Có khoảng 80% dân số trên thế giới đang đi vệ sinh sai cách. Đây tưởng chừng như việc làm hết sức đơn giản nhưng lại để lại rất nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe, điển hình là triệu chứng ngồi bồn cầu bị tê chân hình thành nên do thói quen ngồi bồn cầu sai cách.

Cùng theo dõi nội dung của bài viết dưới đây của phòng khám An Viên để xem bạn đã ngồi đúng nguyên tắc đi vệ sinh chưa. Để kịp thời chỉnh sửa sao cho phù hợp nhé.
Contents
- 1 Ngồi bồn cầu bị tê chân – Hình thành do thói quen ngồi bồn cầu sai cách
- 2 Cách ngồi bồn cầu đúng cách để tránh bị tê chân?
- 3 Tại sao cần áp dụng tư thế ngồi bồn cầu đúng cách
- 4 Những thói quen nào cần phải được loại bỏ khi đi bồn cầu
- 5 Mách bạn 3 cách đi vệ sinh dễ dàng và tình được tình trạng táo bón
Ngồi bồn cầu bị tê chân – Hình thành do thói quen ngồi bồn cầu sai cách
Ngồi bồn cầu bị tê chân thường được hình thành do thói quen ngồi bồn cầu sai cách liên tục tiếp diễn trong một dài. Những thói quen này chắc chắn, sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và có nguy cơ đối diện với các bệnh lý về xương chậu, nhiễm trùng, bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, bệnh táo bón.
Ngồi bệt
Ngồi bệt lên bồn cầu là sai lầm điển hình khi đi vệ sinh mà ai cũng mắc phải. Khi đi vệ sinh mà ngồi bệt quá lâu, nhất là với những người có tiền sử bệnh về tiền đình, có thể khiến cơ thể bị choáng váng khi đứng lên đột ngột.

Ngoài ra, nếu không thay đổi thói quen ngồi này, bạn sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh đường ruột, viêm ruột, táo bón, thoái hóa các khớp xương…. Thậm chí là ung thư ruột kết do ngồi bệt đi bồn cầu liên tục trong thời gian dài.
Chân không có điểm tựa
Chân không có điểm tựa là nguyên nhân thứ hai gây nên triệu chứng ngồi bồn cầu bị tê chân. Có thể nói tư thế ngồi thẳng lưng chân chạm đất là tư thế thường ngồi đi vệ sinh của rất nhiều người. Tư thế này sẽ khiến cho toàn bộ các tĩnh mạch ở vùng khoang chậu bị cản trở, khiến bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, nếu cơ thể duy trì tư thế này lâu sẽ khiến vùng chân bị tê bì, nhức mỏi, thậm trí còn gây ra các bệnh lý viêm nhiễm. Để giảm áp lực lên vùng xương chậu khi đi vệ sinh với tư thế này, bạn có thể lấy một chiếc ghế nhỏ để kê dưới chân.
Ngồi chồm
Ngồi chồm không chỉ khiến cơ thể dễ dàng đối mặt với triệu chứng ngồi bồn cầu bị tê chân mà còn gây nên hiện tượng tê 1 bên chân do áp lực đè nén lên phần xương chậu và thành ruột già.
Xem thêm>>> Cách làm hết nhức bắp chân

Ngoài ra, cách ngồi này còn gây áp lực lên các cơ, khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái thiếu máu. Điều này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái “ choáng” và té ngã lập tức sau khi đứng dậy.
Cách ngồi bồn cầu đúng cách để tránh bị tê chân?
Để tránh tình trạng ngồi bồn cầu bị tê chân, bạn cần đảm bảo việc bản thân đã ngồi đúng tư thế và phải thật thoải mái trong tư thế này để tránh gây nên những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Cách ngồi bồn cầu đúng cách để tránh bị tê chân như sau:

Khi ngồi bồn cầu bạn nên nghiêng nhẹ mình về phía trước và đặt một chiếc ghế nhỏ dưới dân để tạo thành góc 35 độ. Cách ngồi này đã được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng khi ngồi vệ sinh để giữ gìn sức khỏe, tránh các mầm mống gây bệnh cho cơ thể khi ngồi bồn cầu sai cách.
Tại sao cần áp dụng tư thế ngồi bồn cầu đúng cách
Tại sao khi đi vệ sinh cần ngồi đúng cách? Trả lời về câu hỏi này, Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành cho biết:
Ngồi bồn cầu đúng cách sẽ giúp mang đến sự thoải mái cho việc co cơ của hệ thống cơ trong cơ thể. Ngoài ra, còn giúp cơ thể tránh được các bệnh lý như bệnh trĩ, báo bón, các bệnh về khung xương chậu, nhiễm trùng tiết niệu, suy giãn tĩnh mạch…
Bên cạnh đó, khi ngồi bồn cầu đúng cách bạn sẽ tránh việc gây áp lực lên thành ruột già và xương chậu. Điều này sẽ giúp bạn đi vệ sinh được nhanh chóng hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn tránh phải đối diện với tình trạng ngồi xổm bị tê chân hay ngồi bị tê chân trái khi ngồi quá lâu.
Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc ngồi bồn cầu đúng tư thế sẽ giúp bạn thư giãn và mang đến sự thoải mái hơn khi đi vệ sinh.
Những thói quen nào cần phải được loại bỏ khi đi bồn cầu
Ngoài việc ngồi bồn cầu đúng cách để tránh bị tê chân thì bạn cũng cần loại bỏ những thói quen xấu trong khi đi vệ sinh dưới đây. Chúng tôi tin rằng chắc chắn ai trong chúng ta cũng “vô tình” pham phải những thói quen xấu này mà không hề hay biết.
Vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại
Thói quen vừa đi vệ sinh vừa điện thoại hoặc thậm trí là đọc báo là thói quen mà hầu như ai cũng mắc phải mà không biết đây là việc cực kỳ tệ hại ảnh hưởng cho sức khỏe.

Bạn chắc chắn hiểu rằng trong nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy khi bạn càng ngồi lâu trong nhà vệ sinh càng đồng nghĩa với việc thời gian bạn tiếp với vi khuẩn càng nhiều. Đây cũng chính là cơ hội để những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể bạn tạo nên nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Ngoài ra khi bạn vừa đọc báo hay xem điện thoại vừa đi vệ sinh sẽ làm việc vệ sinh mất nhiều thời gian hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây rối loạn bài tiết, tác động xấu tới hệ tiêu hoá của bạn.
Vi khuẩn trong nhà vệ sinh sẽ bám vào báo, điện thoại mà bạn không thể dễ dàng vệ sinh chung như khi rửa tay bình thường được. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn đeo bám bạn dai dẳng mà bạn không hề hay biết.
Dùng giấy quá nhiều sau khi đi vệ sinh
Nếu sử dụng giấy quá nhiều để vệ sinh sẽ gây kích ứng, trầy xước cho da và gây viêm nhiễm cho đường tiết niệu.

Cách tốt nhất để bạn tránh đối diện với trường hợp này là dùng vòi xịt xịt qua rồi lau khô lại bằng với giấy để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Thời gian cho việc đi vệ sinh quá lâu
Các chuyên gia cho biết thời gian dành cho việc đi vệ sinh là từ 3-5 phút. Tuy nhiên hiện nay có thể là do từ thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, xem điện thoại hoặc do bệnh lý nào đó điển hình là trĩ làm cho việc đi vệ sinh khó khăn và tốn thời gian hơn.

Cách khắc phục duy nhất cho trường hợp này là bạn nên loại bỏ hẳn thói quen xem điện thoại hay đọc báo khi vệ sinh. Ngày ra, nếu đang có nguy cơ bị đối diện với bệnh trĩ bạn có thể bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn. Đây cũng chính là việc mẹo chữa tê chân do đi bồn cầu sai cách hiệu quả.
Mách bạn 3 cách đi vệ sinh dễ dàng và tình được tình trạng táo bón
Ngày nay, với việc ăn uống kém điều độ và sinh hoạt thiếu khoa học, đã khiến cho nhiều người phải đối diện với tình trạng táo bón triền miên. Chính vì vậy, An Viên sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo giúp bạn có thể đi vệ sinh một cách dễ dàng hơn.

