Bị suy giãn tĩnh mạch phù chân là giai đoạn nào?

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch đang là một trong những căn bệnh phổ biến. Bệnh lý có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng điển hình có thể kể đến phù chân. Vậy suy giãn tĩnh mạch phù chân đang ở giai đoạn mấy, có chữa được không? Câu trả lời chính xác nhất sẽ có trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch phù chân giai đoạn nào?

Trước khi muốn biết suy giãn tĩnh mạch phù chân ở giai đoạn nào, cùng tìm hiểu cơ chế hình thành bệnh lý. Suy giãn tĩnh mạch do các van tĩnh mạch đảm nhận chức năng không cho máu trào ngược bị tổn thương. Do đó, máu không di chuyển về tim mà bị ứ trệ dồn xuống chân. Từ đây các tĩnh mạch tích tụ máu nên chúng trương phồng và phì đại. Bệnh lý không chỉ gây ra sự xấu xí cho đôi chân mà còn nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Các triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Bệnh giãn tĩnh mạch giai đoạn ban đầu

Bệnh giãn tĩnh mạch được chia thành 3 giai đoạn với các biểu hiện như sau:

Giai đoạn khởi phát

Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh giãn tĩnh mạch chân nhẹ. Lúc này, các dấu hiệu chưa rõ ràng, còn thoáng qua và khá mờ nhạt nên bệnh nhân không để tâm quá nhiều. 

  • Bệnh nhân cảm thấy tê bì, nặng mỏi sau khi đứng lâu ngồi nhiều
  • Cảm giác châm chích, bị chuột rút bắp chân tăng nặng vào cuối ngày, đặc biệt là ban đêm.
  • Những mạch máu li ti nổi lên nhất ở vùng cổ chân và bàn chân.
  • Cảm thấy các dị cảm, như bị kiến bò,…

Giai đoạn tiến triển

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch phù chân ở giai đoạn tiến triển

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch phù chân xuất hiện ở giai đoạn này khi bệnh đã có sự chuyển biến sang giai đoạn khác. Ngoài biểu hiện suy giãn tĩnh mạch phù chân, bệnh nhân còn có thể bị các triệu chứng như:

  • Da bị thay đổi màu sắc ở cổ chân và bàn chân
  • Các tĩnh mạch nổi rõ trên da có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng nổi thành từng búi ngoằn ngoèo
  • Mang giày dép chật hơn bình thường

Giai đoạn biến chứng

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch phù chân

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch phù chân giai đoạn này đã phát sinh sang các biến chứng, cụ thể như sau:

  • Loét chân, vết loét lan rộng
  • Viêm tĩnh mạch nông huyết khối
  • Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch

Có thể thấy, từ suy giãn tĩnh mạch phù chân tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức sức khỏe con người. Chính vì vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng đến thăm khám các chuyên gia để được tư vấn và điều trị đúng hướng.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch phù chân

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Đối tượng bị suy giãn tĩnh majh phù chân

Hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng nên gây bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hiện nay, chưa có một công bố chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh này. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch phù chân:

  • Tuổi tác
  • Di truyền
  • Thừa cân, béo phì
  • Táo bón
  • Phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần
  • Người ít vận động, đặc thù công việc và sinh hoạt.
  • Các yếu tố khác: tác dụng phụ của thuốc ngừa thai, mặc quần chật, đeo giày cao gót,…

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?

Đây là một câu hỏi được bệnh nhân hết sức quan tâm. Trên thực tế, đây là một bệnh lý ban đầu chỉ mang lại những cảm giác khó chịu cũng như gây mất thẩm mỹ cho đôi chân. Tuy nhiên, sau một thời gian không có biện pháp can thiệp mà để bệnh kéo dài, bệnh sẽ tiềm ẩn những rủi ro gây hại cho sức khỏe cơ thể. 

Vậy bệnh lý này được chữa khỏi bằng cách nào?

Suy giãn tĩnh mạch được chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào cách thức điều trị. Hiện nay, điều trị bằng công nghệ y khoa là phương pháp tối ưu nhất. TS-BS. Nguyễn Ngọc Thành, phòng khám Tĩnh mạch An Viên chia sẻ.

Có 3 phương pháp điều trị hiệu quả cao, không tái phát bao gồm:

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Điều trị suy giãn tĩnh mạch phù chân
  • Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN
  • Can thiệp Laser nội mạch ELVA
  • Bơm keo sinh học Venaseal PLUS

Phòng khám An Viên là một trong những địa chỉ điều trị giãn tĩnh mạch phù chân hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khoa học, đây sẽ là nơi xứng đáng với niềm tin của bệnh nhân. Ngoài ra, khi điều trị tại An Viên, bệnh nhân còn nhận được nhiều ưu đãi như: thăm khám miễn phí theo lịch và phát thẻ bảo hành trọn đời.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch phù chân

Những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch phù chân nên thận trọng bởi vì biến chứng của bệnh lý này rất phức tạp. Bệnh nhân có thể tự điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

suy giãn tĩnh mạch phù chân
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch
  • Mang tất áp lực
  • Tập thể dục đều đặn
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào chế độ ăn hàng ngày
  • Điều chỉnh tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch qua bên trái
  • Hạn chế ngồi vắt chéo chân và mặc quần bó sát.

Do phần lớn bệnh giãn tĩnh mạch được hình thành từ chế độ sinh hoạt không điều độ nên bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh từ những thói quen nhỏ nhất. Đặc biệt, nếu nghi ngờ bản thân có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch phù chân thì cần lập tức đặt lịch tại An Viên để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về suy giãn tĩnh mạch phù chân. Nếu có câu hỏi gì cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ phòng khám An Viên để được tư vấn MIỄN PHÍ.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng