Nhận biết tắc nghẽn tĩnh mạch chân qua 3 giai đoạn

Viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân là hiện tượng nhiều người gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những biển hiện và triệu chứng để nhận biết. Vậy tắc nghẽn tĩnh mạch là gì, cách nhận biết và điều trị ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh Mạch An Viên.

Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là gì?

Trong cơ thể con người, tĩnh mạch có chức năng dẫn máu từ các cơ quan đi về lại tim để cung cấp sự sống. Tuy nhiên khi tĩnh mạch bị suy giãn hoặc bị suy giảm chức năng dẫn máu về tim. Điều này khiến máu bị ứ đọng lại trong chính tĩnh mạch và từ đó  gây ra bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân.

tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là gì? Hình ảnh biểu hiện tắc nghẽn tĩnh mạch

Tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch chân hiện nay được chia làm hai nhóm đó là:

  • Viêm tĩnh mạch nông 
  • Viêm tĩnh mạch sâu

Viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân nông

Viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân nông là các tĩnh mạch có kích thước nhỏ, chúng có màu xanh hoặc tím, nằm sát ngay bề mặt da và có thể quan sát được rõ bằng mắt thường, (hình ảnh minh hoạ phía trên).

Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là tình trạng thường khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nhưng khiến cho đôi chân của người bệnh khá mất thẩm mỹ. Ngoài ra khi bị tắc tĩnh mạch người bệnh cũng phải đối diện với các triệu chứng khó chịu như đau nhức, tê bì, chuột rút chân…

Nếu viêm tắc tĩnh mạch nông không được can thiệp điều trị sớm thì đây chính là tiền đề dẫn đến biến chứng của tắc nghẽn tĩnh mạch sâu xuất hiện.

tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân được chia làm hai nhóm

Viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân sâu

Viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân sâu là các tĩnh mạch có kích thước lớn, ngoằn ngoèo. Các tĩnh mạch này hình thành do cục các máu đông tích tụ bên trong do máu lâu ngày không đi được về tim dồn lại.

Đây là tình trạng rất nguy hiểm do các cục máu đông có thể di chuyển về phổi làm tắc nghẽn động mạch phổi, trường hợp này sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh bất cứ khi nào. 

Dấu hiệu nhận biết tắc nghẽn tĩnh mạch chân

Chân là bộ phận thường xuyên bị đe dọa bởi hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Bởi lẽ tĩnh mạch ở chân nằm xa trung tâm của cơ thể và chịu toàn bộ mọi sức nặng của cơ thể đè lên. Nên đây là bộ phận hay phải chịu áp lực nhất và cũng hay phải đối diện với hiện tượng huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng tắc tĩnh mạch chi dưới mà hầu như ở cấp độ nào người bệnh cùng gặp phải đó là:

tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Sưng phù chân là dấu hiệu nhận biết tắc nghẽn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau trong vùng có tĩnh mạch bị tổn thương
  • Vùng da xuất hiện sự sưng tấy, phù nề
  • Chân bị nóng râm ran, châm chích rất khó chịu

Giai đoạn sau

Giai đoạn sau người bệnh có thể thấy các nhánh tĩnh mạch nông xuất hiện từ một vùng da. Sau đó lan rộng từ từ ra các vùng chung quanh khác.

Tại vùng da tắc nghẽn tĩnh mạch chân người bệnh có thể thấy chân bị đau, sưng và ngứa, bỏng rát, viêm da… . Các triệu chứng nặng hơn khi về chiều tối hoặc sau khi đứng, ngồi lâu trong thời gian dài.  

Giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn cuối một số người bị đau và phù toàn bộ chi dưới. Cơn đau dữ dội và đổ bộ nhiều hơn về đôi chân, tuy nhiên rất khó để các định chính các vị trí ở đâu. 

tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Biến chứng của tắc nghẽn tĩnh mạch chân

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm, nếu huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới sâu ở bắp chân hay đùi thì các cơn đau có thể xuất hiện thấy rõ khi chân di chuyển nhấc lên cao hoặc đi bộ.

Một số trường hợp khác, bệnh nhân còn bị sốt nhẹ, sốt âm ỉ, mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh… Triệu chứng khó thở có thể xuất hiện nếu huyết khối di chuyển lên phổi.

Nguyên nhân gì gây ra viêm tĩnh mạch?

Các chuyên gia cho biết, một số lý do dưới đây được chẩn đoán có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch chân, đó là:

  • Do những tác động từ bên ngoài gây chấn thương, gây niêm mạc mạch máu
  • Do vị trí luồn kim bị nhiễm trùng
  • Do thuốc sử dụng thuốc tiêm có tính kích ứng cao
  • Do tĩnh mạch bị truyền nồng độ cao đột ngột
  • Do chấn thương tĩnh mạch sâu 
  • Do ngồi, đứng lâu liên tục nhiều giờ khiến tĩnh mạch bị giãn ra
  • Do di truyền, do thay đổi hormone, mang thai, thừa cân
  • Do thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu,..
tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân gây viêm tắc nghẽn tĩnh mạch chân

Để xác định được nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch chân là gì, người bệnh cần phải dực đi thăm khám trực tiếp bưởi bác sĩ có chuyên môn. 

Những đối tượng nào hay bị tắc nghẽn tĩnh mạch chân?

Thực tế, tắc nghẽn tĩnh mạch chân có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi độ tuổi nào. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tắc nghẽn tĩnh mạch chân hoàn toàn có thể xảy ra cao hơn ở những nhóm đối tượng sau:

  • Người từ 60 tuổi trở lên
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người uống nhiều rượu, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích khác trong thời gian dài
  • Phụ nữ trong và sau khi mang thai
  • Người lười vận động hoặc làm công việc ngồi, đứng lâu
  • Bệnh nhân điều trị ung thư…
tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Những đối tượng nào hay bị tắc nghẽn tĩnh mạch chân?

Cách điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch chân

Đối với trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Bác sĩ cần xem xét các yếu tố nguy cơ, xét nghiệm, chẩn đoán qua hình ảnh và siêu âm chuyên sâu mới đánh giá tốc độ dòng chảy, mức độ tắc nghẽn và có cục máu đông không… 

Việc điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch chân chưa bao giờ là đơn giản và phác đồ điều trị cũng khá phức tạp. Với một số bệnh nhân bị nhẹ bác sĩ sẽ liệu trình uống thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới trong vài tháng. 

Trường hợp bệnh nhân bị nặng hoặc chống chỉ định với thuốc kháng đông thì cần can thiệp điều trị bằng công nghệ y khoa như tiêm xơ, laser hoặc ấp dụng keo sinh học mới điều trị dứt điểm được bệnh.

Phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch chân

Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là căn bệnh dễ gặp và dễ hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thông qua các biện pháp dưới đây:

tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Cách phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch chân
  • Chăm vận động ngay cả nằm trên giường để giúp cải thiện tuần hoàn máu
  • Nên mang vớ áp lực nếu công việc ít di chuyển
  • Thường xuyên đứng lên, đi vài bước khi làm việc ngồi lâu, đứng lâu hay đi xe dài ngày
  • Hãy đặt chân lên một chỗ cao hơn mức tim khi nghỉ ngơi
  • Sử dụng gối để nâng chân lên khi ngủ và để duy trì tuần hoàn máu tốt.
  • Giảm cân nếu bạn có thừa cân
  • Hạn chế mặc quần áo, giày hoặc tất chật chội
  • Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường dù là nhẹ nhất.
tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Chương trình thăm khám MIỄN PHÍ tại An Viên

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Từ 1/7/2023 Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn MIỄN PHÍ 100% cho toàn bộ người bệnh trên cả 3 cơ sở tại Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh. 

Đặc biệt, khi khám bệnh, ngoài được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí, người bệnh sẽ được miễn phí siêu âm chuyên sâu tĩnh mạch chi dưới. Vui lòng đặt lịch khám qua tổng đài 092.462.5678 để được các chuyên viên hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là chia sẻ về thông tin của bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Để biết thông tin về bệnh lý vui lòng liên hệ với An Viên qua hotline để được hỗ trợ.

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN