Suy giãn tĩnh mạch phù chân là cấp độ mấy?

Phù chân là biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch đang trong giai đoạn phát triển. Vậy suy giãn tĩnh mạch phù chân nguy hiểm không và đây là cấp độ mấy của SGTM. Ts, Bs Thành – Tĩnh Mạch An Viên sẽ chia sẻ về vấn đề này trong bài viết sau.

Cơ chế hình thành nên bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng lưu lượng máu đi từ dưới chân về tim có vấn đề. Máu thay vì chảy lên tim lại đi ngược xuống dưới chân.

suy giãn tĩnh mạch phù
Cơ chế hình thành nên bệnh suy giãn tĩnh mạch phù

Tình trạng này không được khắc phục sớm sẽ làm lưu lượng máu tồn lại ở các tĩnh mạch chân ngày một nhiều hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên suy giãn tĩnh mạch với các tĩnh mạch có màu xanh, phồng to và dài ngoằn ngoèo. 

Suy giãn tĩnh mạch phù chân là cấp độ mấy?

Suy giãn tĩnh mạch có 6 giai đoạn và giai đoạn suy giãn tĩnh mạch phù chân nằm trong giai đoạn thứ 3. Cụ thể như sau:

Cấp độ 0

Đây là cấp độ nhẹ ở giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi nhờ tới các phương pháp xét nghiệm bằng máy móc y khoa với hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm.

Cấp độ 1

Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn nảy đã có những biểu hiện rõ hơn.Các tĩnh mạch giãn dưới da với kích thước nhỏ, chúng thường tập chung ở vùng đùi, vùng bắp chân,… .

Lúc này bệnh nhân cũng bắt đầu có những biểu hiện là mỏi chân, đau chân, ngứa râm ran… nhưng tần suất xuất hiện không nhiều.

suy giãn tĩnh mạch phù
Phù chân bắt đầu có từ cấp độ 3 của suy giãn tĩnh mạch

Cấp độ 2

Mức độ suy giãn ở giai đoạn này đã thường lớn hơn trên 3mm. Các dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn này cũng sẽ rõ ràng hơn. Bao gồm: Đau nhức, tê bì chân, nặng chân,…

Cấp độ 3

Giai đoạn này là giai đoạn xuất hiện suy giãn tĩnh mạch phù chân, sưng chân, nhất là vùng bàn và bắp chân.Triệu chứng sưng phù thường trở mạnh vào chiều và tối.

Cấp độ 4

Vì quá trình hình thành bệnh đến giai đoạn này cũng đã chiếm một thời gian khá lâu. Nên vùng ngoại biên của chân sẽ trở nên đậm hơn khá nhiều do máu ứ đọng.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân như xơ bì, bong vẩy cũng xuất hiện và hiện tượng sưng phù cũng trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí nếu dùng tay ấn và vết sưng còn xuất hiện cả vết lõm.

suy giãn tĩnh mạch phù
Các tĩnh mạch xuất hiện với kích thước lớn và chằng chịt trên da, tình trạng sưng phù cũng to hơn ở cấp độ 4

Cấp độ 5

Các tĩnh mạch xuất hiện với kích thước lớn và chằng chịt trên da, trên chân cũng xuất hiện các vết loét sâu.

Cấp độ 6

Các vết loét to nhỏ xen kẽ nhau bao gồm cả vết loét lành và không lành.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch hình thành là do sự phát triển của các van trong tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả. ĐIều này đã không thể ngăn chặn dòng máu chảy ngược trở lại chân. Các nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch phù bao gồm:

suy giãn tĩnh mạch phù
Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch phù
  • Tuổi tác: Khi cơ thể bị lão hóa thì các van cũng sẽ trở nên yếu hơn và mất tính đàn hồi.
  • Do mang thai: Phụ nữ mang thai rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch do thay đổi hoocmon, tăng cân đột ngột…
  • Không vận động: Không và ít vận động đều là các tác nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Bởi khi đó cơ thể sẽ không có đủ sức để thúc đẩy máu trở lại tim, dẫn đến SGTM
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì, viêm khớp, bệnh tim và phổi cũng có thể góp phần vào việc giãn tĩnh mạch.
  • Di truyền: Suy giãn tĩnh mạch phù hoàn toàn có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc, đeo giày cao gót, mặc quần áo quá chật… Cũng là nguyên nhân có thể gây nên suy giãn tĩnh mạch.

Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân

Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 2 phác đồ như sau. Nếu bệnh bị nhẹ bệnh nhân có thể áp dụng cách điều trị tại nhà. Trường hợp bệnh nặng thì buộc cần can thiệp bằng công nghệ y khoa mới điều trị được dứt điểm.

suy giãn tĩnh mạch phù
Cách trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà và bằng công nghệ y khoa

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Mục đích của điều trị nội khoa là ngăn chặn sự trào ngược của dòng máu và thúc đẩy máu lưu truyền tốt hơn nhờ vào việc thay đổi lối sống như:

  • Kê chân cao hơn khi nằm nghỉ
  • Hạn chế việc ngồi lâu hoặc đứng lâu một tư thế
  • Tập các bài tập giãn cơ thường xuyên
  • Đeo tất y tế
  • Không để cơ thể béo phì
  • Có chế độ ăn hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ

Cách trị giãn tĩnh mạch chân dứt điểm bằng công nghệ y khoa

Khi tình trạng suy giãn tĩnh mạch phù nề trở nên phức tạp, buộc lúc này bạn phải nhờ đến các phương pháp can thiệp bằng công nghệ y khoa mới có hiệu quả như:

suy giãn tĩnh mạch phù
Bệnh nhân được cải thiện tình trạng bệnh tức thì ngay sau khi can thiệp tại An Viên

Theo các đánh giá của các chuyên gia thì các biện pháp này đều có những ưu điểm như:

  • Ít xâm lấn
  • Có thể xuất viện ngay trong ngày
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ vì không để lại sẹo
  • Gần như không gây đau đớn do không xâm lấn
  • Bệnh nhân có thể đi lại ngay sau khi can thiệp

Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên là địa chỉ y tế đầu tiên và duy nhất áp dụng can thiệp cả 3 phương pháp này để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân sau khi trải qua quá trình thăm khám và xác định được tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ được lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh lý.

Hiện nay, An Viên đang áp dụng gói khám suy tĩnh mạch MIỄN PHÍ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh được khám chuyên sâu và có biện pháp can thiệp sớm nhất. Để đặt lịch khám tại An Viên và để biết thêm về thông tin suy giãn tĩnh mạch phù. Vui lòng liên hệ tới hotline để được hỗ trợ. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN