Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên hiểu biết về căn bệnh này đối đối với mọi người khá khan hiếm. Do vậy Phòng Khám An Viên sẽ tổng hợp lại tất cả những điều cần biết về giãn tĩnh mạch chi dưới. Để giúp mọi người có thêm kiến thức trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Contents
- 1 Suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra với những ai?
- 2 Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
- 3 Làm sao để phát hiện suy giãn tĩnh mạch chân sớm
- 4 Có thể chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch bằng triệu chứng không?
- 5 Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có những phương pháp nào?
- 6 Suy tĩnh mạch chân nếu không điều trị có bị biến chứng gì?
- 7 Biện pháp nào có thể phòng ngừa, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra với những ai?
Suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở các đối tượng như: nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, giáo viên, công nhân may,… Bởi vì họ đều là những người bị hạn chế khả năng di chuyển phải đứng lâu, ngồi lâu một chỗ.
Chính vì tư thế đó, mà máu ở chân sẽ liên tục bị ứ đọng trong suốt 4-8 giờ đồng hồ. Từ đó các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch xảy ra với họ liên tục là một điều dễ hiểu.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Theo các số liệu thống kê hàng năm của Tổ chức y tế Thế giới WHO cho biết:
- 24% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính là do yếu tố di truyền
- 16% là do thói quen sinh hoạt hoặc do đặc thù công việc
- 16% là do chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ dẫn đến táo bón
- 20% do lớn tuổi
- 16% do giới tính
- 8% còn lại do các nguyên nhân khác như: Mang thai, béo phì, uống thuốc ngừa thai…

Làm sao để phát hiện suy giãn tĩnh mạch chân sớm
Các ca bệnh liên quan đến suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng và thắc mắc làm sao để có thể phát hiện ra được bệnh sớm?
Trả lời cho câu hỏi này Bs Nguyễn Hoàng Sơn cho biết: Cách duy nhất để người bệnh có thể phát hiện ra bệnh sớm đó là dựa vào các biểu hiện và các triệu chứng của bệnh như sau.
Ở giai đoạn đầu
- Người bệnh sẽ có cảm giác mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu
- Khi về chiều sẽ thấy chân bị sưng lên
- Về đêm sẽ xuất hiện các cơn chuột rút
- Các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo với các màu sắc xanh, tím xuất hiện dưới da dưới da
Ở giai đoạn tiếp theo
- Da có thể thay đổi màu sắc
- Xuất hiện vết chàm, loét da
- Chân bị sưng phù trầm trọng
Khuyến cáo:
Suy giãn tĩnh mạch rất hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác điển hình là xương khớp. Do vậy người bệnh cần lập tức đi thăm khám khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay thay đổi nào.
Có thể chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch bằng triệu chứng không?
Triệu chứng chỉ là một phần biểu hiện của cơ thể và không thể chẩn đoán bệnh chính xác qua các triệu chứng. Nhất là khi bạn không có kinh nghiệm và kiến thức về y tế.
Cách duy nhất để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh đó là nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Sau quá trình thăm khám lâm sàng và trao đổi với bệnh nhân. Bác sĩ sẽ nhờ đến kỹ thuật siêu âm doppler để quan sát và đo dung tích tĩnh mạch. Đây chính là biện pháp duy nhất có thể chẩn đoán chính xác về bệnh tình, cấp độ bệnh mà bạn đang đối diện.

Tham khảo ngay:
- Điều trị tiêm xơ tĩnh mạch An Viên – An toàn, hiệu quả.
- Can thiệp laser, RF – Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
- Phương pháp điều trị keo sinh học venaseal tại An Viên.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có những phương pháp nào?
Hiện nay có 4 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch đó là:
- Điều trị bằng nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân khi nhận thấy bệnh còn đang ở mức độ nhẹ nhàng
- Tiêm xơ tĩnh mạch, laser và keo sinh học là 3 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ 2 trở lên.
Cả 3 phương pháp này đều mang mang lại hiệu quả điều trị cao, không để lại sẹo, không gây đau đớn và bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường ngay sau can thiệp.
Suy tĩnh mạch chân nếu không điều trị có bị biến chứng gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loét chân, nhiễm trùng nặng, xuất huyết khối do vỡ tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch phổi… Đây đều là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

Biện pháp nào có thể phòng ngừa, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch chân
Theo TS, BS Nguyễn Ngọc Thành cho biết cách tốt nhất để phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch chân đó là:
- Cần duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục mỗi ngày, chế độ ăn uống hợp lý,…
- Thường xuyên đi lại hoặc áp dụng các bài tập tại chỗ nếu công việc có tính đặc thù phải ngồi lâu hay đứng nhiều.
- Tăng cường vận động chính là là phương pháp tốt nhất cho tĩnh mạch cho khí huyết lưu thông.
- Không ngâm chân nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch máu to hơn.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý nhất
- Ăn nhiều chất xơ
- Tránh sờ nắn vào các tĩnh mạch đã bị nổi lên trên da
Hy vọng với những thông tin chia sẻ của bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong phường ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ tại phòng Khám An Viên để được tư vấn thêm về tình trạng bệnh lý và các phương pháp điều trị nhé.