Nhận biết bệnh với hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất quan trọng để giúp bệnh nhân nhận biết rõ hơn các dấu hiệu. từ đó, có cách thức xử lý và phương pháp điều trị phù hợp. Nhằm đẩy lùi bệnh tật và trở về trạng thái bình thường. Sau đây là những thông tin chi tiết về hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới là gì?

Trước khi xem hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới,. chúng ta cần nắm rõ một số thông tin cơ bản cần biết về bệnh lý này. Đây là hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bệnh nhân tham khảo:

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chân thực chất là chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị giảm sút. Do đó, dẫn đến sự tích tụ máu đọng lại ở vùng chân. Từ đó, gây ra sự chuyển đổi về huyết động. Bệnh thường có quá trình tiến triển chậm, không rầm rộ, không quá tai hại nhưng gây ra sự cản trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Tĩnh mạch chi dưới gồm:

Tĩnh mạch nông: tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé.

Tĩnh mạch sâu: tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau.

Tĩnh mạch xuyên: nối các tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu với nhau.

Ai là người có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Đối tượng bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Xem được hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, điều tiếp theo bệnh nhân quan tâm là những đối tượng nào có nguy mắc phải. Đây là bệnh rất thường xuyên thấy. Trong đó,, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới, cụ thể là 3 lần. 

Bệnh được xác định là có mối quan hệ đến một số yếu tố gây tổn thương chức năng của các van một chiều. Những người có nguy cơ bị tổn thương van dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch là:

Những người làm việc, sinh hoạt trong một thời gian dài với một tư thế: phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, mang vác vật nặng, vận động ít… tạo cơ hội cho máu bị dồn xuống hai chân, dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch ở chân phải chịu nhiều áp lực, lâu dần các van tĩnh mạch một chiều chịu sự tổn thương nặng. Khi các van bị suy giảm chức năng sẽ cản trở dòng màu chảy bị ngược xuống dưới do trọng lực tác dụng lên, máu bị ứ trệ ở hai chân.

Phụ nữ mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, tiền mãn kinh, các hormone tác động đến hệ tĩnh mạch gây ra hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

Bệnh nhân thừa cân béo phì, táo bón kinh niên, tập thể dục ít, hút thuốc lá nhiều, chế độ ăn uống thiếu cân bằng ít chất xơ và vitamin… cũng gây tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. 

Phân độ hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới theo chuẩn CEAP

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
6 cấp độ của hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Xem thêm:

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn được chia theo các cấp độ. Cụ thể, các chuyên gia trị 

Độ 0: chưa có triệu chứng bệnh lý tĩnh mạch quan sát được hay cảm nhận được.

Độ 1: hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới giãn mao mạch hoặc lưới tĩnh mạch giãn với đường kính nhỏ hơn 3mm.

Độ 2: giãn tĩnh mạch với đường kính bắt đầu giãn rộng hơn, lớn hơn 3mm.

Độ 3: hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có sự phù chi dưới nhưng chưa có dấu hiệu biến đổi trên da.

Độ 4: loạn dưỡng da gây ra sự biến đổi rõ rệt trên sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da, …

Độ 5: hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới lúc này là sự biến đổi sắc tố da kèm vết loét đã lành.

Độ 6: biến đổi sắc tố da kèm vết loét đang tiến triển.

Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới

Nhận diện được hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh nên biết được các dấu hiệu sẽ giúp quá trình phát hiện và điều trị nhanh chóng hơn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát 

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • Chân bị mỏi và xuất hiện triệu chứng phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều.
  • Chuột rút bắp chân tăng nặng vào buổi tối.
  • Cảm giác dị cảm khó chịu như bị kim châm, kiến bò vùng cẳng chân về đêm gây rối loạn giấc ngủ cho người bệnh.
  • Xuất hiện hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới với nhiều mạch máu nhỏ li ti ở vùng chân, đặc biệt là ở cổ chân và bàn chân.

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn phát triển

  • Chân bị sưng phù, có thể ở mắt cá hoặc khu vực bàn chân.
  • Chuyển biến màu sắc da vùng cẳng chân.
  • Có thể thấy rõ nét các búi tĩnh mạch giãn rộng quan sát bằng mắt thường trên da.

Giai đoạn hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới biến chứng

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Cần thăm khám trước khi bệnh bị biến chứng
  • Viêm tĩnh mạch nông hình thành huyết khối và các cục máu đông.
  • Chảy máu do tình trạng giãn vỡ tĩnh mạch gây ra.
  • Nhiễm khuẩn vết loét. 

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Sau khi nhận biết được hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, điều tiếp theo mà bệnh nhân quan tâm chính là phương pháp điều trị bệnh lý như thế nào.

Các điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà: bệnh nhân nên nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, đồng thời đeo tất áp lực. Bên cạnh đó, hạn chế đứng trong thời gian dài, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn để cải thiện sức mạnh của đôi chân.

hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh nhân nên đeo vớ y khoa tại nhà

Tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp không thể can thiệp được vào gốc bệnh mà chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn các biện pháp điều trị khác bằng công nghệ y học hiện đại như: tiêm xơ tĩnh mạch, điều trị suy tĩnh mạch bằng tia laser, điều trị với keo sinh học Venaseal.

Phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch An Viên với quy trình thăm khám bài bản, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm được tu luyện từ nước ngoài, có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình lên phác đồ điều trị bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây thật sự là một trong những phòng khám tư nhân đáng tin cậy để bệnh nhân lựa chọn đến thăm khám và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Trên đây là những chia sẻ về hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đầy đủ và rõ ràng. Nếu đang nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch hãy liên hệ lập tức với An Viên để được tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn. 

TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH AI AI CŨNG NHẬN BIẾT ĐƯỢC

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: Coming soon !