Nhiều bệnh nhân thường bỏ qua những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu. Mà không biết rằng sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm như thế nào. Vậy cách phát hiện suy giãn tĩnh mạch giai đoạn khởi phát là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Contents
Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân ( suy van tĩnh mạch chi dưới) dùng để chỉ tình trạng suy giảm khả năng dẫn máu của hệ thống tĩnh mạch khu vực chân về tim. Từ đây, dẫn đến tình trạng tích tụ máu. Thậm chí, các mô xung quanh chân còn bị biến dạng.
Thực tế, không phải tĩnh mạch nào trên cơ thể cũng có khả năng bị giãn. Tuy nhiên, nhưng vị trí bị phổ biến nhất là vùng cánh tay, vị trí chân cùng một số khu vực như lưng, bụng,….
Hiện nay, chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân mà chỉ có một số yếu tố dẫn đến khả năng mắc bệnh. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu:
- Độ tuổi cao: người già có yếu tố nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu cao nhất. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, các van tĩnh mạch sẽ bị giảm khả năng bơm máu về tim do sự hao mòn gây ra.
- Giới tính: Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những tác nhân khiến tỷ lệ phụ nữ bị bệnh cao hơn đàn ông. Hơn nữa, hai giai đoạn là tiền kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh cũng gây ra những rủi ro bị bệnh giãn tĩnh mạch.
- Mang thai: lượng máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ phải được cấp nhiều hơn bình thường vì nuôi dưỡng cả thai nhi. Vì vậy, van cơ ở tĩnh mạch sẽ phải hoạt động nhiều dẫn đến tình trạng quá tải. Từ đây, hoàn toàn có khả năng gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.
- Di truyền từ gia đình: nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh này, có nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc bệnh do yếu tố di truyền.
- Béo phì: do các tĩnh mạch chân phải chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể nên nếu thừa cân sẽ gây áp lực nhiều hơn, dễ làm giãn tĩnh mạch ở chân.
- Đứng hoặc ngồi tại chỗ lâu: khi tư thế trong một thời gian dài không di chuyển sẽ gây ra tình trạng máu bị nghẽn lưu thông.
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu

Xem thêm:
Suy giãn tĩnh mạch được chia thành 6 cấp độ theo tiêu chuẩn. Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu gồm 2 cấp độ cơ bản là 0 và 1.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Đây là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu mà người bệnh thường không chú ý và bỏ qua do đây chỉ là những cảm giác thoáng qua, không rõ ràng.
+ Cấp độ 0: Sự suy yếu của các tĩnh mạch bắt đầu xảy ra. Tuy nhiên, không có những biểu hiện lâm sàng nào cụ thể cả. Bệnh nhân ở độ này, hay chính là suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu chỉ có thể phát hiện ra bệnh nếu dùng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc những công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
+ Cấp độ 1: Đây là suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu. Lúc này, các tĩnh mạch đã bắt đầu giãn ra (chỉ nhỏ khoảng 1mm) và có thể ở vị trí dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân… Một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu điển hình như: chân có cảm giác bị ngứa châm chích, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, cảm giác kiến bò trong lòng bàn chân… Tuy nhiên, tất cả vẫn còn không rõ ràng, lúc có lúc không nên người bệnh thường lơ là và bỏ qua.

Cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển
Bên cạnh những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu còn có những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân ở các cấp độ kế tiếp là 2, 3 và 4
+ Cấp độ 2: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn trên 3mm. Từ giai đoạn này trở đi những dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch rõ ràng hơn các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.
+ Cấp độ 3: Xuất hiện hiện tượng sưng phù chân và càng tăng nặng vào đặc biệt buổi chiều tối. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chủ yếu bị sưng phù bàn chân, bắp chân mà không phải ở các vị trí khác. Các dị cảm như ngứa châm chích, kiến bò vùng bắp chân mang đến cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
+ Cấp độ 4: Khi lấy ngón tay ấn vào vùng chân có tĩnh mạch bị suy sẽ tạo ra những vết lõm. Những búi tĩnh mạch ngày càng giãn rộng và thành từng búi ngoằn ngoèo trên da với những màu sắc khác nhau.
+Cáp độ 5: Khu vực bị suy giãn tĩnh mạch sẽ nổi chằng chịt ở trên da và bắt đầu xuất hiện những các vết loét ở chân.
+ Cấp độ 6: Vết loét càng ngày càng sâu và khó lành hơn.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu khó phát hiện và bệnh nhân thường có xu hướng không chú ý. Vì vậy mà dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Những biến chứng của bệnh lý này tạo cơ hội cho sự phát triển của các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, gây ra hệ lụy tắc mạch máu tại chỗ. Mặt khác, nó có thể di chuyển theo dòng máu và gây sự ách tắc mạch tại vị trí khác. Trong đó tắc mạch phổi là đáng quan ngại nhất. Bởi nó có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Một báo cáo cho biết 77,6% các bệnh nhân đang có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu nhưng lại không biết mình mắc bệnh. Hơn nữa, bệnh nhân còn có tâm lý không muốn đi khám, tự ý điều trị hoặc điều trị sai phương pháp.
Điều này dẫn đến những hậu quả rất phức tạp, trường hợp nặng là gây ra tử vong. Điển hình như tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một trong những hậu quả suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu rất khó điều trị. Chính vì vậy để kịp thời điều trị đúng cách, bệnh nhân nên đến những chuyên khoa điều trị bệnh chất lượng cao để đưa ra những tư vấn chính xác nhất.

Địa chỉ điều trị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu uy tín nhất
Phát hiện ra các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu là một trong những điểm quan trọng của quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân nên lựa chọn những phòng khám tĩnh mạch uy tín để nâng cao hiệu quả điều trị.
Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên là một trong những phòng khám phát hiện suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu hiệu quả nhất với những thiết bị thăm khám vượt trội. Với đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình và chu đáo cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện địa, đây chính là điểm đến xứng đáng với kỳ vọng của bệnh nhân.
Hiện nay, tại chuyên khoa suy giãn tĩnh mạch An Viên có áp dụng 3 phương pháp như sau:
- Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN.
- Can thiệp laser nội mạch ELVA.
- Bơm keo sinh học Venaseal PLUS.

An Viên là một trong những cơ sở y tế điều trị chất lượng cao. Nếu bệnh nhân nghi ngờ mình có những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu thì hãy đến ngay chuyên khoa An Viên để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
Trên đây là những chia sẻ về những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu. Phát hiện các triệu chứng này kịp thời sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được đẩy nhanh tiến độ hơn. Liên hệ với An Viên để được tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÂN GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !