Nặng chân, tê bì chân là cảm giác nhiều người hay gặp phải, gây khó chịu. Tình trạng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng vận động. Cùng An Viên tìm hiểu về chứng nặng chân là bệnh gì nhé?

Contents
Nặng chân là bệnh gì? – Cảm giác tê bì, nặng chân là như thế nào?
Tê bì tay chân là tình trạng tay chân bị rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn. Hiện tượng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường như kim châm dưới gan bàn chân. Nặng hơn người bệnh còn có thể có cảm thấy đau buốt, nhức, có khi còn liệt chi. Ngoài ra tê chân còn có cảm giác ngứa râm ran xuất hiện ở phần đùi, chân và mông.
Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến chứng tê bì, nặng chân
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến chứng tê chân mà chúng tôi đã tổng hợp lại được.
- Làm việc không khoa học
- Bê vác vật nặng, ngồi, đứng, giữ một tư thế quá lâu
- Sinh hoạt không khoa học, nằm nghiêng người, gối quá cao, đi giày cao gót thường xuyên.
- Thần kinh bị tổn thương do tai nạn, va chạm cũng dẫn đến tê chân.

Dấu hiệu bệnh lý của biến chứng nặng chân
Nếu tình trạng nặng chân, hiện tượng máu dồn xuống chân diễn biến lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên chú ý. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm, nếu không điều tị sớm sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
- Thấy tê, nặng hai chi lâu ngày,không có dấu hiệu không thuyên giảm
- Chân bị phù vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút, thường xuất hiện về đêm và tối.
- Cảm giác hai chân tê rần, tê lâu trong vài giờ.
- Da chân xuất hiện búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da, da chân biến đổi màu sắc.
- Xuất hiện vết loét to và nhỏ trên bề mặt da chân.
- Chân có cảm giác mỏi.
Nếu người bệnh mắc những biến chứng trên rất có thể đang mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Để chắc chắn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được điều trị sớm.

Một vài phương pháp can thiệp điều trị chứng suy van tĩnh mạch hiệu quả
Như đã nói nói ở phần trên, bạn cũng đã hiểu được biến chứng nặng chân là bệnh gì? Cách chữa máu dồn xuống chân? Một trong các biến chứng là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, với những cấp độ khác nhau. Sau đây An Viên xin chia sẻ 3 phương pháp điều trị hiệu quả chứng bệnh này.
Phương pháp dùng keo sinh học Venaseal
Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay với mức phí hơi cao nhưng hiệu quả nhanh chóng. Tỷ lệ thành công lên giảm đến 96,8% biến chứng tĩnh mạch sau 1 lần điều trị. Bệnh nhân không cần đeo tất áp lực và sinh hoạt bình thường. Điều trị bằng keo sinh học Venaseal, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, không bị khó chịu.

Can thiệp bằng sóng cao tần, tia laser nội mạch
Bác sĩ sẽ sử dụng nhiệt từ tia laser để loại bỏ dòng trào ngược tại những tĩnh mạch bị bệnh. Tình trạng máu ứ đọng tại tĩnh mạch bị suy sẽ không còn, biến chứng sẽ được cải thiện.Ưu điểm khi dùng tia laser đó là loại bỏ 95% tĩnh mạch suy giãn, giảm thiểu các biến chứng.

Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch
Bác sĩ sẽ tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch nông ở chân của người bệnh. Chất gây xơ có tác dụng khiến hai thành tĩnh mạch bị viêm dính làm một. Điều này sẽ ngăn chặn dòng máu không tiếp tục chảy qua, cải thiện tình hình tĩnh mạch đang bị suy.
Vừa rồi là những chia sẻ các thông tin của An Viên về biểu hiện nặng chân là bệnh gì ? Người bệnh có thắc mắc cần được tư vấn và đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1800.0086.