4 bước ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách cần biết?

Ngâm chân là một trong những phương pháp được áp dụng từ lâu đời. Vậy ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có nên không? Có hiệu quả thật không? Và ngâm chân như thế nào cho đúng? Đây đều là những thắc mắc “kinh điển” của bệnh nhân khi bị giãn tĩnh mạch. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Bạn biết gì về bệnh giãn tĩnh mạch chân?

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Nhận thức đúng về bệnh giãn tĩnh mạch

Trước khi tìm hiểu cách thực hiện ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch chuẩn xác, cùng nhận thức đúng về bệnh lý này.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng mà các tĩnh mạch bị bất thường và không đẩy máu trở lại tim như bình thường. Một số nguyên nhân chính gây ra suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền.
  • Thay đổi hormone.
  • Thừa cân béo phì.
  • Mang thai.
  • Tuổi tác.
  • Rượu bia, chất kích thích.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Bên cạnh đó, giãn tĩnh mạch chân còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: sưng, đau, nặng mỏi, tê bì, chuột rút về đêm,.. Gây suy giảm chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân cũng như kéo theo sự giảm sút tinh thần và sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày.

Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?

Ngâm chân là một phương pháp truyền thống được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng suy giãn tĩnh mạch từ lâu đời. Hiệu quả của ngâm chân đã được nhiều người bệnh xác nhận và được các chuyên gia y tế đánh giá cao trong việc giúp cải thiện sức khỏe và giảm bớt cảm giác khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra. 

Lợi ích ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Lợi ích của việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là những lợi ích lý giải tại sao nên chọn ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch:

Giảm sưng tấy: Nên chọn ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch bởi vì phương pháp này giải phóng sự tắc nghẽn và tăng cường lưu thông máu. Từ đó, giúp giảm sưng đau chân.

Nâng cao tuần hoàn máu: Khi ngâm chân sẽ tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt sự nặng mỏi, mệt mỏi do suy giãn tĩnh mạch. Hơn nữa, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu

Thư giãn cơ bắp: Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt căng nhức, giúp chân cảm thấy thoải mái hơn.

Mặt khác, nếu ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch đi kèm cùng các loại thuốc hoặc kem trị suy giãn tĩnh mạch có thể giúp làm mở các lỗ chân lông và làm cho da mềm mại hơn, tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu quả của các loại thuốc và kem. Nhưng không nên sử dụng các sản phẩm này một cách bừa bãi, cần có hướng dẫn hoặc chỉ định từ chuyên gia y tế.

Người bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không?

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Người bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không?

Khi ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh thường đặt câu hỏi liệu nên sử dụng nước nóng hay lạnh để hiệu quả tốt nhất. Nên ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch bằng nước nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch của từng người. Ngoài ra, còn có thể cần tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Tuy nhiên không nên ngâm chân bằng nước nóng. Việc ngâm chân nước nóng sẽ thúc đẩy sự giãn nở của các tĩnh mạch do gặp nhiệt độ cao.

Mặt khác, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch bằng nước lạnh có tác dụng làm co các mạch máu và giảm sưng tấy. Nước lạnh cũng có tác dụng xoa dịu các triệu chứng viêm loét và giải phóng áp lực lên các tĩnh mạch đang bị đè nặng.

Cách thực hiện ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Hướng dẫn 4 bước ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách, hiệu quả nhất

Thực hiện ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nước ngâm, pha mức nước vừa đủ trong chậu hoặc thau phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh chân sạch sẽ để tăng hiệu quả ngâm chân.

Bước 3: Ngâm chân trong vòng 15 phút trước khi ngủ. Bệnh nhân có thể kết hợp xoa bóp tĩnh mạch nhẹ nhàng cùng các loại tinh dầu chuyên dụng.

Bước 4: Lau khô và thư giãn.

Lưu ý: Không nên ngâm chân nước nóng, sử dụng nước lạnh nhiệt độ vừa phải từ 5-15 độ

Thời gian và tần suất ngâm chân có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cảm giác của từng người. 

Thời gian ngâm chân: Ngâm chân trong khoảng 15-20 phút là thời gian vừa đủ. Giúp cơ bắp thư giãn và giảm bớt cảm giác nặng mỏi và tê bì.

Tần suất ngâm chân: Nên ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch từ 2-3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu cảm giác nhức chân và sưng tấy không giảm, bạn có thể tăng tần suất lên 4-5 lần mỗi tuần.

Sử dụng các loại tinh dầu bổ sung trong ngâm chân

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Nên kết hợp ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch với các loại tinh dầu hoặc nguyên liệu tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả

Để tăng cường ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả nhất, người ngâm nên kết hợp thêm một số sản phẩm hỗ trợ như:

  • Muối biển
  • Nước hoa hồng
  • Tinh dầu

Tinh dầu có tác dụng làm dịu, thư giãn cơ bắp và giúp giảm cảm giác nặng mỏi, đau chân.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại tinh dầu để ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch, nên tham khảo ý kiến ​​từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nhằm đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe và không gây dị ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Tóm lại, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Việc chuẩn bị và thực hiện đúng cách, tần suất và thời gian phù hợp, cùng với việc kết hợp sử dụng các loại tinh dầu bổ sung, sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người bị suy giãn tĩnh mạch.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia cho người suy giãn tĩnh mạch

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Lời khuyên của chuyên gia cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Xem thêm: >> cách chữa suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh phương pháp ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch, việc áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà khác hoặc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. 

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch:

Bổ sung chất xơ và Flavonoid: Một thực đơn ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn hỗ trợ sức khỏe tĩnh mạch. Flavonoid, một loại hợp chất có rất nhiều trong các loại trái cây như quả mâm xôi, quả lựu, cam, chanh, có khả năng làm bền thành mạch và giảm tình trạng viêm nhiễm.

Mang vớ y khoa: Mang vớ y khoa có áp lực giúp kích thích lưu thông máu trong các tĩnh mạch bị suy giãn. Vớ y khoa giúp làm giảm sưng tấy, tê bì và đau chân. Tuy nhiên, trước khi chọn và sử dụng vớ y khoa, nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe và mức độ suy giãn tĩnh mạch của bạn.

Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân đơn giản như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, hoặc yoga đều đặn giúp tăng cường cơ bắp chân và đẩy nhanh khả năng tuần hoàn máu. 

Nâng cao chân: Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, hãy nâng cao chân lên bằng cách đặt gối dưới chân hoặc sử dụng gối đặt dưới chân khi nằm. Thêm nữa, tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch nên nằm nghiêng qua bên trái để giảm áp lực trong các tĩnh mạch.

Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng lành mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và thường xuyên vận động giúp giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là thăm khám thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng suy giãn tĩnh mạch và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Việc tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Hiện nay, chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên đang tổ chức thăm khám MIẾN PHÍ 100% cho toàn bộ bệnh nhân vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8h30 đến 16h00. Bệnh nhân có nhu cầu hãy nhanh chóng đăng ký qua tổng đài 092.462.5678 để được giữ suất sớm nhất.

Trên đây là chia sẻ về 4 bước ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả từ chuyên gia. Truy cập vào trang web An Viên để được cập nhật các tin tức mới nhất về suy giãn tĩnh mạch.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]

Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10

Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân

Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng

5 cách chữa giãn tĩnh mạch từ “phương thuốc” tự nhiên

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN