Bệnh suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không là một câu hỏi cần được giải đáp cụ thể. Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng khi bị suy giãn tĩnh mạch thì không nên vận động. Vậy thực hư điều này có đúng không? Tất cả thông tin liên quan sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS-BS. Nguyễn Ngọc Thành, đang công tác tại phòng khám An Viên
Contents
Thông tin về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Trước khi giải đáp câu hỏi suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không thì người đọc nên có một số thông tin cơ bản về bệnh lý này.

Suy giãn tĩnh mạch được hình thành do sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch. cụ thể, hệ thống van tĩnh mạch thường sẽ đảm nhiệm các chức năng ngăn không cho dòng máu chảy ngược lại. Tuy nhiên, khi các van này bị tổn thương thì vai trò này không được bảo đảm. Máu bị ứ dồn lại gây ra hiện tượng trương phồng tĩnh mạch.
Biểu hiện điển hình của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như: đau nhức, tê buồn và có thể bị chuột rút bắp chân vào ban đêm. Thêm nữa, bệnh nhân có thể xuất hiện các dị cảm như ngứa châm chích, cảm giác bị kiến bò trong lòng bàn chân. Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch đơn giản nhất chính là các tĩnh mạch nổi rõ trên da, ngoằn ngoèo thành từng búi với các màu sắc xanh tím.
Giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không?

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân thường có triệu chứng đau nhức và nặng mỏi chân. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cho rằng đi bộ chỉ làm tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng hơn. Vậy như thế nào mới là cách làm đúng đắn? Bệnh suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không? Sau đây, BS. Thành sẽ chia sẻ cụ thể:
Đi bộ là một trong những cách tập thể dục chữa suy giãn tĩnh mạch chân và nâng cao sức khỏe. Nhiều bệnh nhân phát hiện ra mình mắc bệnh liền lập tức dừng việc đi bộ lại. Đây là một suy nghĩ sai lầm. – BS. Thành cho biết.
BS. Thành chia sẻ thêm, khi đi bộ, lực đẩy sẽ đẩy máu ở vùng phía dưới gót chân và vùng cẳng chân vào các tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân. Sau đó, thông qua động tác co cơ bắp chân mà đẩy máu vào tĩnh mạch vùng đùi. BS. Thành cũng đánh giá cao hiệu quả của quá trình bơm máu lên tĩnh mạch do sự co cơ khi đi bộ. Từ đó, máu được đẩy nhanh chóng về tim, tình trạng ứ đọng cũng được giảm. Đồng thời, giải phóng các áp lực ở các tĩnh mạch nông.

Cũng theo BS. Thành, khảo sát nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho thấy được cải thiện các biểu hiện khó chịu sau một thời gian đi bộ. Một vài báo cáo thống kê rằng, những người bị tĩnh mạch giãn mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút/ngày có nguy cơ bị biến chứng loét chân nhiều hơn những người thực hiện đều đặn.
Với những thông tin như vậy, suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không đã có câu trả lời. Chính vì vậy, các bác sĩ đầu ngành đã đưa ra lời khuyên cho người giãn tĩnh mạch là nên đi bộ thường xuyên. Đây cũng chính là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Tác dụng của đi bộ đối với suy giãn tĩnh mạch

Bệnh nhân đã nắm rõ được suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không. Để tăng tính thuyết phục, BS. Thành đã liệt kê ra một số công dụng hữu ích của đi bộ với bệnh lý:
- Cải thiện tuần hoàn máu: Đi bộ sẽ thúc đẩy dòng máu lưu thông nhanh hơn, cải thiện tình trạng máu ứ đọng ở các chi.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì là một trong những “thủ phạm” gián tiếp gây ra bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vừa phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch lại vừa nâng cao sức khỏe.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi cơ thể được đốt cháy lượng mỡ dư thừa, dòng máu được hỗ trợ tuần hoàn hiệu quả hơn. Do đó mà giấc ngủ đến với bạn một cách dễ dàng và sâu hơn.
- Thư giãn tinh thần: Những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch hẳn rất phiền não do những vết gân xanh đỏ xấu xí nổi trên da. Việc đi bộ giúp cải thiện tình trạng này, mang lại cảm giác tự tin hơn cho bệnh nhân. Đồng thời, khi bệnh nhân ngủ ngon hơn thì tâm trạng cũng sẽ tốt hơn.
Lưu ý khi bệnh nhân giãn tĩnh mạch đi bộ

Biết được suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không chỉ là một khía cạnh. Việc thực hiện đi bộ như thế nào để hiệu quả và mang lại tác dụng như ý mới là quan trọng. Dưới đây, BS. thành đã đề cập đến những lưu ý mà bệnh nhân cần nắm rõ nếu muốn việc đi bộ của minh diễn ra thuận lợi và hiệu quả:
- Chọn giày đi bộ vừa vặn và phù hợp.
- Ban đầu bệnh nhân nên đi từ từ sau đó mới tăng tốc độ. Tránh việc đi quá nhanh và bị quá sức.
- Duy trì tần suất đi bộ đều đặn.
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ.
- Có thẻ mang vớ y khoa trong quá trình tập luyện.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất
Có được đáp án của câu hỏi suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không từ các thông tin bên trên. Tuy nhiên, đi bộ chỉ là một phương pháp giúp giảm nhẹ các cơn đau do bệnh lý mang lại. Mà không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

Chính vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay như:
- Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN.
- Can thiệp Laser nội mạch ELVA.
- Bơm keo sinh học Venaseal PLUS.
Các phương pháp này được bệnh nhân lựa chọn nhiều do tỷ lệ thành công là 97%. Đồng thời, chúng an toàn và bảo đảm thẩm mỹ cho bệnh nhân. Phòng khám An Viên đang áp dụng 3 phương pháp này với những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Bệnh nhân nhanh chóng đặt lịch thăm khám để được hưởng những khuyến mãi lớn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về suy giãn tĩnh mạch đi bộ được không. Nếu có câu hỏi gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ phòng khám An Viên để được tư vấn MIỄN PHÍ.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng