Tại sao bị suy giãn tĩnh mạch là thắc mắc của hầu hết các cả các bệnh nhân khi đối diện với căn bệnh này. Vậy câu trả lời chính xác là gì. Nội dung của bài viết dưới đây của An Viên sẽ có đáp án dành cho bạn.
Contents
Tại sao bị suy giãn tĩnh mạch?
Tại sao bị suy giãn tĩnh mạch? Trả lời về vấn đề này, Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên lý giải như sau:

Suy giãn tĩnh mạch là hậu quả của tình trạng trào ngược máu trong tĩnh mạch. Máu thay vì đi lên tim lại chảy ngược lại xuống tĩnh mạch ở chân.
Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho kích thước tĩnh mạch ngày càng to ra do phải lưu trữ nhiều máu. Từ đó hình thành nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch cùng nhiều biến chứng khác của bệnh.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, điển hình là các nguyên nhân sau:

- Do tính chất nghề nghiệp ít vận động
- Do tuổi tác
- Do giới tính
- Do mang thai
- Do béo phì
- Do lười vận động…
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch
Sau khi xác nhận được câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị suy giãn tĩnh mạch thì việc nắm bắt được các dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch cũng là việc vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cảm thấy các triệu chứng như nặng nề ở hai chân, phù chân, đau bắp chân, chuột rút chân, tê chân…
Suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn tiến triển
Giai đoạn này bệnh nhân có thể quan sát các tĩnh mạch nổi dưới da bằng mắt thường. Ngoài ra còn xuất hiện thêm tình trạng loét da, viêm da, các triệu chứng ở giai đoạn một cũng xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
Giai đoạn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Giai đoạn này, các tĩnh mạch của bệnh nhân nổi lên với kích thước lớn, tình trạng viêm loét mở rộng. Nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm điển hình là thuyên tắc động mạch phổi cũng rất cao.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Đây chính là hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch chân được chụp lại trực tiếp của một bệnh nhân khi tới thăm khám tại An Viên.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 4, các tĩnh mạch đã nổi rõ với kích thước lớn dưới bề mặt da. Màu da cũng bị biến đối sắc thể trở nên sẫm màu hơn hẳn so với trên vùng đùi không bị. Các vết chàm cũng xuất hiện rải trên khắp bàn chân.
Với tình trạng bệnh này bệnh nhân cần phải được can thiệp điều trị ngay lập tức nếu không bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng nề và ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe.
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Nắm được rõ các lý do giải thích cho việc tại sao bị suy giãn tĩnh mạch, động thái tiếp theo mà bất kể bệnh nhân nào cũng lưu tâm đến đó chính là các biện pháp nào có thể điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

Dưới đây là một số các biện pháp khắc phục tạm thời các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch gây nên. Áp dụng chúng thường xuyên sẽ có hiệu quả khá tích cực trong vấn đề này.
Gác chân lên tường
Những triệu chứng giãn tĩnh mạch và phù nề chân có thể được giảm bớt khi bạn chăm chỉ thực hiện động tác gác chân lên tường trước khi ngủ và sau khi thức dậy hàng ngày.
Đây cũng là cách trị giãn tĩnh mạch chân dễ áp dụng. Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả cao với người mới bị giãn tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
Xem thêm>>> Nên gác chân lên tường bao lâu?

Sử dụng vớ y khoa
Vớ y khoa được sử dụng với bệnh nhân mới bị suy giãn tĩnh mạch. Nhờ vào thiết kế có các lực siết phù hợp đã làm giảm khả năng bị giãn nở và điều trị giảm các triệu chứng của bệnh.
Massage chân tại nhà
Sử dụng lực tay để massage là cách trị giãn tĩnh mạch tại nhà có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch lan rộng hiệu quả.

Massage còn hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu giúp giảm đau, giúp đôi chân được thư giãn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên với bệnh nhân đa bị suy giãn tĩnh mạch, cần chỉnh lực tay hết sức nhẹ nhàng để tránh tác động lực lên thành tĩnh mạch.
Áp dụng thực đơn cho người suy giãn tĩnh mạch
Áp dụng thực đơn cho người bị suy giãn tĩnh mạch là điều vô cùng quan trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Người bị suy giãn tĩnh mạch cần áp dụng chế độ dinh dưỡng sau:
- Hấp thu thực phẩm giàu vitamin C, E để kích thích sản sinh collagen và elastin. Từ đó củng cố sự đàn hồi của thành tĩnh mạch được tốt hơn.
- Bổ sung thêm thức ăn giàu xơ để hạn chế táo bón, từ đó giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Bổ sung chất khoáng và uống nhiều nước để tránh các cơn tê bì, chuột rút do suy giãn tĩnh mạch gây nên.

Lưu ý: Những biện pháp áp dụng tại nhà nêu trên chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh phát triển và hạn chế nguy cơ tái phát. Hoàn toàn không có tác dụng điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, nếu người bệnh muốn sử dụng các biện pháp này để can thiệp và điều trị thì phải tuân thủ hết sức khắt khe nếu không bệnh sẽ có nguy cơ rất cao trở lên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch để điều trị dứt điểm buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của các biện pháp điều trị bằng y khoa.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch dứt điểm tại An Viên
Trong những trường hợp tại sao bị suy giãn tĩnh mạch đã ở giai đoạn nặng. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà sẽ hoàn toàn không có kết quả. Lúc này người bệnh cần nhờ đến sự trợ giúp của các biện pháp điều trị bằng công nghệ y khoa như:
- Tiêm xơ IVEIN trị giãn tĩnh mạch chân
- Can Thiệp Laser Nội Mạch EVLA
- Can Thiệp Keo Sinh Học Venaseal Plus

Trong đó nếu trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nặng sẽ phải sử dụng keo sinh học để mang lại hiệu quả điều trị cao, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ bị biến chứng
Mặc dù so với giá thành của các biện pháp điều trị khác thì điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học có giá thành cao hơn. Nhưng được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là có độ an toàn, chính xác, có hiệu quả tốt và có thời gian phục hồi cũng rất nhanh.
Phương pháp này cũng giải quyết được vấn đề tâm lý nhiều người vẫn còn e ngại đối với việc động động dao kéo để điều trị.

Hiện nay tất cả các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mới nhất đều đã và đang được thực hiện tại An Viên. Với mỗi bệnh nhân sau khi được thăm khám sẽ được áp dụng một phác đồ điều trị riêng.
Bệnh nhân sau khi điều trị sẽ không phải lo lắng về hiệu quả. Bởi toàn bộ bệnh nhân sẽ được phát thẻ bảo hành để cam kết trị khỏi bệnh không tái phát.
Bản chất của suy giãn tĩnh mạch có phải là một căn bệnh nguy hiểm?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý hình thành do sự suy yếu của van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả gây ra sự ứ đọng máu. Lâu ngày khối lượng máu hình thành ở các tĩnh mạch không được xử lý gây nên hiện tượng phù chân và hình thành nên các tĩnh mạch với kích thước lớn.

Suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn khởi phát (cấp độ 1,2) chưa gây ra những vấn đề gì nguy hại với sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng lại nên gây nên sự khó chịu bởi các triệu chứng đau nhức, tê bì, chuột rút… từ căn bệnh này mang đến.
Bắt đầu sang giai đoạn 3 trở đi, là giai đoạn bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh có nhiều biến chứng nguy hiểm rình rập như:
- Viêm tĩnh mạch sâu: Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của người bệnh. Chúng được hình thành do các cục máu đông tích tụ lại trong tĩnh mạch ở thời gian dài và gây nên tình trạng viêm
- Viêm da, bong vảy: Khi máu không được đi về tim mà phải lưu lại tĩnh mạch ở chân sẽ làm cho da và các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng gây nên các vết bầm tím và khô da, bong vảy da.
- Vỡ tĩnh mạch: Khi các khối máu đông hình thành trong tĩnh mạch, nếu người bệnh di chuyển mạnh hoặc bị chấn thương sẽ có nguy cơ rất cao bị vỡ tĩnh mạch.

- Thuyên tắc động mạch phổi: Các khối máu đông một khi di chuyển về phổi sẽ gây nên biến chứng thuyên tắc động mạch phổi. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm gây suy giảm chức năng hô hấp và đe dọa tới tính mạng con người bất cứ lúc nào.
Vì vậy, nếu bản thân có dấu hiệu của suy suy giãn tĩnh mạch, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm tối đa nguy cơ đối diện với các biến chứng.
Trên đây là những chia sẻ của An Viên về tại sao bị suy giãn tĩnh mạch và cách khắc phục. Liên hệ với An Viên qua hotline để nhận được sự thăm khám của các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong ngành.