Các yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trên thực tế, đây được mệnh danh là “căn bệnh thời đại mới” và bất cứ ai cũng có khả năng mắc phải. Vậy những ai có nguy cơ cao và những yếu tố nào dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Contents
Tổng hợp những yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tiềm ẩn. Chủ yếu là từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày đều chứa những khả năng cao hình thành bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành, đang công tác tại Phòng khám Quốc tế An Viên chia sẻ những yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch như sau:
Những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thường khó phát hiện bệnh do hay nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Triệu chứng của chúng khá giống nhau. Nếu như phát hiện kịp thời và có phương án điều trị phù hợp ngay từ đầu thì thời gian chữa bệnh sẽ nhanh chóng hơn. Còn phát hiện trễ, tình hình bệnh đã tiến triển đến các vết loét, ứ trệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng rất khó khăn cho công tác điều trị.
Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch đầu tiên được nghiên cứu trong quan hệ với bệnh tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch khoảng từ 45 đến 50 tuổi trở lên. Lý do là vì càng lớn tuổi, hoạt động của các tĩnh mạch bị giảm sút và quá trình vận chuyển máu cũng không con như trước.
Do đó, tình trạng giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi thường càng nặng nề hơn. Suy giãn tĩnh mạch chính là nỗi lo lắng của người bệnh.
Giới tính
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh thì mới có một bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch ở nữ giới thường là do mang thai, sinh nở nhiều lần và nội tiết tố khi thời kỹ mãn kinh hay mặc quần bó sát và đeo giày cao gót trong thời gian dài.
Những yếu tố này tạo sự chèn ép lên thành mạch và tĩnh mạch chân, do đó đấy là lý do tại sao phụ nữ thường mắc bệnh này hơn là nam giới.

Hơn nữa, do phụ nữ hay gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố, tăng sinh hormone bất thường cũng gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Đặc trưng nghề nghiệp
Nghề nghiệp được xem là yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch rất quan trọng cần lưu ý hết sức. Những người có liên quan đến thói quen phải đứng lâu, ngồi lâu, đi lại nhiều… đã được xác định là có tỷ lệ mắc bệnh cao gặp phải bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân.
Trên thực tế, một số nghề phải đứng hoặc ngồi liên tục trong một thời gian dài làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ tim đến các chi dưới. Do đó, tình trạng suy giãn tĩnh mạch càng dễ có cơ hội phát triển.

Ngoài ra, điều kiện làm việc trong môi trường thời tiết nóng ẩm cũng tăng yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch lên cao hơn. Nguyên nhân là do môi trường nóng ẩm sẽ kích thích sự giãn nở của các tĩnh mạch. Từ đó hình thành nguy cơ gây bệnh.
Tính chất di truyền
Y học hiện đại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh gen là một trong những yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch hay không. Tuy nhiên, một số khảo sát lại nói lên rằng suy tĩnh mạch có tính chất di truyền. Một người mắc bệnh thì các thành viên khác trong gia đình có tỷ lệ mắc bệnh gấp 1,5 đến 2 lần so người bình thường.
Vì vậy gen chính là một trong những yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch không thể bỏ qua.

Béo phì
Vai trò của chứng béo phì trong mối liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược. Các nhà khoa học Đức nghiên cứu rằng chỉ số cơ thể BMI trên 30 sẽ làm tăng khả năng giãn tĩnh mạch một cách rõ rệt ở cả nam lẫn nữ. Vì việc tăng trọng lượng cơ thể quá tải một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể không thích nghi được và đôi chân sẽ chịu áp lực nhiều hơn bình thường. nên các tĩnh mạch có nguy cơ bị giãn rộng hơn.
Thừa cân và béo phì cũng là yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch rất đáng chú ý. Vậy nên những người đang thừa trọng lượng quy định nên thiết lập một kế hoạch giảm cân hiệu quả.

Xem thêm:
- chân giãn tĩnh mạch là gì
- bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không
- Khám suy giãn tĩnh mạch ở đâu tốt
Táo bón kinh niên
Chứng táo bón kinh niên cũng là nhóm yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch điển hình. Do khi bị táo bón, bệnh nhân sẽ phải hoạt động cơ bụng nhiều và vô tình tạo áp lực lên đôi chân. Do đó, nhóm đối tượng này dễ bị mắc giãn tĩnh mạch.
Vậy là bác sĩ Thành đã thống kê một số yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chủ yếu. Đây cũng là những thủ phạm chính gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch cho nhiều người.
Nếu bệnh nhân cảm thấy những triệu chứng bất thường như: tê bì, đau nhức, nặng chân về chiều,.. Hoặc thậm chí là ngứa ngáy như châm chích, sưng tấy và các gân xanh tím nổi lên ngoằn ngoèo thì hãy lập tức thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện các dấu hiệu sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị đúng hướng và kịp thời hơn nữa.
Chữa suy giãn tĩnh mạch ở đâu tốt?

Sau khi tìm hiểu được yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, chúng ta thấy ai cũng có khả năng gặp phải bệnh này. Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vậy nếu như bị bệnh, thì điều trị ở cơ sở y tế nào uy tín?
Chuyên khoa giãn tĩnh mạch An Viên là một trong những phòng khám phát triển theo mô hình tư nhân chuyên thăm khám bệnh suy giãn tĩnh mạch chất lượng cao. Đây là một trong số ít cơ sở y tế đạt chuẩn về chất lượng cũng như các dịch vụ thăm khám. Vì vậy, đã có hơn 30.785 bệnh nhân đến thăm khám và điều trị thành công tại phòng khám An Viên.

Dưới đây là những cam kết của riêng An Viên với bệnh nhân khác biệt so với những nơi khác:
- Cơ sở vật chất khang trang. Phòng khám sạch sẽ, đảm bảo điều kiện vệ sinh cùng với giường bệnh được trang bị đầy đủ.
- Trang thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại. Các loại máy móc đều được nhập khẩu từ các nước Châu Âu vói công nghệ y học hiện đại hàng đầu.
- Đội ngũ y tế dày dặn kinh nghiệm cũng như chăm sóc bệnh nhân hết sức chu đáo. Toàn bộ bác sĩ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm cùng với sự nhiệt huyết trong nghề.
- Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hàng đầu hiện nay. 97% bệnh nhân đều có kết quả khả quan khi điều trị bệnh tại An Viên.
Hãy nhanh tay đặt lịch và thăm khám tại An Viên để loại bỏ các yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sớm nhất có thể, ngăn ngừa các di chứng về lâu về dài.
Làm thế nào để phòng ngừa yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch?

Yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch như đã phân tích, thường là xuất phát từ các thói quen lối sống bình thường. Bs Thành cho biết, muốn ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý và rèn luyện một số thói quen sau:
- Dinh dưỡng đủ chất. Các chất xơ, vitamin, flavonoid,…nên có trong thực đơn ăn uống cho người suy giãn tĩnh mạch.
- Xoa bóp và ngâm chân hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch bằng nước ấm vừa phải.
- Tập luyện thể dục cường độ vừa phải. Nhưng tần suất duy trì đều đặn
- Mang tất suy giãn tĩnh mạch theo chỉ định từ chuyên gia y tế.
- Không nên đi giày cao gót, mặc quần bó sát, ngồi vắt chéo chân.
- Thăm khám định kỳ nếu cảm thấy xuất hiện những triệu chứng đáng nghi ngờ.
Yếu tố nguy cơ suy giãn tĩnh mạch là một trong những vấn đề quan trọng mà bệnh nhân không nên bỏ qua. Có rất nhiều nguy cơ gây nên bệnh này nên vì thế bệnh nhân hãy chủ động thăm khám trước. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp vui lòng liên hệ An Viên thông qua số điện thoại 092.462.5678 để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ MIỄN PHÍ.
TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN NHẸ
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng