Gân xanh ở chân không chỉ khiến bạn mất đi vẻ thẩm mỹ mà những đường gân này còn có thể báo hiệu các bệnh lý mạch máu ở chân. Vậy 5 nguyên nhân hàng đầu gây nổi gân xanh ở chân là gì? Bài viết dưới đây An Viên sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Contents
5 nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi gân xanh ở chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi gân xanh ở chân. Trong đó phải kể đến 5 nguyên nhân hàng đầu như:
- Do cơ thể quá gầy
- Do da mỏng và trắng
- Do cơ thể liên tục lao động nặng trong thời gian dài
- Do tuổi già
- Do suy giãn tĩnh mạch.

Biểu hiện đi kèm tình trạng nổi gân xanh ở chân
Nổi gân xanh ở chân không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nặng nề, đau tức bởi các biểu hiện như:
- Nặng, mỏi chân đặc biệt là khi bạn đứng lâu, ngồi nhiều một tư thế
- Cảm giác đau tức bắp chân
- Có hiện tượng nóng rát lòng bàn chân
- Hay bị chuột rút về đêm
- Nổi gân tím ở chân
- Da mỏng nổi gân xanh

Cách chữa chân nổi gân xanh
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chân nổi gân xanh đó là tiêm xơ tĩnh mạch, laser và keo sinh học. Tùy thuộc vào mỗi cấp độ và kích thước của các đường gân xanh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Cơ chế hoạt động của 3 phương pháp này là tác động lên tĩnh mạch bị bệnh và làm vô hiệu hoá chúng khiến dòng màu không thể tiếp tục đi qua. Từ đó ngăn chặn triệt để tình trạng chân bị nổi gân xanh thường thấy.
Ngoài việc loại bỏ các triệu chứng nổi gân xanh do suy giãn tĩnh mạch. Các phương pháp này còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như độ an toàn cao, hạn chế biến chứng, thời gian điều trị ngắn và khả năng phục hồi nhanh chóng, ít gây đau đớn, không để lại sẹo. Sau khi điều trị bệnh nhân có thể về ngay và sinh hoạt, làm việc bình thường.

Xem thêm thông tin:
- ⇒ Cách điều trị chân nổi gân xanh
- ⇒ Chân nổi gân xanh có chữa được không?
- ⇒ Nổi gân xanh ở chân là bệnh gì?
- ⇒ Nổi gân xanh ở mắt cá chân
Cách phòng ngừa nổi gân xanh ở chân từ chuyên gia
Theo Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành cho biết nổi ngân xanh ở chân, tay là tình trạng khá phổ biến khá nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên mọi người đều có thể phòng ngừa sự xuất hiện của hiện tượng này nhờ vào việc xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý:

- Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin.
- Nên chăm chỉ tập thể dục thể thao với những bộ môn tạo sự mềm dẻo cho cơ thể như yoga, bơi,…
- Hạn chế đứng một chỗ quá nhiều nên bước nhỏ hoặc hoạt động vùng chân để giảm áp lực xuống hệ thống tĩnh mạch chân khi phải đứng quá lâu.
- Không nên thường xuyên mặc những loại quần áo bó sát chi dưới, gây tác động đến những đường tĩnh mạch dưới da.
- Không nên kê gối quá cao khi ngủ, nên kê thêm gối ở chân để chân cao hơn đầu tạo điều kiện cho dòng tĩnh mạch hoạt động thuận lợi hơn.
- Không nên tắm nước quá nóng và nên xối lại chân bằng nước lạnh sau khi tắm để giúp tĩnh mạch co lại, phục vụ cho quá trình vận chuyển máu trở về tim dễ dàng hơn.
Nếu cơ thể bạn có hiện tượng nổi gân xanh ở chân và có các biểu hiện bệnh đã đề cập trong bài viết, hãy gọi đến hotline 092.462.5678 để được các bác sĩ chuyên khoa An Viên tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí.