm một lượng chuẩn keo sinh học vào tĩnh mạch bị suy giãn. Chất keo sẽ có tác dụng nén chặt và gắn kết các thành mạch với nhau, giúp máu lưu thông tốt.Tuy phương pháp này có giá thành cao nhưng thời gian thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao. Tỷ lệ thành công giảm đến 95% biến chứng suy giãn tĩnh mạch.
Bị tê chân phải làm sao
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học
  • Điều trị bằng tia laser, RF: Cách này sử dụng nhiệt được phát ra từ tia laser đi thẳng vào tĩnh mạch, loại bỏ dòng trào ngược gây tắc. Sử dụng tia laser mang tính thẩm mỹ cao và thời gian phục hồi nhanh chóng.
  • Điều trị bằng phương pháp tiêm xơ: Bác sĩ sẽ tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch nông chi dưới, giúp máu không còn bị ứ trệ. Điều này sẽ giúp tuần hoàn máu được tốt hơn, chứng suy giãn tĩnh mạch được cải thiện.
Bị tê chân phải làm sao
Bệnh nhân can thiệp bằng tiêm xơ đã cải thiện tình hình

Vừa rồi là những thông tin bị tê chân phải làm sao mà An Viên đã chia sẻ . Mọi thắc mắc hay đặt lịch khám và chữa trị vui lòng liên hệ hotline: 1800.0086