Tiêm xơ giãn tĩnh mạch là phương pháp giải quyết vấn đề tĩnh mạch bị suy giãn. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân không biết sau khi thực hiện thủ thuật thì cần làm gì để bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết được tham vấn thông tin bởi TS, BS Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên.

Contents
Tổng quan về tiêm xơ giãn tĩnh mạch
Dựa trên hình ảnh thực tế mà màn hình siêu âm cung cấo. Bác sĩ sẽ quan sát và nhận định được vị trí của các tĩnh mạch lớn, mạng lưới, tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch bị xoắn…
Khi đã định vị được chính xác vị trí của tĩnh mạch bị suy giãn. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây xơ vào bên trong các tĩnh mạch. Chất xơ sẽ kích thích tĩnh mạch khiến chúng bị viêm, tổn thương, dính 2 thành lại với nhau. Ngăn chặn không cho dòng máu tiếp tục đi qua. Sau điều trị tĩnh mạch này sẽ được cơ thể tái hấp thu và biến mất vĩnh viễn.

Quá trình tiêm xơ giãn tĩnh mạch diễn ra chưa đến 1 giờ đồng hồ. Bệnh nhân không cần nhập viện cũng không cần ở lại viện để theo dõi sau điều trị. Mà có thể trở về nhà và sinh hoạt như bình thường.
Tiêm xơ tĩnh mạch được đánh giá là phương pháp điều trị tĩnh mạch nông, tĩnh mạch mạng nhện hiệu quả nhất hiện nay. Khi vừa đạt hiệu quả cao vừa có chi phí phù hợp với phần lớn bệnh nhân.
Một số lưu ý sau khi tiêm xơ giãn tĩnh mạch
Sau khi tiêm xơ tĩnh mạch mặc dù bệnh nhân có thể đi lại như bình thường ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên để bệnh được rút ngắn thời gian hồi phục và tránh những biến chứng không đáng có. Người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

- Bệnh nhân sau điều trị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ 20 phút/ ngày
- Sử dụng các bài tập tốt cho tĩnh mạch
- Tuyệt đối không chạy bộ, không gây áp lực lên tĩnh mạch
- Bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể
- Khi ngủ nên kê cao chân hơn tim khoảng 15 cm
- Không bê nặng, lao động nặng ít nhất sau 2 tuần tiêm xơ
- Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ sau khi điều trị tiêm xơ giãn tĩnh mạch
Cần làm gì sau khi tiêm xơ giãn tĩnh mạch
Sau khi tiêm xơ giãn tĩnh mạch, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên nằm yên một chỗ cũng không nên đi bộ quá 20 phút/ngày.
Chính vì vậy, Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành sẽ chia sẻ đến với bạn một số bài tập vừa giúp tăng cường sự lưu thông cho máu vừa rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.

Bạn đã biết?
Bài tập Buerger Allen
Bài tập Buerger Allen là bài tập được các chuyên gia về tim mạch khuyến cáo các bệnh nhân sử dụng nhiều nhất. Bài tập có tác dụng cải thiện sự lưu thông cho máu, tạo nên sự nhịp nhàng, ổn định lưu lượng máu đến chi dưới.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tại tư thế nằm, bạn chân 2 chân lên cao nhất có thể
- Bước 2: Giữ tư thế này trong khoảng 10s
- Bước 3: Ngồi ngậy và thả lỏng hai chân và để chúng được thoải mái
- Bước 4: Nằm xuống và duỗi thẳng chân
- Thực hiện động tác 10 lần

Động tác nâng vuông góc chân
Đây là bài tập đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất tích cực đối với các tĩnh mạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt cơ thể theo tư thế nằm thẳng.
- Bước 2: Giơ chân lên cao vuông góc với mặt đất.
- Bước 3: Giữ tư thế này trong 15s.

Bài tập nhón gót
Nhón gót chân có mục đích nhằm tăng cường các cơ bắp ở chân. Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch ở các tĩnh mạch mới và thúc đẩy quá trình sau khi điều trị bằng tiêm xơ tĩnh mạch được nhanh chóng hơn. Phương pháp này dễ thực hiện và bạn có thể thực hiện chúng bất cứ khi nào
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tại tư thế đứng, bạn nhấc chân lên lấy 3 đầu ngón chân là trọng lực
- Bước 2: Duy trì tư thế trong 5s
- Bước 3: Hạ gót chân về tư thế đứng ban đầu.
- Thực hiện động tác 15 lần
Nâng chân ngang hông
Đây là bài tập không chỉ tốt cho tĩnh mạch mà còn có tác dụng cực tốt để có một cơ thể đẹp eo thon.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Để cơ thể nằm nghiêng qua bên trái.
- Bước 2: Chống khuỷu tay phải lên mặt sàn đỡ lấy đầu. tay trái bạn để dọc xuôi theo cơ thể.
- Bước 3: Từ từ nâng chân trái lên cao 45 độ.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thê trong 10s sau đó để cơ thể về tư thế ban đầu.
- Thực hiện 15 lần sau đó đổi sang chân kia.

Xoay cổ chân
Xoay cổ chân là bài tập được rất nhiều người ưa thích bởi không chỉ thực hiện dễ dàng mà bạn còn có thể tập bài tập này tại bất cứ đâu thời điểm nào.
Bài tập này có hiệu quả cực tốt giúp ngăn ngừa các cơn đau chân và giúp máu lưu thông dễ dàng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tại tư thế nằm ngửa (bạn cũng có thể ngồi hoặc đứng), đưa chân trái cao hơn so mặt đất khoảng 15cm
- Bước 2: Xoay cổ chân trái 5 lần sau đó đổi lại xoay ngược chiều kim đồng hồ
- Bước 3: Thực hiện lại tương tự với chân bên kia
- Mỗi bên thực hiện 15 lần
Trên đây là những chia sẻ về cần làm gì sau khi tiêm xơ giãn tĩnh mạch. Để được tư vấn thêm về phương pháp điều trị cũng như tư vấn về tình trạng bệnh lý đang gặp phải. Vui lòng liên hệ với Phòng Khám An Viên để được hỗ trợ.