Uống nước ấm để dễ đi vệ sinh hơn
Việc cơ thể hấp thu nước sẽ giúp khởi động quá trình co bóp ở ruột được trôi chảy để góp phần kích thích ruột được thúc đẩy các chất thải đi xuống trực tràng nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng: Thành phần caffeine có trong cà phê sẽ giúp thúc đẩy và kích thích sự co bóp của ruột hiệu quả hơn tới 65% so với cà phê không chứa caffeine.

Vì vậy, bạn nên thử uống những loại thức uống ấm kết hợp với cà phê khoảng 30 phút trước khi vệ sinh. Đây là khoảng thời gian cần thiết để thức uống kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Thậm chí với một số người quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng hơn.
Nếu bạn không thích sử dụng cafe thì một gợi ý sáng giá dành cho bạn là bạn có thể pha một cốc ngũ cốc ấm để uống. Ngũ cốc là thực phẩm giàu chất xơ nên sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Xem thêm: Bị chuột rút thiếu chất gì?
Đi vệ sinh vào mỗi sáng
Đi vệ sinh vào mỗi sáng là thói quen tốt được các chuyên gia khuyến khích nên áp dụng để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
Hay nói cách khác đại tràng là cơ quan khá đặc biệt, chúng dễ bị kích thích vào buổi sáng nên sau khi bạn thức dậy, đại tràng sẽ lập tức thực hiện việc co bóp và sẽ truyền tín hiệu đến não bộ nhắc nhở bạn đi vệ sinh. Đây cũng là lý do giải thích cho việc tại sao bạn luôn buồn đi vệ sinh vào buổi sáng.

Vốn dĩ cơ thể cũng giống như cỗ máy được xây dựng với các chức năng nhất định. Do vậy nếu như bạn có thể thực hiện những chức năng ấy theo đúng giờ đã thiết lập thì chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Nhưng ngược lại nếu bạn cố tình lờ đi những tín hiệu này thì cơ thể cũng sẽ không phát ra những tín hiệu này nữa. Khiến cho cơ thể không còn cảm giác đi vệ sinh và đương nhiên chứng đầy hơi chướng bụng sẽ liên tục vì vậy mà kéo đến.
Vì vậy hãy cố gắng duy trì thói quen đi vệ sinh vào sáng sớm đều đặn mỗi ngày trước khi bắt đầu công việc để giúp việc bạn nhé.
Massage vùng đáy chậu
Massage vùng đáy chậu là cách làm dân gian được nhiều người thường truyền tai nhau áp dụng khi bị táo bón.

Vùng đáy chậu là bộ phận nằm trung gian giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Massage vùng đáy chậu sẽ giúp việc đi vệ sinh không còn gặp trở ngại nữa.
Các bác sĩ đã khuyến nghị rằng: Cách tự xoa bóp, massage vùng đáy chậu được ghi nhận là có tác dụng phá vỡ đi các khối phân cứng trong cơ thể đồng thời nới lỏng cơ và kích thích các dây thần kinh nắm giữ vai trò về hoạt động của ruột. Nhờ vậy mà giúp giảm bớt chứng táo bón dai dẳng.
Cách massage vùng đáy chậu: Bạn có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng đáy chậu theo chiều kim đồng hồ từ hố chậu phải hướng lên trên sang trái rồi xuống dưới . Việc này sẽ lập tức giúp kích thích ruột tránh táo bón hiệu quả tức thì.
Trên đây là những chia sẻ của An Viên về việc ngồi bồn cầu bị tê chân. Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong phòng ngừa và khắc phục việc bị tê chân khi ngồi bồn cầu nhé.