Suy giãn tĩnh mạch đùi xảy ra khi chức năng lưu thông máu có vấn đề, không còn đủ khả năng để đưa máu đi về tim. Căn bệnh này thường xảy ra phổ biến ở những người có lối sống sinh hoạt, ăn uống kém khoa học, lười vận động… Bệnh mang tính chất dai dẳng, thay đổi phức tạp gây nhiều triệu chứng khó chịu nên người bệnh cần được áp dụng điều trị sớm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bs Nguyễn Ngọc Thành – Cố vấn chuyên môn là bác sĩ điều trị trực tiếp tại Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên.
Contents
Nhận biết về suy giãn tĩnh mạch đùi là gì?
Suy giãn tĩnh mạch đùi là một trong những cụm từ biểu hiện cho việc chức năng lưu thông máu của tĩnh mạch tại vùng đùi bị suy giảm. Tĩnh mạch là một bộ phận thiết yếu có trách nhiệm đảm nhận vai trò đưa máu về tim.

Tuy nhiên khi chức năng của nó bị suy giảm cũng là lúc quá trình vận chuyển máu gặp phải nhiều biến động. Cụ thể là máu bị ứ lại tại tĩnh mạch mà không đi về tim được.
Quá trình này gây nên các tĩnh mạch có hình dạng và kích thước bất thường hay còn gọi là “suy giãn tĩnh mạch đùi”. Lượng máu tồn đọng lâu ngày sẽ hình thành nên nhiều biểu hiện lâm sàng. Cụ thể như:
- Sưng chân, phù chân
- Nhức vùng đùi, bắp chân
- Tĩnh mạch phì đại ở vùng đùi, cụ thể thường xảy ra ở mặt sau của đùi
- Tê bì và chuột rút chân
- Vùng đùi luôn có cảm giác ngứa, châm chích và có thể lan ra các vùng lân cận
- Da biến đổi màu trở lên sẫm hơn
- Xuất hiện khô da, viêm da, loét da…

Xem thêm>>> Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch đùi ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bệnh
Suy giãn tĩnh mạch đùi không chỉ khiến cho người bệnh đối diện với các triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt người bệnh.
Đặc biệt trong thời tiết nóng, mùa hè, nhiệt độ cao càng làm hiện tượng ngứa ngáy, tê bì, phù nề… trở lên nghiêm trọng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng của van bị suy giảm. Điều này càng làm bệnh trở lên nặng hơn và diễn ra dai dẳng, thậm trí còn nhanh chóng phát triển thành các vết loét lan rộng.
Các triệu chứng, biến chứng này tái đi tái lại nhiều lần chắc chắn sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp này nếu không có biện pháp can thiệp và phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới kịp thời, người bệnh sẽ phải “sống chung” với các triệu chứng. Đồng thời phải âm thầm đối diện với các biến chứng nguy hiểm như hình thành cục máu đông, thuyên tắc động mạch phổi, hoại tử chi, vỡ tĩnh mạch,….

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, đùi
Khi van tĩnh mạch gặp phải vấn đề sẽ kéo theo mọi hoạt động của tĩnh mạch đó bị ảnh hưởng và không còn hoạt động tốt. Đặc biệt là chức năng vận chuyển máu, máu tồn đọng lâu ngày đồng nghĩa với áp lực gia tăng lên tĩnh mạch càng lớn và gây nên các biểu hiện bất thường trên lâm sàng.
Quá trình này không hề xảy ra ngẫu nhiên mà chúng được hình thành và thúc đẩy cũng như bị tác động bởi rất nhiều nguyên nhân, điển hình là các nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: Khi già đi, các van trong tĩnh mạch trở nên kém hiệu quả, dẫn đến việc máu chảy ngược trở lại và gây suy giãn tĩnh mạch đùi
- Ngồi, đứng lâu: Người làm việc văn phòng, lái xe, giáo viên có thể trải qua áp lực lớn trên các tĩnh mạch do việc giữ nguyên 1 tư thế khi làm việc khiến tĩnh mạch suy yếu và giãn ra.
- Thiếu vận động: Không tập thể dục đều đặn có thể làm giảm khả năng tuần hoàn máu, gây ra suy giãn tĩnh mạch đùi.
- Các bệnh lý khác tác động: Tiểu đường, cao huyết áp đều gây hại cho tĩnh mạch khi khiến chúng giãn ra, mất đi sự đàn hồi vốn có.

- Béo phì: Người béo phì khiến tĩnh mạch chịu áp lực lớn từ lượng mỡ cơ thể gây nên bệnh.
- Thiếu chất xơ trong ăn uống: Chế độ ăn uống ít chất xơ có thể dẫn đến tăng cường áp lực trong tĩnh mạch do táo bón gây nên.
- Phụ nữ: Khi mang thai hay thay đổi nội tiết tố, phụ nữ thường gây áp lực lên tĩnh mạch vùng đùi từ đó hình thành bệnh.
- Yếu tố gen: Nếu người thân trong gia đình có vấn đề về tĩnh mạch, điều này có thể tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch đùi rất cao với cá nhân đó
- Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích: Những thứ này được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khiến suy giãn tĩnh mạch đùi hình thành, phát triển và gây ra các biến chứng lâm sàng.
Nắm rõ biểu hiện với từng giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch đùi
Biểu hiện đặc trưng của suy giãn tĩnh mạch đùi là sự hình thành và phát triển của những tĩnh mạch có kích thước lớn bất thường. Chúng có thể là những tĩnh mạch li ti mạng nhện có màu tím, đỏ hoặc các đường tĩnh mạch dạng khối dài ngoằn ngoèo.
Triệu chứng giai đoạn sớm của suy giãn tĩnh mạch đùi
Ở giai đoạn sớm của suy giãn tĩnh mạch đùi, người bệnh sẽ nhận thấy một số các triệu chứng bất thường như đau nhức, tê bì, chuột rút… nhưng không rõ.
Triệu chứng giai đoạn phát triển của suy giãn tĩnh mạch đùi
Ở giai đoạn phát triển, trên da bắt đầu xuất hiện các tĩnh mạch với kích thước nhỏ, li ti, sau đó lan ra phạm vi rộng hơn dưới mặt sau của đùi và tiếp tục phát triển theo thời gian.

Các triệu chứng tê bì, chuột rút ở giai đoạn này cũng trở nên rõ hơn, xuất hiện nhiều hơn và người bệnh cảm nhận được điều này rõ rệt. Tuy nhiên trong giai đoạn này tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường có xu hướng lúc nhẹ lúc nặng.
Chẳng hạn khi nhiệt độ môi trường nóng, triệu chứng tăng lên và mùa lạnh sẽ giảm bớt đi một chút hoặc triệu chứng cũng giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi và diễn ra khi đứng hoặc ngồi lâu. Đây cũng là một trong những đặc điểm đặc biệt giúp phân biệt suy giãn tĩnh mạch đùi với các bệnh lý thông thường khác.
Triệu chứng giai đoạn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch đùi
Đối với giai đoạn biến chứng, lúc này các triệu chứng thông thường như đau nhức, tê bì, chuột rút xuất hiện dày đặc kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Người bệnh bắt đầu có cảm giác châm chích mạch, ngứa ngáy và viêm loét cũng xuất hiện ở bất kể vị trí nào từ đùi cho đến bàn chân.
Lưu ý: Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch đùi sẽ tăng dần theo từng cấp độ để giúp người bệnh dễ hơn trong việc đánh giá mức độ bệnh bản thân đang đối diện. Và cũng dựa vào điều này mà bác sĩ đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp với từng tình trạng.

Trong trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đùi không được điều trị sớm để bệnh phát triển sang biến chứng, lúc này tĩnh mạch đã bị suy giảm chức năng rất nặng nề. Nếu tiếp tục trần trừ hậu quả sẽ rất khó lường. Một vài biện chứng nguy hiểm có thể xảy ra như vỡ tĩnh mạch, hình thành khối máu đông gây tắc động mạch phổi, lở loét diện rộng gây hoại tử chi…
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy đôi chân có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch đùi. Đồng thời tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp. Có thể là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hoặc can thiệp điều trị ngoại khoa mà bác sĩ chỉ định.
Có thể bạn quan tâm >>> Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không?
Bạn đã biết gì về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch đùi
Thông thường, để điều trị suy giãn tĩnh mạch đùi người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa kết hợp cùng lối sinh hoạt, ăn uống khoa học, cụ thể:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn
Người bệnh cần lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm có khoa học và có lợi cho sức khỏe tĩnh mạch. Như bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ quả và hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho tĩnh mạch như đồ ăn nhiều chất bảo quản, đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.

Người bị suy giãn tĩnh mạch đùi cần bổ sung thêm các thực phẩm chống viêm đến từ tự nhiên như lá diếp cá, nha đam, ớt chuông, măng tây…. và uống đủ nước, đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ cao. Đây là 1 trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch đơn giản nhưng hiệu quả.
Áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch đùi
Để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch đùi phát triển và tái phát người bệnh cần:
- Không đứng, ngồi lâu quá 30 phút mà nên thay đổi tư thế, đi lại thường xuyên
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Không làm việc quá nặng
- Tránh xa việc tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho tĩnh mạch như thuốc lá, rượu bia…
Điều trị chuyên khoa để trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch đùi
Điều trị bằng công nghệ y khoa như tiêm xơ, laser, keo sinh học là cách duy nhất để trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch đùi.

Các phương pháp này đều thực hiện việc phá huỷ chức năng tĩnh mạch suy giãn và đưa máu lưu thông sang tĩnh mạch khoẻ khác. Từ đó chặn đứng việc ứ đọng máu tiếp tục xảy ra. Tuỳ vào mức độ bệnh bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp.
Lưu ý:Bệnh nhân tránh nghe theo những lời mạch bảo trên mạng mà tự ý sử dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Việc sử dụng thuốc kê đơn cần được thực hiện sau khi thăm khám bệnh. Nếu bạn cố tình sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng liều dùng sẽ gây tác động và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan, thận về sau mà bệnh vẫn không thuyên giảm.
Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với cơ sở đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2016. Chỉ trong vài năm hoạt động với sự uy tín và hiệu quả trong việc điều trị giãn tĩnh mạch, An Viên đã nhanh chóng trở thành phòng khám cao cấp, tin cậy đạt chuẩn Quốc tế trên toàn quốc.

Với đội ngũ chuyên gia, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu thế giới. An Viên chắc chắn sẽ trở thành địa chỉ chăm sóc và điều trị giãn tĩnh mạch uy tín, hoàn hảo dành cho bạn và người thân khi có nhu cầu.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề suy giãn tĩnh mạch đùi. Để được tư vấn thêm cụ thể và đặt lịch thăm khám miễn phí. Liên hệ trực tiếp qua hotline của An Viên để được hỗ trợ.
CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
- Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
- Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
- Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng