Rất nhiều trường hợp bị tê tay chân sau khi ngủ dậy, mỏi chân trong lúc ngủ. Cảm giác nhức mỏi kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc. Nhiều người thắc mắc liệu mỏi chân khi ngủ có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không? Hôm nay An Viên xin chia sẻ một vài thông tin về chứng tê tay chân khi ngủ để quý bạn đọc nắm được.
Contents
Đi tìm nguyên nhân mỏi chân khi ngủ dậy
Việc ngủ dậy bị tê tay chân, nhức mỏi có rất nhiều nguyên nhân. Ngoài việc ngủ sai tư thế, stress thì mỏi chân khi ngủ còn là dấu hiệu của bệnh lý. Các bạn nên quan sát kỹ từng biểu hiện để tìm ra được nguyên nhân và có phương pháp điều trị. Sau đây là vài nguyên nhân chủ yếu mà quý bạn đọc nên lưu tâm.
- Tuổi tác: Ở người cao tuổi thì việc các cơ và khớp xương không còn linh hoạt là điều tất yếu. Bởi lúc này các khớp xương bị khô, chức năng bị suy giảm dẫn đến nhức mỏi tay chân. Hiện tượng này sẽ xuất hiện thường xuyên khi họ ngồi quá lâu hoặc vừa mới ngủ dậy.

- Chấn thương, hoạt động mạnh: Việc cơ thể hoạt động mạnh như đá bóng, chạy bộ cũng sẽ khiến chân bị tê nhức. Bởi sau thời gian dài, các cơ hoạt động trở lại với cường độ cao sẽ nhanh nhức mỏi.
- Dấu hiệu ‘’ hệ miễn dịch ‘’ kém: Nếu không phải hai dấu hiệu trên, có thể cơ thể bạn đang thiếu canxi, vitamin D. Tình trạng loãng xương ở nhiều người là do thiếu hai chất này. Ban đầu chỉ là nhức mỏi sau khi ngủ dậy nhưng lâu dần, mỏi chân khi ban đêm ngủ.
Dấu hiệu bệnh lý khi bị đau mỏi chân khi ngủ về đêm
Nếu bị đau nhức tay chân không nằm trong những nguyên nhân trên đó có thể là dấu hiệu bệnh lý. Bốn nhóm bệnh khi bị mỏi chân khi ngủ về đêm đó là bệnh mạch máu, xương khớp, bệnh thần kinh và điển hình là bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Suy giãn tĩnh mạch: Tê nhức tay chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu điển hình của suy tĩnh mạch. Nguyên nhân là do tình trạng máu bị ứ đọng tại các tĩnh mạch tĩnh mạch làm máu không thể lưu thông và tuần hoàn đến các cơ quan được. Dẫn đến các chi bị tê nhức và mỏi.
- Bệnh mạch máu: Có thể kể đến như bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, suy giãn tĩnh mạch, nhiễm trùng,… Trong đó, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh gặp khó khăn. Cảm giác tê chân tay, nhức mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt.
- Bệnh xương khớp: Khi dịch khớp bị khô sẽ gây nên những tiếng răng rắc do đầu xương bị nứt ở đầu xương. Tuy nhiên gây đau đớn hơn là bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh nặng hơn dễ bị biến chứng biến dạng khớp ở bàn ngón chân.
- Bệnh thần kinh: Triệu chứng là tình trạng chân tay co giật, người bệnh không kiểm soát được.

Các dấu hiệu mỏi chân khi ngủ cần tới gặp bác sĩ để thăm khám
Một vài dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bởi khi phát hiện bệnh lý sớm thì thời gian chữa trị sẽ nhanh và khả năng hồi phục sẽ tốt hơn.
- Triệu chứng tê nhức ở tay chân kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thời gian đau từ 5 ngày trở lên thì các bạn nên đi thăm khám.
- Cơn đau kéo dài kèm chán ăn, cơ thể khó chịu, mệt mỏi.
- Sốt trên 38 độ C và cơ đau không thuyên giảm.
- Cơn đau nhói đột ngột mà không phải do vận động nặng hoặc chấn thương.
- Người có bệnh nền là đái tháo đường hoặc tăng huyết áp đi kèm cơn đau.

Tham khảo thêm:
- ⇒ Thực hư có nên chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà
- ⇒ Hỏi đáp: Điều trị bệnh tĩnh mạch An Viên ở đâu? Có tốt không?
- ⇒ Chuột rút ban đêm là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên – Địa chỉ điều trị suy giãn tĩnh mạch uy tín
Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên nơi điều trị suy giãn tĩnh mạch cùng các chuyên gia đầu ngành. Đến với An Viên, người bệnh hoàn toàn yên tâm về việc điều trị. Đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao đến từ những bệnh viện hàng đầu cả nước. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tận tình, trang thiết bị hiện đại giúp người bệnh điều trị hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám An Viên về tình trạng mỏi chân khi ngủ. Để hỗ trợ thêm bất cứ thông tin gì. Vui lòng liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 18000086 để được tư vấn cụ thể.