Con số những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng tăng lên một cách chóng mặt. Tuy nhiên phần lớn người dân đều chưa có nhiều kiến thức về suy giãn tĩnh mạch là cái gì. Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Contents
Suy giãn tĩnh mạch là cái gì?
Suy giãn tĩnh mạch là cái gì? Suy giảm tĩnh mạch là gì? Hay suy tuần hoàn tĩnh mạch là gì? Đều là câu hỏi chung chỉ sự nghi vấn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Trả lời về vấn đề suy giãn tĩnh mạch là cái gì, TS, BS Nguyễn Ngọc Thành cho biết:
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giãn các van tĩnh mạch. Chúng hoạt động không hiệu quả, dẫn đến sự giãn nở do bị tích tụ máu bên trong các tĩnh mạch. Nói một cách cụ thể hơn sẽ như sau:
Van trong tĩnh mạch sẽ làm việc theo cơ chế một chiều để đảm bảo luồng máu đi từ dưới chân lên tim chỉ lưu thông theo một chiều, không đi ngược lại xuống chân.
Tuy nhiên, trường hợp các van không còn hoạt động hiệu quả sẽ dẫn đến sự ứ đọng máu trong các tĩnh mạch. Đây cũng chính là nguyên nhân cốt lõi gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch..
Làm thế nào để nhận biết giãn tĩnh mạch?
Sau khi hiểu về suy giãn tĩnh mạch là cái gì thì điều bạn cần lưu tâm tiếp theo là làm thế nào để nhận biết giãn tĩnh mạch? Với suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

- Chân bị sưng: 80% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đều bị sưng phù chân. Nhất là cuối ngày hoặc sau khi đứng, ngồi lâu.
- Đau chân: Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thường đau hoặc nóng râm ran ở vùng mắt cá chân. Thậm chí các vùng da xung quanh vùng bị ảnh hưởng.
- Da thay màu: Vùng bị suy giãn tĩnh mạch thường sẽ chuyển sang đậm màu hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn bị viêm da, loét da khi bệnh phát triển nặng.
- Xuất hiện tĩnh mạch to bất thường: Tĩnh mạch có thể nổi rõ dưới da với các đường xanh dài ngoằn ngoèo hoặc các búi tĩnh mạch màu tím.
- Các triệu chứng khác như: Tê bì, chuột rút, châm chích như côn trùng cắn, mệt mỏi…

Nếu quan sát và nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh hiện tại.
Những ai thường mắc phải suy giãn tĩnh mạch?
Căn bệnh suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Chúng có thể nhắm tới bất kể một đối tượng nào. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận định rằng những đối tượng được nêu ra sau đây có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch gấp 3 lần so với những đối tượng khác.
Di truyền
Những người có bố mẹ, ông, bà trong gia đình từng mắc suy giãn tĩnh mạch thì có nguy cơ rất cao cũng phải đối diện với căn bệnh này theo nguyên lý di truyền .

Người cao tuổi
Càng cao tuổi thì nguy cơ phải đối diện với suy giãn tĩnh mạch càng cao. Nguyên nhân là khi tuổi tác càng cao thì van càng hoạt động kém hiệu quả. Nên sẽ dễ dàng dẫn đến khả năng tích tụ máu trong chính các tĩnh mạch. Từ đó gây ra suy giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ khi mang thai sẽ không chỉ đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân đột ngột, sự lớn mạnh của thai nhi… Gây áp lực lên các tĩnh mạch chân, chính điều này đã làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
Đặc thù công việc
Những người có đặc thù có công việc đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài mà không có sự thay đổi về tư thế sẽ làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch lên gấp nhiều lần. Những người làm công việc văn phòng, bán hàng, giáo viên, y tá, lái xe… là những ví dụ điển hình.

Do thói quen thiếu lành mạnh
Những người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, uống rượu nhiều, béo phì, hút thuốc… Hoặc những người mắc những bệnh lý liên quan đến thận, gan hay tim mạch… Cũng có nguy cơ rất cao đối diện với suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu liên quan đến sự yếu đi của van tĩnh mạch như chân bị sưng, đau, đổi màu da, xuất hiện vết loét, tĩnh mạch phồng to, chuột rút, tê bì…. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất.

Suy giãn tĩnh mạch nếu được can thiệp sớm thì việc điều trị sẽ rất nhẹ nhàng. Tuy nhiên nếu chần chừ bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối diện với các biến chứng và việc điều trị cũng phức tạp, tốn kém hơn rất nhiều.
Giãn tĩnh mạch phình vì sống được bao lâu?
Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nếu được can thiệp điều trị sớm kết hợp với việc điều trị đúng đắn và các biện pháp chăm sóc hợp lý như duy trì một lối sống lành mạnh, thực hiện đúng các hướng dẫn chăm sóc theo yêu cầu. Bệnh sẽ có thể khởi dứt điểm với bệnh nhân cũng có thể duy trì một chất lượng cuộc sống tốt nhất mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch từ những cách chăm sóc đơn giản đến các phương pháp can thiệp chuyên sâu, tùy thuộc vào mức độ hiện tại của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp can thiệp điều trị phổ biến là:

- Điều chỉnh lối sống: Điều chỉnh lối sống bao gồm việc duy trì cách sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp, tránh đứng, ngồi quá lâu một lúc, hạn chế việc đeo giày cao gót…
- Sử dụng vớ y khoa: Vớ y khoa là phương pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng vừa phòng bệnh đơn giản nhưng rất hiệu quả khi giúp tăng cường máu lưu thông và giảm bớt sự giãn nở của tĩnh mạch.
- Dùng thuốc cải thiện tuần hoàn máu nếu được chỉ định: Có nhiều loại thuốc chống viêm, giảm đau, thúc đẩy máu lưu thông dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên chúng phải nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Áp dụng các phương pháp điều trị y khoa: Đối với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch từ giai đoạn 2 phải áp dụng điều trị công nghệ y khoa như: tiêm xơ, điều trị bằng laser, keo sinh học.
- Thăm khám định kỳ: Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và can thiệp ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là chia sẻ về suy giãn tĩnh mạch là cái gì cùng các biện pháp khắc phục. Liên hệ với An Viên để đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ nếu bạn đang nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng