Tìm hiểu về bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu chân

Suy van tĩnh mạch sâu chân là một trong những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Hiện nay, số lượng người mắc phải trường hợp này càng ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy triệu chứng của bệnh như thế nào, có điều trị được hay không? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây của An Viên để có đáp án chính xác nhất nhé.

suy giãn tĩnh mạch sâu chân
Hình ảnh biểu thị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu chân là gì ?

Thông thường, một cơ thể khỏe mạnh là khi các mạch máu tuần hoàn, tim bơm máu đều đến các chi và ngược lại. Khi các van tĩnh mạch bị suy thì máu sẽ bị ứ đọng, tĩnh mạch ở các chi sẽ phải chịu nhiều áp lực. Dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy van tĩnh mạch sâu chân.

Triệu chứng điển hình của bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu chân

Thời gian đầu bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện sau đây trong một thời gian dài thì nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Tê bắp đùi hai chi dưới, nhức mỏi chân, mất ngủ, thấy kiến bò vùng gan bàn chân.
  •  Chuột rút ở bắp đùi, hai chi dưới và xảy ra nhiều về đêm.
  •  Sưng mắt cá chân, phù nề bàn chân, bắp đùi, biểu hiện rõ vào buổi tối.
suy giãn tĩnh mạch sâu chân
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân

Những biểu hiện của bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu chi dưới thường xuất hiện nhiều về tối. Hoặc xuất hiện nếu người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.

Xem thêm:

Nguyên nhân của bệnh suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến bệnh suy van tĩnh mạch chân. Tuy nhiên cho dù bắt nguồn từ đâu thì chỉ cần phát hiện kịp thời và can thiệp điều trị đúng cách thì tình hình bệnh sẽ được cải thiện.

  • Do bẩm sinh bị khiếm khuyết van tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần.
  • Người sử dụng thuốc tránh thai, thuốc Tây làm rối loạn nội tiết tố.
  • Người lao động hay ngồi và đứng lâu một chỗ.
  • Có tiền sử gia đình bị mắc các bệnh về hệ thống tĩnh mạch.
  • Người cao tuổi, người ít vận động, người hút thuốc lá, rượu bia…
suy giãn tĩnh mạch sâu chân
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Biện pháp ngăn ngừa bệnh suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới

Muốn giảm thiểu việc tê nhức chân khi ngủ dậy, ngăn ngừa bệnh lý thì các bạn không nên bỏ qua một số lưu ý sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi và vitamin C, D.
  • Bổ sung đủ nước, uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh những hoạt động mạnh và quá sức.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý khi cơ thể stress, duy trì tinh thần thoải mái

Một vài phương pháp chữa trị suy van tĩnh mạch sâu chân hiệu quả

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới rất nhiều. Tuy nhiên An Viên chỉ chia sẻ 3 phương pháp hiệu quả nhất tối ưu nhất.

Điều trị bệnh lý bằng keo sinh học Venaseal

Bệnh nhân sẽ được bơm một lượng nhỏ keo sinh học theo chiều dọc của tĩnh mạch. Những thành mạch đang bị giãn sẽ được gắn kết lại với nhau và tạo điều kiện cho máu tuần hoàn. Đây phương pháp tiên tiến mang lại sự cải thiện rõ ràng và nhanh chóng.

Tỷ lệ thành công lên đến 96,8% sau 1 lần điều trị và không cần đeo tất áp lực. Thời gian phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Điều trị bằng keo sinh học Venaseal, người bệnh không bị khó chịu.

Suy van tĩnh mạch sâu chân
Điều trị suy van tĩnh mạch hiệu quả bằng keo Venaseal

Sử dụng sóng cao tần, tia laser nội mạch

Phương pháp này sử dụng sóng tần, tia laser nội mạch, sử dụng nhiệt để điều trị. Ưu điểm loại bỏ 95% tĩnh mạch suy giãn, giảm thiểu các biến chứng khó chịu. Người bệnh sẽ cải thiện việc tắc tĩnh mạch, loại bỏ dòng trào ngược. Tình trạng máu ngưng trệ tại tĩnh mạch bị suy sẽ không còn.

Can thiệp tiêm xơ

Với phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch nông ở chân. Giúp hai thành tĩnh mạch dính làm một. Từ đó ngăn chặn dòng máu không tiếp tục chảy qua. Điều này sẽ cải thiện tình hình tĩnh mạch đang bị suy, khiến máu không bị ứ đọng.

suy giãn tĩnh mạch sâu chân
hình ảnh sau khi bệnh nhân can thiệp tiêm xơ có hiệu quả tức thì

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của An Viên, người bệnh sẽ yên tâm hơn khi điều trị. Nếu người bệnh có thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ qua số hotline của bệnh viện.